Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại trung tâm y tế dầu tiếng tỉnh bình dương (Trang 50 - 65)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích cơ cấu DMT tại TTYT Dầu Tiếng năm 2014

3.2.3. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng

3.2.3.1: Các thuốc được sử dụng ngoài DMT TTYT năm 2014

Khoa Dược là bộ phận lưu giữ các thông tin liên quan đến các yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong DMT của TTYT. Qua thống kê các bản yêu cầu (bản dự trù) thuốc của các khoa phòng, không có thuốc đề nghị mua ngoài. Vì vậy, có thể nói, danh mục thuốc của TTYT đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khám và điều trị cho TTYT.

Số thuốc trong DMT TTYT không được sử dụng và quy trình loại bỏ thuốc khỏi danh mục.

Bảng 3.10: Tỷ lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không được sử dụng năm 2014

TT Nội dung SKM Tỷ lệ (%)

1 Thuốc được sử dụng 210 77,2

2 Thuốc không được sử dụng 62 22,8

3 Tổng số 272 100,0

42

Hình 3.2 Tỷ lệ thuốc được sử dụng và không được sử dụng

Nhận xét:

Qua bảng 3.10 cho thấy có 62 hoạt chất chiếm 22,8% DMT không được sử dụng. Trong 62 hoạt chất không sử dụng có 21 hoạt chất ít sử dụng, trung tâm để trong danh mục nhằm dự phòng cho các ca điều trị đặc biệt; 37 thuốc không sử dụng đến do nhiều thầy thuốc chỉ quan tâm đến biệt dược khi kê đơn mà không biết tên gốc của thuốc thường kê những thuốc do trình dược viên giới thiệu hay những thuốc đã quen sử dụng; 4 thuốc do giá trúng thầu cao nên khoa dược không mua.

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0

Thuốc đƣợc sử dụng

Thuốc không đƣợc sử dụng 77,2%

22,8%

43

Tóm lại: Việc xây dựng danh mục phù hợp quy định, tương đối sát với thực tế, đáp ứng được nhu cầu điều trị nội trú và bệnh án ngoại trú. Có 62 thuốc không sử dụng đến. Nguyên nhân do trung tâm chưa xây dựng xong phác đồ điều trị và trung tâm đang triển khai một số kỹ thuật mới. Vì thế khoa dược cần để danh mục rộng để thuận tiện cho các khoa phòng chọn lựa hoạt chất. Tuy vậy,trung tâm cần xem xét lại đề nghị của các khoa và loại bỏ các thuốc chưa dùng đến hoặc không cần thiết ra khỏi danh mục và bổ sung thêm các thuốc trung tâm cần sử dụng.

Điều này cho thấy Hội đồng thuốc và điều trị đã xây dựng DMT TTYT phù hợp với mô hình bệnh tật của TTYT thuận tiện cho quá trình mua sắm, bảo quản và cấp phát.

3.2.3.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu trong DMT năm 2014 của TTYT huyện Dầu Tiếng được thể hiện tại bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11: Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu

Đơn vị tính giá trị 1.000đ STT Nguồn gốc thuốc SKM Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) 1 Thuốc sản xuất trong nước 283 60,0 10.986.409 53,6

2 Thuốc nhập khẩu 189 40,0 9.502.560 46,4

Tổng: 472 100 20.488.969 100

44

60 %

40 %

10 20 30 40 50 60 70

SKM

53,6 %

46,4%

42 44 46 48 50 52 54 56

Thuốc sx trong

nước Thuốc nhập khẩu

Trị giá

Hình 3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu Nhận xét:

Khi xây dựng DMT, trung tâm đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm cao hơn thuốc nhập khẩu, gấp 1,5 lần về số lượng danh mục và 1,2 lần về giá trị. Các thuốc sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ cao: thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid; thuốc vitamin và khoáng chất; thuốc tim mạch; thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Đặc biệt trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, trung tâm đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc nhập khẩu) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc sản xuất trong nước do các công ty trong nước sản xuất nên giá thành thấp hơn) để bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.

Cơ cấu thuốc nhập khẩu: Trong số thuốc nhâp khẩu, một số thuốc sản xuất từ các nước đang phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước phát triển. Tỷ lệ các thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển được thể hiện qua bảng 3.12 sau:

45

Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc nhập khẩu trong DMT trung tâm năm 2014 Đơn vị tính giá trị 1.000đ

TT Nhóm thuốc SKM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ

% 1 Nhập từ các nước phát triển 126 66,7 5.462.888 57,5 2 Nhập từ các nước đang phát triển 63 33,3 4.039.672 42,5

Tổng: 189 100 9.502.560 100

66,7%

33,3%

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00

S K M

57,5%

42,5%

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00

TRỊ GI Á

Hình 3.4. Trị giá các thuốc nhập khẩu trong DMT trung tâm Nhận xét:

Trong số các thuốc nhập khẩu, số thuốc có xuất xứ từ các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Ân Độ chiếm tỷ lệ 33,3% nhưng về giá trị sử dụng chiếm 42,5%. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước phát triển: Anh, Pháp, Đức, Hungary chiếm 66,6% về số lượng danh mục, chiếm tới 57,5% về giá trị sử dụng.

46

3.2.3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc biệt dược gốc và thuốc tên thương mại, thuốc chủ yếu

Trong tình hình sử dụng hiện tại thì DMT TTYT huyện Dầu Tiếng không có thuốc biệt dược gốc.

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc chủ yếu trong DMT của TTYT huyện Dầu Tiếng năm 2014 được thể hiện qua bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc biệt dược gốc và thuốc tên thương mại Đơn vị tính giá trị 1.000đ

TT Cơ cấu SKM Tỷ lệ

%

Trị giá Tỷ lệ % 1 Thuốc có trong DMT chủ yếu 272 100 20.488.969 100 2 Thuốc không có trong Danh

mục chủ yếu 0 0 0 0

TỔNG 272 100 20.488.969 100

Nhận xét:

Khi xây dựng DMT tại TTYT huyện Dầu Tiếng đã dựa trên DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Do đó, tỷ lệ thuốc nằm ngoài DMT do Bộ Y tế ban hành là không có.

3.2.3.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của trung tâm năm 2014 được thể hiện qua bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần Đơn vị tính giá trị 1.000đ STT Nhóm SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Đa thành phần 74 27,2 8.359.557 40,8

2 Đơn thành phần 198 72,8 12.129.412 59,2

Tổng: 272 100 20.488.969 100

47 Nhận xét:

Trong DMT của TTYT huyện Dầu Tiếng, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ là 27,2%, chủ yếu các thuốc kháng sinh, tiêu hóa và vitamin tổng hợp. Những thuốc đơn thành phần hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế.

3.2.3.5. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT của TTYT Dầu Tiếng năm 2014

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của TTYT được thể hiện qua bảng 3.15 Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT TTYT năm 2014

Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng STT Nhóm SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1

Thuốc dạng

uống 191 70,2 8,640,035 86,0

2 Thuốc dạng tiêm 72 26,5 1,217,202 12,1

3 Thuốc khác 9 3,3 188,497 1,9

Tổng: 272 100 20.488.969 100

Nhận xét:

Theo quy chế sử dụng thuốc nội trú vừa được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện và TTYT phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: ―chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh‖. Như vậy ta thấy TTYT huyện Dầu Tiếng đã thực hiện tốt quy chế sử dụng thuốc nội trú mà Bộ y tế đã ban hành.

3.2.4. Phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2014 theo phân loại ABC

Phân tích ABC với danh mục thuốc tiêu thụ trong năm nhằm phân định ra những nhóm thuốc khác nhau. Từ việc phân tích này sẽ cho thấy nhiều thuốc có kinh phí cao nhưng số lượng sử dụng lại ít; ngược lại, nhiều thuốc có kinh phí sử dụng thấp nhưng số lượng sử dụng lại nhiều. Tại trung tâm y tế Dầu Tiếng, kết quả phân tích ABC năm 2014 như sau.

48

3.2.3.6. Phân loại các thuốc theo phân hạng ABC

Bảng 3.16 Cơ cấu khoản mục và giá trị sử dụng theo phân nhóm ABC

Hạng Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ

SKM Tỷ lệ % Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ %

A 65 22.0 8,544,080 74.0

B 61 20.6 1,955,000 16.9

C 170 57.4 1,040,438 9.1

Tổng 296 100 11,539,518 100

Hai hình minh họa dưới đây biểu diễn cơ cấu khoản mục thuốc và giá trị theo phân lọai ABC

22% 20,6%

57,4%

10 20 30 40 50 60 70

SKM

74%

16,9%

10 9,1%

20 30 40 50 60 70 80

GIÁ TRỊ

Hình 3.5 Số lượng khoảng mục thuốc ABC Hình 3.6 Giá trị thuốc ABC

Nhận xét:

Hạng A có 65 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 22,0% mà giá trị sử dụng chiếm 74.0%.

Hạng B với 61 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 20,6% mà giá trị sử dụng 16,9%.

49

Hạng C với 170 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 57,4% mà giá trị sử dụng 9,1%.

Như vậy cơ cấu tiêu thụ thuốc phù hợp với hướng dẫn về cơ cấu thuốc theo phân tích ABC do Bộ y tế ban hành.

3.2.3.7. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất

Bảng 3.17. Cơ cấu 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất

STT Tên thuốc

Đơn vị tính

Số lƣợng tiêu thụ

Trị giá

(1000) Tỷ lệ % 1 Trimetazidin 35mg

(Vashasan 35mg) Viên 712,474 1,007,200 25.6 2 Clopidogrel 75mg

(Freeclo 75mg) viên 215,908 796,700 20.4

3 Cledomox 625mg Viên 51,708 332,275 8.5

4 Tavazid Stick Ống 92,341 323,193 8.3

5

Tyrozet Forte 850mg/5mg (Metformin 850mg + Glibenclamid 5mg)

viên 78,245 257,034 6.6

6 Vitazidim 1g lọ 8,585 247,219 6.3

7 Tavazid Viên 169,208 245,351 6.3

8

Periloz Plus 4mg/1.25mg (Perindopril 4mg + Indapamide 1.25mg)

Viên 61,438 244,582 6.3

9 Bonevit C Ống 92,356 238,278 6.1

10 Cefixime 200mg viên 115,557 220,096 5.6

Tổng 3,911,934 100.00

Nhận xét: Như vậy, trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất, có 2 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất có tác dụng tim mạch là Trimetazidin 35mg dạng viên (tỷ lệ 25,6%) và Clopidogrel 75mg dạng viên (chiếm 20.4%); 1 loại kháng sinh phối hợp Cledomox 625mg (Amoxicilin + acid clavulanic); 2 kháng sinh thế hệ thứ III (Cefixim và Ceftazidim); 3 thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin (Tavazid Stick ống uống ,Tavazid viên uống , Bonevit C ống uống); 1

50

thuốc hạ đường huyết Tyrozet Forte 850mg/5mg (Metformin + glibenclamid ); 1 thuốc điều trị tăng huyết áp Periloz Plus 4mg/1.25mg (Perindopril 4mg + Indapamide 1.25mg).

Bảng 3.18 Nguồn gốc xuất xứ các thuốc hạng A

STT Chỉ tiêu SLKM Tỷ lệ

%

Trị giá (1.000đ)

Tỷ lệ

% 1 Thuốc trong nước sản xuất 38 58.4 4,821,834 56.4 2

Thuốc nhập từ các nước đang

phát triển 11 17.0 2,350,783 27.5

3

Thuốc nhập từ các nước phát

triển 16 24.6 1,371,462 16.1

Tổng 65 100 8,544,079 100

Nhận xét

Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc hạng A chủ yếu là thuốc trong nước sản xuất (chiếm 58,5%) nhưng về giá trị chiếm 56.4%

(4,821,834 triệu đồng). Số lượng tiêu thụ của thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển chiếm tới 41,6% nhưng về giá trị nó cũng chỉ chiếm 43,6%

(3,722,245 triệu đồng) điều này chỉ rõ giá của thuốc ngoại cao hơn thuốc sản xuất trong nước.

51 Chương 4 BÀN LUẬN

Một trung tâm y tế, việc lựa chọn thuốc để xây dựng DMT là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại TTYT. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế.

Trong TTYT Dầu Tiếng, DMT mỗi năm một lần trung tâm đều ra soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ thay thế thuốc trong DMT TTYT để phù hợp với thực tế điều trị. Các hoạt động xây dựng DMT và quy trình lựa chọn thuốc của TTYT Dầu Tiếng năm 2014 đã được tiến hành lần lượt theo các bước tương đối bài bản, đầy đủ và hợp lý. Vì thế có thể nói hoạt động xây dựng DMT năm 2014 của trung tâm y tế đã được triển khai khá tốt và đúng các quy định của nhà nước.

Việc xây dựng DMT TTYT đã hội tụ được các yếu tố cơ bản và cần thiết như:

MHBT tại TTYT; Phác đồ điều trị của các khoa lâm sàng, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế; số liệu thống kê về sử dụng thuốc của năm trước, DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành và kinh phí dành cho thuốc của TTYT.

Việc đánh giá lựa chọn các thuốc vào trong các danh mục hoạt chất TTYT chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử dụng của các bác sĩ và các thông tin thu thập của Trưởng khoa dược. Bên cạnh đó, để có được một DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, HĐT&ĐT của TTYT cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá lựa chọn các thuốc vào DMT TTYT một cách thống nhất và đầy đủ, dựa trên tình hình thực tế tại TTYT.

Năm 2014 Sở y tế Bình Dương tổ chức đấu thầu dựa vào danh sách các hoạt chất của các đơn vị gửi lên. Từ đó mời các Công ty CPDP trong tỉnh và các công ty, doanh nghiệp dược có uy tín trong nước dự thầu, sau đấu thầu công ty dược phẩm nào trúng thầu sẽ cung ứng thuốc cho tất cả các trung tâm trong tỉnh, đây là hình thức đấu thầu rộng rãi. Hình thức cung ứng này có ưu điểm và tồn tại sau:

52

Ƣu điểm: Hình thức cung ứng rộng rãi dễ thực hiện, thuận lợi cho việc hoạt động của khoa dược.

- Thời gian cung ứng thuốc nhanh dễ theo dõi kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát chất lượng thuốc. Đảm bảo số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong TTYT.

- Số lượng thuốc dự trữ cho TTYT giảm do đó giảm được chi phí bảo quản thuốc.

Tồn tại: Giá thuốc vẫn cao, do các công ty cổ phần dược phẩm trong tỉnh chưa sản xuất dược mà chủ yếu nhập từ nước ngoài về. Chỉ sản xuất được một số loại thuốc đơn giản còn đa số mua của công ty khác, nên thuốc phải qua thêm khâu trung gian, chính vì vạy mà giá thuốc bị đẩy lên cao.

Phương thức đấu thầu trong cung ứng thuốc tuy có nhiều ưu điểm, thuận lợi nhưng giá thuốc lúc nào cũng cao hơn so với thị trường bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người bệnh.

TTYT xây dựng DMT dựa trên DMT trúng thầu của Sở y tế Bình Dương, và dựa trên DMT chủ yếu do Bộ y tế ban hành. Được xây dựng trên một nền tảng tốt, nên DMT năm 2014 của TTYT Dầu Tiếng được đánh giá là hợp lý với nhu cầu điều trị thực tế của TTYT, mặc dù trên thực tế nó còn có những bất cập vì không thoát khỏi được vòng xoáy chưa tháo gỡ của nghành Dược nước ta hiện nay.

DMT năm 2014 của TTYT có 272 hoạt chất phân thành 22 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó các nhóm thuốc điều trị tim mạch huyết áp, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc đường tiêu hoá, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc nội tiết chiếm tỉ lệ cao nhất. Là những thuốc có số lượng và giá trị sử dụng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Đối chiếu với mô hình bệnh tật của TTYT nên việc các thuốc trong DMT chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc trên là hợp lý. Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ y tế, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các TTYT thì phải chiếm trên 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh

53

nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Ta thấy tỷ lệ thuốc nội trong DMT của TTYT Dầu Tiếng chiếm tỉ lệ cao hơn thuốc ngoại đặc biệt trị giá của nó chỉ chiếm 53,6%. Đây cũng là điều hiển nhiên vì là tuyến huyện BV loại 3 nên chỉ điều trị những bệnh thông thường. Trong thực tế nhiều bác sĩ (chỉ sính hàng ngoại) và HĐT&ĐT cần đưa ra những chính sách khuyến khích khi sử dụng thuốc nội. Vì trên thực tế, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, sản phẩm sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng ổn định hơn. Vì khi tỉ trọng thuốc nội trong DMT TTYT lớn hơn thì chi phí điều trị cho bệnh nhân sẽ giảm.

Thuốc chủ yếu chiếm hoàn toàn trong DMT TTYT 100% về số lượng danh mục điều này cho thấy TTYT đã tuân thủ tốt những quy định của Bộ y tế là nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia BHYT.

Thuốc đa thành phần chiếm tỉ lệ nhỏ 27,2% chủ yếu các thuốc kháng sinh, tiêu hóa, vitamin tổng hợp và một số thuốc nhu cầu điều trị khác.

Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp tích theo phân hạng ABC.

- Hạng A có 65 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 22,0% mà giá trị sử dụng chiếm 74.0%.

- Hạng B với 61 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 20,6% mà giá trị sử dụng 16,9%.

- Hạng C với 170 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 57,4% mà giá trị sử dụng 9,1%.

Như vậy cơ cấu tiêu thụ thuốc phù hợp với hướng dẫn về cơ cấu thuốc theo phân tích ABC do Bộ y tế ban hành.

Phân tích ABC cho thấy thuốc thuộc hạng A có 65 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 22% mà giá trị sử dụng chiếm 74% (8,544,080 triệu đồng). Trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất,, có 2 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất có tác dụng tim mạch là Trimetazidin 35mg dạng viên (tỷ lệ 25,6%) và Clopidogrel

54

75mg dạng viên (chiếm 20.4%); 1 loại kháng sinh phối hợp Cledomox 625mg (Amoxicilin + acid clavulanic); 2 kháng sinh thế hệ thứ III (Cefixim và Ceftazidim); 3 thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin (Tavazid Stick ống uống ,Tavazid viên uống , Bonevit C ống uống); 1 thuốc thuốc hạ đường huyết Tyrozet Forte 850mg/5mg (Metformin + glibenclamid ); 1 thuốc điều trị tăng huyết áp Periloz Plus 4mg/1.25mg (Perindopril 4mg + Indapamide 1.25mg).

Điều này là hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật của trung tâm y tế Dầu Tiếng.

Trong số các thuốc thuộc hạng A chủ yếu là thuốc trong nước sản xuất (chiếm 58,5%) nhưng về giá trị chiếm 56.4% (4,821,834 triệu đồng). Số lượng tiêu thụ của thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển chiếm tới 41,6% nhưng về giá trị nó cũng chỉ chiếm 43,6% (3,722,245 triệu đồng) điều này chỉ rõ giá của thuốc ngoại cao hơn thuốc sản xuất trong nước.

Tỉ lệ số thuốc nhập từ các nước phát triển (11 khoản) thấp hơn các nước đang phát triển (16 khoản) nhưng giá trị tiêu thụ thuốc của các nước đang phát triển chiếm tới 27,5%.

TTYT quản lý DMT bằng phần mềm, là một giải pháp tối ưu nhất trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Trên thực tế rất nhiều TTYT đã ứng dụng phần mềm này trong Quản lý dược TTYT nói riêng và Quản lý TTYT nói chung.

Qua điều tra cho thấy DMT TTYT đáp ứng tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác điều trị của các khoa phòng lâm sàng. Tuy nhiên có một số bệnh cần phải dùng loại thuốc đặc trị nên phải mua ngoài. Tại TTYT năm 2014, tỷ lệ các thuốc được mua ngoài danh mục không cao 2,42%. Lượng thuốc mua ngoải chủ yếu do TTYT tuyến huyện nên nhiều loại thuốc không có trong danh mục mà bệnh nhân phải mua ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt phải dùng thuốc ngoài DMT TTYT. Bệnh nhân sau khi được hội chẩn của các chuyên khoa ,họ đã tự nguyện xin được mua thuốc bên ngoài. Số thuốc trong

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại trung tâm y tế dầu tiếng tỉnh bình dương (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)