TMĐT tạo nên sức lan tỏa hơn nữa cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu Sự phát triển của thương mại điện tử tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 20 - 24)

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning). Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu.

Cùng với xu hướng CMCN 4.0, kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng.

Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là mô hình tiêu biểu của nền kinh tế số, được coi là hoạt động tái thiết kinh tế tận dụng lợi thế sử dụng nguồn tài nguyên của cá nhân (bao gồm cả tài sản vô hình như kỹ năng, thời gian...) được giới thiệu, hay chia sẻ cho các cá nhân khác có thể cùng sử dụng thông qua nền tảng phù hợp trên Internet. Ví dụ điển hình của mô hình kinh tế chia sẻ có thể kể đến như: dịch vụ

“Homestay”, cung cấp dịch vụ lưu trú sử dụng nhà ở; dịch vụ ngồi chung xe di chuyển tới điểm đích đến bằng xe cá nhân của Uber; dịch vụ sử dụng vật thuộc sở hữu cá nhân; hay dịch vụ cung cấp kỹ năng chuyên nghiệp của cá nhân trong thời gian rảnh, dịch vụ sử dụng không gian tại bãi đỗ xe trống...

Cho dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng, trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều có thể được tăng cường với công nghệ số hoá để làm tăng giá trị của chúng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu về nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự đồng bộ liên kết và trao đổi dữ liệu. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu, trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới hình thức tổ chức và văn hoá phát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ phải được xem xét lại.

Theo nhận định của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) năm 2015, tiềm năng thực chất của nền kinh tế số hiện nay vẫn chưa được thể hiện rõ rệt. Theo thống kê của eMarketer – Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ (tháng 8/2016), doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (TMĐT B2C) toàn cầu năm 2016 ước tính đạt 1.915 tỷ USD với mức tăng trưởng là 23.7%.

Năm 2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến của quốc gia này tính đến hết quý 3 đạt 291,7 tỷ USD. Theo số liệu của Tập đoàn tư vấn nghiên cứu các vấn đề Internet của Trung Quốc iResearch công bố vào tháng 12/2016, đến hết quý 3/2016, doanh thu bán lẻ nước này đạt 3,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 460,5 tỷ USD). Ước tính doanh thu này sẽ đạt 4.700 Nhân dân tệ (khoảng 676,3 tỷ USD) trong năm 2016. Về thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2016 cho thấy, giá trị mua hàng trực tuyến của một người đạt 170 USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước đó, chiếm khoảng 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam khoảng 2,8% đang là con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 12,1%.

4. Thương mại điện tử – Cơ hội để các doanh nghiệp vươn ra thế giới.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Công Thương với 2004 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy: 100% doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử ở quy mô và cấp độ khác nhau, 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa với mức doanh thu trung bình lên đến 33% trong tổng doanh thu.

HÌNH 3

Dẫn đầu xu hướng kinh kinh doanh trên Internet, Alibaba.com, Vatgia.vn, enbac.com, muare.vn, nhommua.com….. đã trở thành những sàn thương mại điện tử uy tín được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng và lựa chọn làm kênh giới thiệu và bán sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.Vì những lợi nhuận mà nó đem lại, nhiều chuyên gia nhận định, thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ ngang bằng với các thương hiệu lớn trong lĩnh vực tiếp thị và giao thương quốc tế.

Những vướng mắc trong thủ tục hành chính khi tham gia thương trường quốc tế đã khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ chùn bước. Trên thực tế, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải mất khoản ngân sách khá lớn vào việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các cơ hội giao thương, chưa kể thời gian đầu tư để sàng lọc, phát triển khách hàng.Vì thế, nhiều doanh nghiệp nhỏ ngày nay đã tìm đến thương mại điện tử để có thêm lợi thế khi bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu. Thông qua các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận các cơ hội kinh doanh, không kể khoảng cách không gian và thời gian. Đặc biệt, nhờ công nghệ sắp xếp tổ chức dữ liệu tại các mạng này, các cơ hội được sàng lọc, chọn lựa sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh của người mua và người bán.

Thương mại điện tử tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp có thể dùng thương mại điện tử trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong thương mại điện tử thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Website có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. Thương mại điện tử đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tự xây dựng trang web để quảng bá thương hiệu, đăng thông tin quảng cáo, chào hàng sản phẩm… Tuy nhiên, cách làm này có thể làm giảm hiệu quả tiếp thị nếu trang web không được thiết kế chuyên nghiệp bởi những công ty thiết kế uy tín.Trên thực tế, các khảo sát thị trường trên mạng, nhằm tiến tới giao dịch mua bán, thường diễn ra rất nhanh. Nếu doanh nghiệp không biết cách trưng bày sản phẩm bắt mắt (trên website), cung cấp thông tin không đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm, công ty… sẽ dễ bị nghi ngờ về tính chân thực trong giao dịch. Đó là chưa kể việc thu hút khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp cũng đòi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc.

Với những lợi thế về không gian, thời gian và chi phí trong thời kỳ nền

mua bán trực tuyến thực sự đã trở thành phương tiện tối ưu giúp doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng đưa các sản phẩm của mình tiếp cận các thị trường quốc tế một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của thương mại điện tử tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w