CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông số 2 thành phố Lào Cai
3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giúp CBQL và các lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL tập trung vào mục tiêu đã xác định. Các thành viên sẽ cùng hướng vào mục tiêu chung. Kế hoạch tạo ra sự đồng bộ, tính hiệu quả cao trong quá trình phối hợp tổ chức HĐ.
Kế hoạch giúp cho HTr có cái nhìn bao quát về HĐ diễn ra trong một năm học và có sự phân phối nguồn lực một cách hợp lý, từ đó giúp cá nhân, tổ chức được phân công nắm bắt và chủ động thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3.2 Nội dung biện pháp
Kế hoạch HĐGDNGLL được đưa vào kế hoạch năm học nhà trường, Nôi dung này do Ban HĐGDNGLL xây dựng trên cơ sở mục tiêu của năm học và các quy định (số tiết, nội dung) rồi đưa ra thảo luận, thống nhất trong toàn cơ quan. Hiệu trưởng phải duyệt chi tiết kế hoạch.
Cần xây dựng kế hoạch thành bản riêng với nội dung cụ thể, rõ ràng về thời gian và người thực hiện. Chú ý tính khả thi của kế hoạch. Khi đã hoàn
thành việc xây dựng, kế hoạch sẽ được chuyển đến các bộ phận được phân công để nắm bắt và triển khai, thực hiện.
3.2.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch năm học chi tiết đến từng tuần dựa trên khung kế hoạch do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hướng dẫn.
Bảng kế hoạch tổng thể như sau:
Thời gian
Nội dung
Mục tiêu
Hình thức
tổ chức
Thời gian thực hiện
Địa điểm
Lực lượng
tổ chức
Lực lượng
tham gia
Trang thiết
bị
Ghi chú điều chỉnh Tháng
8 Tháng
9
…..
Ban chỉ đạo HĐGDNGLL sẽ yêu cầu các tiểu ban xây dựng kế hoạch chi tiết theo nội dung được phân công.
3.2.4 Biện pháp 4: Nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho CBQL, GV, đặc biệt là GVCN.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp.
Năng lực tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của các lực lượng tham gia thực hiện HĐ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong công tác quản lý HĐGDNGLL của cán bộ quản lý, đặc biệt là với đội ngũ GVCN. Theo đánh giá của CBQL thì đây là khó khăn và tồn tại lớn nhất của HĐGDNGLL, chúng tôi đã trình bày ở chương II là khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động của GVCN, của phụ trách Đoàn và các tiểu ban còn hạn chế. Do đó cán
bộ quản lý cần có những biện pháp tích cực nhằm năng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ GV trong trường.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp.
Đối với GVCN, những hạn chế cơ bản là việc sắp xếp thực hiện các khâu của chương trình chưa khoa học, kỹ năng xử lý tình huống chưa tốt, quản lý và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động còn nhiều lúng túng…
Đối với BTĐ: Những hạn chế chủ yếu biểu hiện ở khả năng tổ chức các hoạt động với quy mô toàn trường, sự liên kết giữa các bộ phận trong nhà trường để thực hiện chưa thống nhất và chặt chẽ, công tác tham mưu và phối hợp lãnh đạo nhà trường chưa mang tính sáng tạo, năng lực chuyên môn trong việc đề ra những nội dung và hình thức HĐGDNGLL còn hạn chế.
Đối với các tiểu ban HĐGDNGLL những mặt còn hạn chế là ít tập trung nghiên cứu các hoạt động được phân công, phần lớn còn tập trung nghiên cứu giảng dạy, hoạt động của các tiểu ban chưa mang tính thường xuyên, chưa khoa học trong việc xây dựng kế hoạch.
Để thực hiện tốt việc nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL, HTr cần có những biện pháp sau: Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng HĐGDNGLL do Sở GD&ĐT tổ chức. Tổ chức đưa CBQL, các GV nòng cột, GVCN đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Trong từng hoạt động cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết để GVCN thực hiện công việc được dễ dàng hơn. Do một số GVCN còn lúng túng trong tiết SHL nên HTr cần định hướng nội dung cơ bản, khuyến khích GVCN có các hình thức tổ chức sáng tạo. Tổ chức những HĐ điểm, điển hình và nhân rộng.
Hằng năm cần tổ chức các buổi Hội thảo theo chuyên đề: Công tác chủ nhiệm, công tác tổ chức các HĐ theo chủ đề… với phạm vi theo khối, trong nhà trường, trong Thành phố.
3.2.5 Biện pháp 5: Phát huy vai trò chủ thể của HS trong HĐGDGLL
3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp
Học sinh đóng vai trò chủ thể của quá trình HĐGDNGLL. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm phát huy năng lực, sở trường, tính sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của HS trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL.
Từ việc biết nhìn nhận, tự đánh giá, HS có thể đánh giá các bạn trong quá trình tham gia từ đó rút kinh nghiệm cho những HĐ kế tiếp.
3.2.5.2 Nội dung của biện pháp
Qua GVCN, tìm hiểu năng lực, sở trường của HS, từ đó có kế hoạch phân công nhiệm vụ trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL cho phù hợp.
Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các HĐ phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT. Cập nhật được những thông tin mới, có tính thời sự cao, phong phú về kiến thức: khoa học, tự nhiên, xã hội.
Tổ chức giáo dục tư tưởng truyền thống kết hợp theo chủ đề, xây dựng sân chơi phong phú đa dạng : sân chơi trí tuệ (Tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam”...), sân chơi thể thao (Tổ chức các câu lạc bộ thể thao theo môn yêu thích, hướng tới mục tiêu mỗi HS chọn một môn thể thao yêu thích, phù hợp nhất).
Tổ chức các HĐ mang tính GD về KNS, hình thành những KN cơ bản cho HS.
- Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết tình huống trong các vấn đề nhạy cảm.
- Năng lực tổ chức, năng lực tự học.
3.2.5.3 Cách thực hiện biện pháp
Trong phân tích thực trạng chương II, chúng tôi nhận thấy công tác tổ chức HĐGDNGLL của nhà trường đã có một số cải tiến về nội dung và hình thức tổ chức. Song dường như HĐ này vẫn chưa thu hút được HS, vai trò của HS trong quá trình tổ chức còn mờ nhạt.
Làm thế nào để HĐGDNGLL trở lên hấp dẫn, cuốn hút HS? Đó là điều trăn trở của các CBQL và GV, các biện pháp xử lý, ép buộc sẽ càng làm giảm chất lượng và hiệu quả của các buổi HĐ. Để giải quyết vấn đề này, cần đưa các em vào cuộc ngay từ khi xây dựng chương trình, hiểu các em muốn gì, thích làm những gì và làm như thế nào ?
Cần chú ý khơi dậy tiềm năng của mỗi HS, mạnh dạn giao việc cho HS có năng khiếu, như vậy HS thấy được tin tưởng, được tôn trọng và đó là một động lực vô cùng quan trọng để HĐ thành công.
Song song với việc phát huy năng lực sở trường của HS, cần trú trọng quan tâm đến các đối tượng HS chậm tiến, HS mải chơi, xa lánh tập thể, bằng mọi cách kéo các em vào cuộc, động viên khích lệ kịp thời để các em gắn bó và hòa đồng hơn.
Trong mỗi HĐ, để phát huy được tính tích cực, năng lực của HS thì cần tổ chức HĐ theo nhóm, tổ chức dưới dạng các cuộc thi để tạo thêm phấn kích cho HS.
3.2.6 Biện pháp 6: Đổi mới hình thức các HĐGDNGLL 3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp
Xuất phát từ mục tiêu của GD và từ nhu cầu của HS THPT trong HĐGDNGLL, mục tiêu của biện pháp là đa dạng hóa các hình thức hoạt động, khắc phục sự đơn điệu, nhàm chán nhằm lôi cuốn các em vào cuộc tích cực.
3.2.6.2 Nội dung của biện pháp
Giáo viên nắm vững các chủ đề HĐ, cụ thể hóa thành nội dung chi tiết cho từng tuần. Lựa chọn hình thức tổ chức sao cho phù hợp với nội dung:
VD : Chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Tổ chức cho HS thi với 3 phần:
1. Kể chuyện về những tấm gương hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc (có tiêu chí cụ thể).
2. Thi hát những ca khúc nhạc cách mạng với chủ đề “Tuổi 20 hát”.
3. Thi hùng biện: Vai trò và trách nhiệm người thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
Sử dụng nhiều kênh thông tin, CNTT tiến tiến, hiện đại vào quá trình tổ chức, nhằm làm tăng hứng thú của HS khi tham gia chương trình.
3.2.6.3 Cách thực hiện biện pháp
Đa dạng hóa hình thức HĐGDNGLL cho phù hợp với chủ đề, nội dung các HĐ.
Xây dựng các câu lạc bộ: Về văn hóa như “Câu lạc bộ Văn học”, “Câu lạc bộ tiếng Anh”, về thể thao: “Câu lạc bộ bóng rổ”, “Câu lạc bộ cầu lông”.., về nghệ thuật: “Câu lạc bộ Ghi ta”, “Câu lạc bộ HipHop”...
Xen kẽ các HĐ phụ trợ để thay đổi không khí, tạo hưng phấn cho HS khéo léo lồng ghép các chuyên đề với bài học VD: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua các tác phẩm thơ, các ca khúc cách mạng. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua vệ sinh lớp học, qua chăm sóc cảnh quan trường học. Giáo dục tinh thần tương thân tương ái qua các HĐ tình nguyện thực tế tại các cơ sở GD khó khăn trên địa bàn Thành phố Lào Cai.
3.2.7 Biện pháp 7: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học để thực hiện HĐGDNGLL:
3.2.7.1 Mục tiêu của biện pháp
Nhằm thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện HĐGDNGLL, đảm bảo được sự phối hợp hài hòa giữa các tổ chức: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo ra được môi trường GD có độ sâu, rộng về kiến thức, khép kín và đồng bộ.
3.2.7.2 Nội dung của biện pháp
Trong nhà trường: Xây dựng tập thể với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong cách làm. Tạo sự đồng thuận từ CBQL - CB Đoàn - GVCN – GVBM.
Ngoài nhà trường: Phối hợp tốt với các ban ngành địa phương như: Đài phát thanh và truyền hình TP Lào Cai, Ban thông tin văn hóa để tuyên truyền, cổ động; Ban Thương binh xã hội làm từ thiện; Trung tâm y tế phường Bình Minh - TP Lào Cai để khám sức khỏe; Công an TP để tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội. Các đơn vị bộ đội trện địa bàn để HS học tập tấm gương kỉ luật, nề nếp của quân đội.
3.2.7.3 Cách thực hiện biện pháp
- Phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường: Trưởng Ban HĐGDNGLL có nhiệm vụ tổ chức thảo luận, thống nhất với các tiểu ban thực hiện HĐ để xây dựng kế hoạch thực hiện. Cố vấn cho GVCN trong việc lựa chọn cách thức tổ chức. Thay mặt BGH nhận xét, kiểm tra đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các chủ đề theo kế hoạch. Phó Ban là BTĐ có nhiệm vụ giám sát, tư vấn cho các tiểu ban, các GVCN thực hiện, kết hợp với trưởng Ban đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch HĐ. TTCM có nhiệm vụ cùng Ban chỉ đạo xây dựng chương trình, đôn đốc các GVBM thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công. GVCN là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình HĐGDNGLL cho HS.
Đồng thời GVCN cần phải kết hợp tốt với các lực lượng hỗ trợ như: Đoàn, GVBM, Hội cha mẹ HS.
- Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như: Các phòng, Ban phụ trách chuyên môn của Sở GD&ĐT, Hội chữ thập đỏ của TP, Lãnh đạo phường, các trung tâm tư vấn: KHHGĐ, các lực lượng Công an TP. Trong đó Ban đại diện CMHS là thành tố quan trọng trong cộng đồng giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội. Việc phối hợp tốt với các lực lượng GD ngoài nhà trường là yêu cầu cấp thiết trong HĐGDNGLL để thực sự giáo dục mang tính xã hội và xã hội hóa giáo dục.
3.2.8 Biện pháp 8: Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐGDNGLL:
3.2.8.1. Mục tiêu biện pháp:
Trong công tác quản lí, kiểm tra là chức năng quan trọng giúp CBQL nắm được việc thực hiện công việc của cấp dưới. Kiểm tra giám sát HĐGDNGLL nhằm mục đích thu nhận những thông tin ngược phản hồi về tình hình tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GD NGLL của GV và HS.
Từ đó giúp nhà trường thấy rõ thực trạng, những ưu điểm cần phát huy;
nhược điểm cần khắc phục để cải tiến năng lực quản lý, tổ chức; điều chỉnh kế hoạch cũng như nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức nhằm đem lại hiệu quả cao trong tổ chức HĐGDNGLL
3.2.8.2 Nội dung của biện pháp:
Gồm có các nội dung cơ bản sau:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp từng loại hoạt động.
Căn cứ mục đích yêu cầu mỗi hoạt động để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá.
Tiến hành kiểm tra toàn diện theo các nội dung: chuyên môn nghiệp vụ;
thực hiện quy chế chuyên môn; ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Kiểm tra thông qua hệ thống hồ sơ,
giáo án, kế hoạch; thông qua các hoạt động trực tiếp; thông qua dự giờ. Đánh giá thông thông qua tổng kết thi đua, xếp loại; qua kênh nhận xét của Ban HĐGDNGLLvà các lực lượng khác tham gia vào HĐGD.
3.2.8.3 Cách thức thực hiện biện pháp
Kế hoạch kiểm tra đánh giá HĐ DNGLL phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị và phải có tính khả thi. Kế hoạch cần thiết kế dưới dạng sơ đồ và công khai ở văn phòng trường. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và đối tượng được kiểm tra. Nội dung kiểm tra phải sát thực, đảm bảo công bằng, có sức thuyết phục. Quá trình kiểm tra cần huy động nhiều lực lượng cùng tham gia để đảm bảo tính khách quan.
Cụ thể các nội dung cần kiểm tra:
+ Kiểm tra giáo án: Giáo án là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là cơ sở để có thể tiến hành tổ chức tốt mọi hoạt động giáo dục nên nó là vấn đề trước tiên cần kiểm tra và tăng cường kiểm tra. Giáo án phải thể hiện rõ mục tiêu, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động và kết thúc hoạt động. Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí và quy định chuyên môn.
+ Dự giờ hoạt động: Dự giờ là biện pháp kiểm tra trực tiếp và hiệu quả nhất. Khi dự giờ, Hiệu trưởng hay Ban chỉ đạo cần chú ý xây dựng các tiêu chí đánh giá cơ bản: kiến thức – kĩ năng – thái độ của HS. Sau dự giờ, Hiệu trưởng hoặc thành viên ban chỉ đạo cần có nhận xét, đánh giá xếp loại vì như vậy mới chỉ ra ưu, nhược điểm chính cần phát huy và sửa chữa bổ sung.
+ Đánh giá kết quả hoạt động: Kết quả HĐGDNGLL của GV và HS được đánh giá chủ yếu nhìn vào kết quả hoạt động của HS suy ra kết quả hoạt động của GV, với vai trò cố vấn, chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn HS trực tiếp.