An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Chung cư vạn xuân (Trang 201 - 204)

Chương 10. Tổ chức thi công 10.1. Phân tích công nghệ xây dựng

10.6. An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Trong điều kiện xây dựng nước ta đang từng bước cải tiến về công nghệ, chuyên môn hoá, hiện đại hoá trong công tác tổ chức, thi công xây dựng thì vấn đề an toàn lao động trở thành một yếu tố rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình, ngoài ra nó còn là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người công nhân.

10.6.1. An toàn lao động cho công tác phần ngầm:

-Về thi công cọc: công trình sử dụng cọc khoan nhồi, quá trình thi công chủ yếu là máy móc nên an toàn khi làm việc với máy móc, thiết bị phải đặt lên hàng đầu. Máy móc sử dụng phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, cần chú ý các điều kiện an toàn khi cẩu, công nhân sử dụng các thiết bị phải qua trường lớp đào tạo, việc móc các thiết bị vào cẩu cũng cần phải hướng dẫn tỷ mỉ trước khi làm việc.

Khi thi công cọc, môi trường chủ yếu là ẩm thấp, nhiễm nước và bùn đất, các dây dẫn điện phải được bọc cao su hay nhựa, phải được kiểm tra thường xuyên xem chất cách điện có bị hở hay không nếu bị hở phải có cách khắc phục. Các bảng điện di

Sinh viên: Lưu Vĩnh Hải - Lớp: XD1701D - ĐHDLHP 202 động phải được đặt lên chỗ khô ráo và có tấm cách điện so với đất. Công nhân thì

phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, phải được huấn luyện và ký hợp đồng trước khi làm việc, phải tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật.

Khi đổ bê tông cọc xong phải lấp cát cho mặt bằng đất, có rào xung quanh công trường, có bảo vệ nhằm ngăn ngừa người đi lại vào ban đêm trong công trường.

- Khi thi công đất và móng:

+ Do chiều sâu hố đào lớn, lại đào thẳng đứng, yêu cầu an toàn rất cao trong giai đoạn này.

Tuyệt đối không cho công nhân đi lại nhiều lần trên mép hố đào, phải có đá rào bảo vệ ở ngay mép tường cứ cao 80 (cm).

Yêu cầu công nhân lên xuống phải đi qua cầu thang. Khi đào thủ công cần đào có mái dốc theo thiết kế để tránh sụt lở.

+ Khi đưa đất đá lên khỏi hố đào cần để cách mép một đoạn 50 cm, yêu cầu có thành chắc chắn để ngăn không cho đất đá lăn xuống hố đào.

+ Ban đêm có đèn, và bảo vệ không cho người đi lại quanh khu vực này.

10.6.2. An toàn lao động trong thi công phần thân:

Khi thi công thân đại đa số là con người ở vị trí cao so với mặt đất, do đó ta phải tính toán chính xác dàn giáo, về sân công tác, kiểm tra an toàn của nó rồi mới cho công nhân đi lên làm việc.

Hệ thống sân công tác phải được bố trí đầy đủ các lan can an toàn.

Ngoài ra để tránh rơi vãi vật liệu từ trên cao xuống ta cần có lưới bảo vệ xung quanh công trình.

Công nhân phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động, như mũ, giầy công tác, khi làm việc ở những nơi có địa thế phức tạp cần phải có dây bảo hiểm.

- Công tác cốt thép: để bảo đảm an toàn không nên cắt cốt thép ra thành những đoạn <=30 cm vì chúng có thể võng ra xa gây nguy hiểm. Nơi đặt cốt thép cần chú ý các dây dẫn điện chạy qua, thường xuyên phải kiểm tra chất cách điện.

- Cốt thép được gia công ở dưới đất và được chuyển lên cao trước khi cẩu phải buộc cẩn thận, kiểm tra rồi mới cho phép cẩu lên cao, tránh hiện tượng tuột, rơi cốt thép.

- Khi thi công bê tông: Đặt sân công tác nhằm tránh hiện tượng đi lại trực tiếp trên thép gây sai lệch vị trí thép, công nhân khi đổ bê tông phải được trang bị ủng. Việc

Sinh viên: Lưu Vĩnh Hải - Lớp: XD1701D - ĐHDLHP 203 đầm bê tông phải không chạm và cốt thép. Đầm phải được kiểm tra an toàn điện

trước khi dùng, có tiếp điện đề phòng hở điện - Công tác ván khuôn cốt pha:

+ Cốt pha và ván khuôn phải tiến hành sao cho hình dáng của khối bê tông đúng theo thiết kế và trình tự của kỹ thuật thi công, không cho phép lắp ghép một cách tuỳ tiện.

+ Khi tháo ván khuôn phải tiến hành sao cho hình dáng của khối bê tông đúng theo thiết kế và phải giữ được ván khuôn để sử dụng. Các lỗ chứa trên sàn phải được rào chắc và biển báo không cho người đi lại.

- Máy vận thăng: phải được neo chắc chắn vào công trình, do người được đào tạo điều khiển, không cho phép những người lạ điều khiển. Phải sử dụng đúng tải trọng tránh hiện tượng gãy sập sụp đổ vận thăng.

10.6.3. An toàn lao động trong công tác hoàn thiện:

Giàn giáo và sân công tác phải kiểm tra kỹ lưỡng, không bị nghiêng, xô lệch, và phải chắc chắn rồi mới cho công nhân làm việc, kiểm tra giàn giáo được tiến hành thường xuyên.

- Trang bị dây bảo hiểm cho công nhân làm việc ở những vị trí nguy hiểm.

- Có lưới bảo vệ để che chắn vật liệu rơi từ trên cao xuống, đặc biệt là rơi ra đường gây nguy hiểm.

10.6.4. An toàn lao động khi tiếp xúc với máy móc:

Trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra dây cáp điện và dây cáp cẩu, không được cẩu quả tải trọng cho phép của cẩu. Người lái cẩu phải được đào tạo chuyên môn, phải tuân thủ theo ý ký hiệu của người xi nhan.

Các công việc sản xuất khác chỉ được phép làm ở những khu vực không nằm trong khu vực nguy hiểm của cần trục. Những vùng nguy hiểm phải có rào ngăn và biển báo. Đối với những công việc liên quan đến điện, như hàn, thợ đứng máy phải được giao cho những có chuyên môn. Trước khi bắt đầu phải kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị hàn điện, thiết bị tiếp điện về kết cấu cũng như độ bền chắc cách điện, phải kiểm tra dây nỗi từ máy đến bảng điện. Thợ hàn trong thời gian làm việc phải mang mặt nạ có kính bảo hiểm.

Sinh viên: Lưu Vĩnh Hải - Lớp: XD1701D - ĐHDLHP 204

Một phần của tài liệu Chung cư vạn xuân (Trang 201 - 204)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)