III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4. Hiệu quả của đề tài
Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: sự đầu tư cho bài giảng của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ học.
Những tiết học mà giáo viên có đầu tư tìm tòi, bổ sung tư liệu, biết khai thác tư liệu hợp lí thì học sinh học tập với thái độ hào hứng, sôi nổi hơn. Mặt khác, học sinh cũng rất nhiệt tình, háo hức và tự giác trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết học. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng kết hợp những phương pháp sử dụng tư liệu kể trên trong một số giờ đọc- hiểu văn bản văn học.
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức kiểm tra, đánh giá. Sau đây là kết quả đối chiếu trước và sau khi sử dụng 3phương pháp nêu trên:
* Bảng 1: Số liệu khi chưa áp dụng đề tài (Không sử dụng tư liệu dạy học) Lớp Sĩ
số
Kết quả tham gia hoạt động của HS
Kết quả nhận thức của học sinh Số học
sinh nhận thức tốt
Số học sinh nhận thức khá
Số học sinh nhận thức TB
Số học sinh nhận thức yếu
Tích cực, hứng thú.
Không tích cực, hứng thú.
LS % SL % SL % SL %
10C 35 10 25 3 8,6 15 42,8
5 15 42,8 2 5,7
10D 36 8 28 2 5,6 16 44,4 15 41,7 3 8,3
12A 34 3 31 1 2,9 7 20,6 20 58,8 6 17,7
12B 34 5 29 4 11,8 11 32,3 17 50 2 5,9
Tổng 139 26 113 10 7,2 49 35,2 67 48,2 13 9,4
* Bảng 2: Số liệu sau khi áp dụng các biện pháp của đề tài (sử dụng tư liệu dạy học).
Lớp Sĩ số
Kết quả tham gia hoạt động của HS
Kết quả nhận thức của học sinh Số học
sinh nhận thức tốt
Số học sinh nhận thức khá
Số học sinh nhận thức TB
Số học sinh nhận thức yếu Tích
cực, hứng thú.
Không tích cực, hứng thú.
LS % SL % SL % SL %
10C 35 28 7 10 28,6 15 42,8 10 28,6 0
10D 36 23 13 8 22,2 16 44,4 11 30,6 1 2,8
12A 34 20 14 3 8,9 15 44,1 15 44,1 1 2,9
12B 34 30 4 5 14,7
20 58,
8 9 26,
5 0
Tổng 139 101 38 26 18,7
66 47,
5 45 32,4
2 1,4 Qua kiểm tra đánh giá, điều tôi rất phẩn khởi là tất cả các học sinh đều tích cực tham gia, kể cả học sinh yếu kém. Các em thích phát biểu bài, theo dõi bài chăm chú hơn ; tình trạng một số em lơ là, uể oải hoặc thiếu hứng thú đã được khắc phục vì được tham gia một tiết học như thế.
Căn cứ vào 2 bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài cho thấy: số học sinh có nhận thức, tư duy tốt tăng từ 10 học sinh lên 26 học sinh ; số học sinh có nhận thức, tư duy khá tăng từ 49 lên 66 học sinh; số học sinh có nhận thức, tư duy trung bình từ 67 học sinh giảm xuống còn 45 học sinh ; số học sinh có nhận thức, tư duy yếu giảm từ 13 học sinh còn 2 học sinh.
Phần III- KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ:
1- Kết luận:
Những điều tôi đã trình bày cũng có thể là không hề xa lạ, mới mẻ với các thầy cô. Ở đây, tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm cá nhân mà mình đã từng vận dụng. Cũng như bất kỳ thầy cô giáo nào, tôi cũng luôn luôn mong muốn được lên lớp trong một không khí học tập đầy hào hứng, sôi nổi, có sự cộng tác đồng bộ giữa thầy và trò. Vì lẽ đó, tôi thường trăn trở và tìm hướng giảng dạy thích hợp ở các giờ đọc – hiểu văn bản, trong đó đặc biệt chú ý đến khâu tìm tòi, bổ sung và xử lý tư liệu. Chắc chắn, để đạt hiệu quả như ý, bản thân tôi còn phải nỗ lực rất nhiều. Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng góp thêm kinh nghiệm để tôi học hỏi, vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình nhằm đạt kết quả tốt hơn trong việc nâng cao trình độ của học sinh.
2- Kiến nghị:
- Các thầy cô giáo bộ môn Văn nên khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, sưu tầm nhiều tư liệu có liên quan để làm phong phú bài học.
- Những ngày cuối tuần, nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho học sinh sử dụng máy tính và lên mạng internet để giúp các em có điều kiện khai thác tư liệu học tập phục vụ cho việc học tập của bản thân.
- Giáo viên đứng lớp phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet ... để làm phong phú kiến thức bài dạy.
Phú Thọ, ngày 18 tháng 11 năm 2015.
Người thực hiện:
Nhóm Văn – Tổ Văn – Sử - GDCD