Vận dụng một số trò chơi gây hứng thú cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với chữ cái có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái tiếng Việt theo kiểu mẫu in thường và viết thường. Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có
chủ định cho trẻ. Ngoài ra, giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và vận dụng linh hoạt các phương pháp để truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới đối với môn làm quen chữ cái, đây là một yêu cầu hết sức thiết thực trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi giáo viên đều thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ và giúp trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Trẻ được tích cực tham gia hoạt động trong học tập, vui chơi thông qua hoạt động làm quen chữ cái sẽ giúp trẻ mạnh dạn hơn, thông minh hơn khi tiếp cận với các môn học khác. Đó cũng là tiền đề giúp trẻ vào học lớp 1 ở trường Tiểu học một cách tốt nhất.
Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy. Giờ học không còn nặng nề, nhàm chán như trước đây. Với phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
Tuyên truyền sâu rộng đến các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non... bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.Nhìn những trẻ đang dần lớn lên trong vòng tay của cô, sự hồn nhiên, ngây thơ thật đáng yêu của chúng luôn là nguồn động viên để tôi tìm tòi, sáng tạo trong quá trình dạy học giúp trẻ hứng thú ham thích học đồng thời tích lũy được một phần kiến thức bước đầu về cách đọc, viết chuẩn bị tâm thế vững chắc cho trẻ vào lớp 1
Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mầm non, bản thân tôi nhận thấy đây là một bài học giúp tôi có một kiến thức vững vàng làm hành trang cho mình để bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới giáo dục hiện nay trong đó có Giáo dục mầm non.
Tôi sẽ tiếp tục cố gắng trau dồi chuyên môn để tiếp tục đưa ra các biện pháp giúp trẻ làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với thực tế địa phương , của lớp mình để phát huy tính tích cực độc lập của trẻ.
2. Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục:
Cần chọn những sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập.Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu. Cần có thêm tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho chương trình.
- Đối với nhà trường:
Cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn những mặt hạn chế, luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề làm quen với chữ viết để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
- Đối với giáo viên:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ.
Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Làm quen chữ cái mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả.
Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy.
Băng ADrênh, ngày 06 tháng 03 năm 2018 Người viết
Đỗ Thị Thùy Trang NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG Số trang
I Phần mở đầu Trang 1
1 Lý do chọn đề tài Trang 1- 2
2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Trang 3
3 Đối tượng nghiên cứu Trang 3
4 Giới hạn của đề tài Trang 3
5 Phương pháp nghiên cứu Trang 3-4-5
II Phần nội dung Trang 5
1 Cơ sở lí luận Trang 5- 6
2 Thực trạng Trang 6,7,8
3 Nội dung và hình thức của giải pháp Trang 9
a Mục tiêu của giải pháp Trang 9
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp Trang 9->24 c Mối quan hệ giữ các giải pháp, biện pháp Trang 25 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Trang 25->29
III Phần kết luận, kiến nghị Trang 29
1 Kết luận Trang 29-30
2 Kiến nghị Trang 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO