Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình (Trang 28 - 31)

PHẦN II QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2018

II. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2018

3.1. Các giải pháp chủ yếu

3.1.1. Tiếp tục củng cố, đổi mới quản lý kinh tế trên địa bàn.

Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế hợp tác và HTX đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy cần phảI tiếp tục củng cố, đổi mới hợp tác và HTX (trước hết là HTX nông nghiệp) theo luật HTX và các chỉ thị, nghị quyết Đảng và nhà nước.

Thực hiện giao khoán vốn cho Chủ nhiệm HTX, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kinh tế hợp tác xã.

Ưu tiên phát triển kinh tế hộ gắn với phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ.

3.1.2. Cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích, động viên các đơn vị, cá nhân đẩy mạnh phát riển sản xuất. Tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi mục đích sản xuất từ trồng lúa sang phát triển kinh tế trang trại như nuôI trồng thuỷ sản, sang trồng cây công nghiệp, cây rau màu.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, sản xuất và phát triển mạng lưới chợ nông thôn.

Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật.

Có cơ chế động viên các tổ chức, cá nhân năng động sáng tạo đưa các ngành nghề mới vào trong huyện.

3.1.3. Huy động vốn.

Khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, đơn vị, cơ sở sản xuất huy động nguồn vốn tự có hoặc tự khai thác các nguồn vốn khác để phát triển mở rộng sản xuất.

Đẩy mạnh xây dựng các dự án, các chương trình mục tiêu để vay ưu đãi phát triển sản xuất.

Ngân hàng nông nghiệp và nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất, HTX vay vốn để phát triển sản xuất.

Tính đến 31/12/2017 đạt 13.349 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016, đáp ứng 71,3% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay trên địa bàn; Tổng dư nợ toàn địa bàn tính đến cuối năm 2017 đạt 18.715 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2016, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành 18,71%; trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 11.435 tỷ đồng, chiếm 61,1% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn; Dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt 2.704 tỷ đồng, chiếm 14,4%/Tổng dư nợ; Nợ xấu toàn địa bàn chiếm 1,75% tổng dư nợ.

Mục tiêu định hướng năm 2018, ngành Ngân hàng Hòa Bình phấn đấu:

Tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn tăng từ 15% trở lên so với năm 2017; Dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 17% - 20% (Có điều chỉnh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của ngành và địa phương); Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ dưới 3%.[10]

Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư của các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thu hút vốn.

Đầu tư từ ngân sách phải được ưu tiên cho các công trình hạ tầng quan

3.1.4. .Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Lựa chọn một số chương trình để đầu tư , đầu tư trọng điểm kỹ thuật thâm canh, giống vật nuôi, cây trồng, công nghệ chế biến để liên kết với các đơn vị, các trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh, trung ương để nhanh chóng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Khuyến khích hỗ trợ khinh phí cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhân rộng kinh nghiệm đến từng cơ sở, hộ gia đình.

3.1.5. Nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu phát triển tại địa phương. Chuẩn hoá đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, ưu tiên đãi ngộ thu hút lực lượng cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật công nghệ về làm việc tại huyện

Tạo điều kiện cho cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhập kiến thưc mới

Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật nuôI trồng cho nông dân trên địa bàn huyện.

3.1.6. Thực hiện cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.

Đẩy mạnh cảI cách hành chính theo hướng tinh gọn, có năng lực. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế của nhà nước đã được ban hành. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w