Phòng chống đuối nước là một việc cần làm ngay và đòi hỏi có sự chung tay của cả cộng đồng.Việc xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng cùng phòng, chống đuối nước cho học sinh là rất cần thiết. Bởi việc đảm bảo an toàn cho trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng ai. Trong bối cảnh ngân sách dành cho công tác này còn hạn chế thì sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và gia đình để có thêm nhiều lớp dạy bơi, tuyên truyền về phòng, chống đuối nước là rất quý, cần phát huy. Để giảm thiểu tai nạn đuối nước xảy ra ở lứa tuổi tuổi học sinh thì việc rèn luyện những kỹ năng về phòng, chống đuối nước là rất cần thiết. Để các em có thể nâng cao hiểu biết của mình về đuối nước, mong rằng Bộ Giáo Dục cần đưa môn bơi vào trong chương trình học tại nhà trường. Các ban ngành cần xây dựng những điểm vui chơi giải trí, những khu vực để các bạn có thể học bơi và rèn kỹ năng sống. Mỗi bạn học sinh chúng ta, cần nhận thức rõ về đuối nước và tác hại của nó, đồng thời có ý thức rèn luyện bản thân, luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe và quan trọng hơn cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản về phòng, chống đuối nước, để có thể tự cứu bản thân và cứu người khác khi gặp phải tai nạn đuối nước xảy ra.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần có: “Tim nhiệt tình, óc thông minh, mắt tinh, tai thính, chân năng động, tay rộng mở, miệng nở nụ cười, người đầy kĩ năng công cụ” để phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi để học sinh tiếp thu bài có hiệu quả. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ giúp học sinh thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi, là
những công dân năng động, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn.
Tóm lại, ở tất cả các trường hợp thì sự quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức là việc làm bức thiết. Trong quá trình giảng dạy, thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng để đạt hiệu quả cao, phải trải qua một quá trình luyện tập thường xuyên và lâu dài. Muốn giúp học sinh học tốt thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị những điều kiện thuận lợi ban đầu về cơ sở vật chất để giúp các em được thoải mái khi học tập, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể thiếu với mỗi giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn các em, hướng dẫn các em thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu.
Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
Câu hỏi phải khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh có thể trả lời.
Thay vì nhồi nhét nhiều nội dung, những kiến thức không cần thiết. Hãy đưa vào một số nội dung trong sinh hoạt lớp như dạy kĩ năng sống, kĩ năng bơi và kĩ năng an toàn dưới nước.
Tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phòng - chống, xử lí tai nạn đuối nước nói riêng. Góp phần tạo nền tảng vững chắc giúp học sinh phát triển toàn diện.
* Đối với nhà trường:
Nhà trường cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục các bạn học sinh về những nguy hiểm có thể xảy ra khi tự đi bơi ở các ao, hồ, những khu vực cấm bơi lội. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng học sinh trốn học hoặc lợi dụng giờ nghỉ tiết để đi tắm sông, suối… hay tìm đến những địa điểm vui chơi không an toàn. Phối hợp với gia đình quản lý các em ngoài giờ học, các giờ ngoại khóa...
Về lâu dài, trong chương trình giảng dạy trên lớp ở các nhà trường cần đưa môn bơi lội vào chương trình giáo dục thể chất thường xuyên để xoá “mù bơi” cho HS. Đặc biệt, trong giai đoạn trước kì nghỉ hè, thời gian mà học sinh có khả năng xảy ra tai nạn liên quan đến đuối nước, nhà trường nên tăng cường công tác trang bị kĩ năng cho HS .
* Đối với phụ huynh:
Nhà ở gần sông nước, ao, hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nha, cần trang bị kỹ năng bơi cho các con bằng cách cho con đến học bơi ở các trung tâm thể thao, những địa chỉ dạy bơi có uy tín.
Khuyến khích con em tham gia vào các lớp rèn kỹ năng sống, những kỹ năng cơ bản phòng, chống đuối nước và cứu người bị đuối nước.
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thùy Dung
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu)