4.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ những nhược điểm đã nêu ở chương 3, em xin đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xếp dỡ hàng hóa của cảng như sau:
-Xây dựng kế hoạch quy hoạch bãi: Đây là một nội dung quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả khai thác nguồn lực diện tích mặt bằng của bãi chứa, hiệu suất khai thác trang thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng dịch vụ khách hàng. Cảng container có những chiến lược hoặc chính sách để phục vụ lưu chứa container khác nhau. Mục tiêu bao trùm nhất của chiến lược là trên cơ sở các thông tin liên quan của các container đến cảng, phải đảm bảo lưu trữ chúng tại vị trí hợp lý nhằm thuận tiện cho việc tìm kiếm và lấy ra và giành được hiệu suất khai thác bãi cao.
-Nâng cao diện tích bãi thiết yếu cho các loại xe nâng chụp, nâng chạc làm hàng hoạt động: Do lịch trình làm hàng cho tàu và chiến lược lưu bãi là căn cứ cho việc phân chia khu vực bãi container, sự phân bổ khối lượng công việc xếp dỡ của các thiết bị xếp dỡ
giữa các khối container sẽ thay đổi tùy tình hình container đến cảng ở những thời điểm khác nhau. Vì đầu tư cần cầu giản tại bãi rất đắt, nên các nhà khai thác bãi container không thể duy trì ổn định số lượng cần cầu giàn tại mỗi khối, mà chúng sẽ được lên kế hoạch khai thác hết sức linh hoạt để phù hợp với những thay đổi phân bổ
khối lượng công việc trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định khối lượng container xếp dỡ cho mỗi cần cẩu giàn nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong kế hoạch tác nghiệp tại bãi cũng không đơn giản, bởi vì mỗi cầu giàn không chỉ phục vụ chất xếp container tiếp nhận từ tuyến tiền phương (container nhập), hoặc từ các chủ phương tiện (container xuất), còn phục vụ hoạt động đảo chuyển container trong khối.
- Theo dõi dõi quy trình: phát hiện những việc bất hợp lý của quy trình để có thể tiến hành điều chỉnh, bổ sung & sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình tại cảng biển.
- Bảo trì thiết bị: thiết bị phục vụ với quy trình xếp dỡ hàng hoá cần phải được bảo trì để bảo đảm thực hiện tốt chức năng của mình. Nếu các loại thiết bị đã cũ, hư hỏng thì cần thay mới. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, máy móc và cơ sở vật chất cho
24
cảng để đáp ứng nhu cầu làm hàng ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước.
Nhằm tăng khả năng tiếp nhận container có sức chở lớn và nâng cao vị thế cạnh tranh của Cảng Lạch Huyện – Hải Phòng với hệ thống cảng biển trong khu vực và trên thế giới.
Hạn chế mức tối đa về tình trạng hàng bị giữ trong cảng quá lâu do máy móc thiết bị không tốt, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín cho cảngCát Lái.
- Học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác: Cử các chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực xậy dựng ra nước ngoài (Singapore,Italia…) để học hỏi cách thiết kế, xây dựng bến bãi, cầu
tàu, hoạt động xếp dỡ hàng hóa,... nhằm tránh được những rủi ro mà các cảng khác đã có kinh nghiệm giải quyết.
4.2 KIẾN NGHỊ
- Tăng cường chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội:
Việc VN gia nhập ASEAN, APEC, AFTA, WTO,… đã nâng tầm vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng số nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam không nhiều, chúng ta cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng, hai bên cùng có lợi với các quốc gia khác, đặc biệt trong hoạt động đầu tư nước ngoài, từ đó gián tiếp thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho ngành cảng biển nói chung và dịch vụ xếp dỡ hàng hóa nói riêng phát triển. Hơn nữa việc cạnh tranh với các cảng biển nước ngoài sẽ tạo động lực cho hệ thống cảng biển trong nước nỗ lực phấn đấu và trưởng thành hơn.
-Nhà nước tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng: Nhà nước cần đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như xây dựng và mở rộng cảng biển, hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa. Có thể thực hiện hoạt động một cách thuận tiện, dễ dàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
25