Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Trần Hợp [11], Koopowitz,- H [92] trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Lan (Orchidaceae) thuộc họ Phong Lan (Orchidaceae), bộ Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Lilidae), lớp đơn tử diệp - một lá mầm (Monocotyledone), thuộc ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín (Mangoliophyta). Họ Lan là họ có số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc, khoảng 25.000 - 35.000 loài phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia [63], [64], [66], [72], [75], [114].
Chi Cattleya (Cát lan) gồm khoảng 65 loài nguyên thuỷ và vô số loài lai trong cùng một giống hay với giống khác. Chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi, độ cao từ 600 - 1800 m. Năm 1818 được các nhà thám hiểm mang về Anh Quốc và nhà thực vật học John Lindley lấy tên Cattleya để vinh danh William Cattley, một nhà nông học đã thành công trong việc nuôi lan tại Anh Quốc. Cattleya được gọi là nữ hoàng của các loài lan bởi vẻ đẹp đa dạng và hương thơm quyến rũ. Hiện nay Cattleya đã và đang được gây trồng trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, Cattleya cũng là loài lan phổ biến, được người sản xuất và người tiêu dùng rất ưa chuộng [46], [59].
Chi Dendrobium (lan Hoàng Thảo) là chi lớn nhất trong họ Lan, có khoảng hơn 1.600 loài, phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia... đến Úc. Ở Việt Nam ghi nhận được trên 200 loài lan Dendrobium, gần đây có thêm nhiều loài được phát hiện và mô tả. Các loài lan Dendrobium có mặt ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước [94].
Chi Oncidium (Vũ Nữ) gồm khoảng 400 - 600 loài xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Chúng có thể được tìm thấy từ Florida đến Bahamas, ở quần đảo Caribê
6
hay phía nam Mexico, trung và nam Mỹ đến tận Argentina [122].
Về mặt kinh tế, Hiệp hội hoa lan Quốc tế đã thống kê, ở các nước xuất khẩu lan lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ loại cây này đạt vài trăm triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo tính toán của các hộ trồng lan, với phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha đất trồng có thể cho thu nhập 500 triệu- 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa màu khác [53]. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất khẩu thì lợi nhuận thu được còn tăng lên nhiều lần. Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều giá trị khác. Nhiều loài lan còn dùng để tinh chiết tinh dầu phục vụ cho ngành mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh. Với giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel Orchids” thì lá được dùng làm rau, một món ăn quen thuộc của người Malaysia và Indonesia. Một số loài thuộc chi Cattleya giả hành và lá được dùng làm trà, thuốc.
Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ đồ trang sức,...[31]. Một số loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ, giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [3]. Người dân Philippin, Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để đan rổ phục vụ cho sinh hoạt đời sống [31].
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 1.1.2.1 Rễ
Rễ lan Cattleya thuộc loại rễ chùm, có màu trắng khi còn non và chuyển sang màu xanh xám khi trưởng thành, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ đâm sâu vào giá thể cứng và bảo vệ rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá. Rễ lan Cattleya lớn hơn rễ lan Hoàng Thảo (Dendrobium) và nhỏ hơn một số loài lan khác như lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), lan Đai Châu (Rhynchostylis)... Rễ lan Cattleya mọc từ giả hành, bám chặt vào giá thể, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh mạnh, khả năng phát triển chiều dài rễ ở mức trung bình [25], [28].
Rễ lan Dendrobium cũng thuộc rễ chùm, được hình thành từ các đốt thân chính (thân ngầm), rễ có khả năng tái sinh mạnh, hút nước và dinh dưỡng tốt, ngoài
Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full