2.1 Vài nét về tập truyện Yêu ngôn
Theo giới nghiên cứu thì vào khoảng năm 1943, người ta thấy xuất hiện trên tờ Thanh Nghị và Trung Bắc chủ nhật một số đoản thiên của Nguyễn Tuân có viết theo lối Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, toàn là những chuyện ma, chuyện quỷ hết sức kì quái hoang đường. Cùng một lúc trên những tờ báo ấy, người ta thấy quảng cáo một đầu sách của Nguyễn Tuân có tên là Yêu ngôn.
Yêu ngôn là tập sách sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân dự định làm và đã cho trích một số truyện trên báo chí nhưng tự ông chưa có dịp hoàn thành bản thảo. Cuốn sách bạn đọc có trong tay là do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đoán ý tác giả mà dựng lại sau khi tác giả qua đời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tập truyện Yêu ngôn.
Như ta đã biết, trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không chấp nhận cái xã hội “ối a ba phèng”, nhưng để phản ứng lại cái trật tự xã hội đầy nghịch cảnh và phi lí ấy ông chỉ có cách đi tìm những vẻ đẹp còn lưu giữ trong vốn văn hoá mà cha ông để lại và ông gọi đó là vẻ đẹp
“Vang bóng một thời”. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Tuân, đó là không khí chính trị lúc bấy giờ: cuộc chiến tranh thế giới lần hai diễn ra vô cùng ác liệt, Nhật kéo vào Đông Dương, hai tên đế quốc Pháp, Nhật cùng đàn áp cách mạng, cùng bòn vét của cải của nhân dân ta, đồng thời luôn rình mò nhau, tìm cơ hội hất cẳng nhau, tiêu diệt nhau. Những người cộng sản và quần chúng cách mạng bị bắt bớ đã đành, những người chỉ bị ngờ vực vu vơ cũng bị giam giữ đầy ải
và Nguyễn Tuân cũng là nạn nhân oan uổng của thời cuộc lúc bấy giờ.
Và thế là bão táp cuộc đời lay động đến cả “Tháp Ngà” của con người tưởng chỉ “sinh ra để mà thờ nghệ thuật” (Đôi tri kỉ gượng). Nguyễn Tuân ẩn náu ở Am sông Tô và những ngày này, ông viết : Rượu bệnh, Xác ngọc, Loạn âm, Đới roi,…trong trạng thái hết sức hoang mang, tâm thần bất định. Tâm trạng ấy đã được ông ghi lại như sau: “Nằm trong căn nhà vắng phút nào tôi cũng đón chờ cái gì ghê buồn thế nào cũng sẽ xảy đến chẳng chóng thì chày. Nằm ngửa nhìn suông cái trần nhà, nhiều hôm tôi tự bảo tôi rằng, nó sập xuống đây này. Sự bất định của tâm thần đã là một thói quen. Ai động bước vào phòng là thớ thịt giật mạnh” (Tựa Am sông Tô). Có lẽ vì thế mà Nguyễn Tuân cảm thấy quanh mình toàn là ma quỷ và ông đã viết nên những tác phẩm theo lối Liêu Trai chăng?.
Nguyễn Tuân tìm vào thế giới yêu ma có lẽ còn do một nhu cầu khác. Con người này luôn tìm những khát khao mới lạ và mãnh liệt.
Trong Một lá thư không gửi ông đã từng tuyên bố: “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”.
Những cảm giác ấy, Nguyễn Tuân không thể tìm được trong cái môi trường vẫn vây bọc lấy ông, trong cuộc sống hàng ngày mà ông chỉ toàn thấy lèm nhèm, lẹt đẹt và xám xịt. Nguyễn Tuân đi tìm một thế giới khác để sống mãnh liệt nồng nàn, cuồng nhiệt, phát huy tận độ cá tính của mình. Nhưng tìm đâu ra những cảm giác mới lạ như thế? Không thể trông mong ở cái nhân loại quanh mình, ở thời hiện đại, ở sự sống nhỡn tiền, ông bèn tìm về thế giới của Vang bóng một thời để nhắm rượu, thưởng hoa với những con người tài hoa bất đắc chí “sinh bất phùng
thời” - sinh lầm thế kỉ, hoặc thờ phụng “chủ nghĩa xê dịch” để luôn luôn
“thay đổi thực đơn cho giác quan”…
Và săn tìm cảm giác ở cõi dương gian mãi rồi cũng chán ông tìm vào cõi âm, cõi ma với mong muốn tìm được lối thoát cho cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, “vô nghĩa lý” của mình. Và thật may mắn chính nơi đây ông đã gặp được Bồ Tùng Linh:
Chuyện đời chán hẳn không buồn nhắc Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời
Bản thân Nguyễn Tuân cũng đã mổ xẻ động cơ sáng tác Yêu ngôn: “Tôi viết ra để giải quyết cho tôi, để tự trả lời cho tôi. Tôi muốn hưởng lạc đến cùng độ, mỗi ngày càng đi sâu vào những truỵ lạc xa hoa dục vọng. Đi sâu mãi vào mà vẫn cảm thấy mênh mông. Tôi cần luôn luôn có những cảm giác mới lạ. Thực tế khách quan không cung cấp cho tôi được những cảm giác mới lạ thì tôi bịa đặt ra, tự gây cho mình những cảm giác mới lạ, mặc dầu chỉ là những ảo tưởng. Thời kì viết những truyện Yêu ngôn loại thần kì quái ảo là lúc sa sút cùng đường nhất của việc đi tìm những cảm giác và hưởng lạc” [12, 119]. Với loại truyện thần kì quái đản này, Nguyễn Tuân có thể thoát khỏi hẳn thế giới loài người, thoát khỏi cõi dương gian, đồng thời có thể thoả mãn được nỗi thèm khát những cảm giác mới lạ, kì quái bằng chính những điều ông tưởng tượng ra về cõi âm, về những hồn ma bóng quỷ.
2.2. Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân Tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân được viết theo lối Liêu Trai của Bồ Tùng Linh. Bạn đọc đều biết rằng, Liêu trai chí dị là kiệt tác của Bồ Tùng Linh. Ngót 3 thế kỉ trôi qua, tiếng nói đa thanh trong tác phẩm “thiên cổ kỳ thư” ấy vẫn là mối quan tâm của bao tầng lớp độc
giả. Với tác phẩm này, Bồ Tùng Linh chủ yếu đề cập đến nhân vật hồ nữ - đó là hình tượng hồ ly đội lốt người, nhằm thể hiện khát khao hạnh phúc nhân gian, đồng thời chỉ ra bộ mặt thật của con người trần tục. Và hình tượng nhân vật hồ nữ hiện ra nhiều nhất ở chuyện tình giữa người với ma. Qua đó nhà văn đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật hồ nữ trong Liêu trai chí dị. Nhân vật hồ nữ hiện lên trong thế giới nghệ thuật của Liêu Trai bằng tất cả vẻ đẹp của tâm hồn và thể xác, trí tuệ.
Bởi họ chính là đại diện tiêu biểu, cất lên tiếng nói đòi tự do trong tình yêu hôn nhân, của mong muốn có được hạnh phúc chính đáng trong xã hội đầu nhà Thanh - một thời đại đen tối mang trong lòng những vết tích, tàn dư của tư tưởng bảo thủ lạc hậu vốn hình thành từ trước.
Nguyễn Tuân mặc dù không cùng thời với Bồ Tùng Linh nhưng do tính tự do phóng túng, Nguyễn Tuân đã trở thành một nhà văn thích đi tìm những cảm giác mới lạ, khao khát cái đẹp và đã sáng tác những tác phẩm theo lối Liêu Trai . Tuy nhiên là một nhà văn ưa khám phá cái đẹp nên đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân nhiều lúc ta thấy Nguyễn Tuân đã bị cuốn hút vào đó và xem nó như là một lí tưởng xã hội thẩm mĩ của bản thân mình, một lí tưởng được xây dựng trên quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Và ông đã không ngần ngại mà tự thú rằng “lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi có một lối độc tấu” (Lột xác). Vì thế mà nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân chủ yếu là những con người tài hoa tài tử, có nhân cách, có “thiên lương”, đối lập với loại người phàm phu tục tử. Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn là minh chứng sống động cho lý tưởng thẩm mỹ của ông. Mặc dù viết về thế giới yêu ma thì người đọc vẫn thấy được rằng đó là thế giới của những con
một thời”. Nhưng nét đặc biệt ở trong tập truyện này là ông viết cả về cõi âm và cõi dương, ở cõi âm và cõi dương đó có sự đan xen hoà hợp với nhau rất khó tách bạch. Bên cạnh những nhân vật tài hoa tài tử, Nguyễn Tuân cũng đề cập đến bọn trưởng giả ngu dốt, bọn con buôn vụ lợi phàm tục. Điều đó thể hiện quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân:
“Cái đẹp đối lập với cái phàm tục tầm thường. Cái đẹp không đi đôi với đồng tiền”. Nhưng Nguyễn Tuân chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào loại người thứ nhất bởi đó chính là thế giới của ông, vương quốc của ông. Chính từ cái vương quốc “cao quý” đó mà ông tự cho phép mình kiêu bạc với đời.
2.2.1 Những con người tài hoa tài tử, có nhân cách, có “thiên lương”
Yêu ngôn chỉ gồm 8 truyện ngắn được rút ra từ Vang bóng một thời hoặc tập hợp lại trên báo chí trước cách mạng. Với khối lượng hạn chế như vậy nhưng tác giả đã xây dựng được một thế giới nhân vật hết sức sống động, mỗi truyện là một thế giới nhân vật riêng, không truyện nào giống truyện nào. Đó là anh học trò (Khoa thi cuối cùng), người thợ mộc (Trên đỉnh non tản), cậu ấm con quan (Đới roi), là nghệ nhân làm giấy, cô gái sinh ra từ gốc gió thần (Xác ngọc lam), kẻ nghiện rượu (Rượu bệnh), chủ đồn điền người Tây (Lửa nến trong tranh), là quan triều đình, quan âm phủ (Loạn âm), chủ ấp, quản gia, danh ca (Tâm sự nước độc). Tuy khác nhau về nghề nghiệp, về nguồn gốc xuất thân, nhưng họ đều có một nét chung: hoặc tài hoa hơn người hoặc có tình yêu mãnh liệt đối với nghệ thuật, với cái đẹp. Điều này vừa thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn vừa là “điểm quy chiếu” của Yêu ngôn. Nói đến thế giới nhân vật trong Yêu ngôn, trước hết ta phải kể đến những con người tài hoa tài tử, có nhân cách, có thiên lương. Đây là
loại nhân vật chiếm đại đa số trong sáng tác của Nguyễn Tuân nói chung và trong tập truyện Yêu ngôn nói riêng. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, họ là những con người có tài năng, có thú vui tao nhã thanh cao, phẩm chất, nhân cách rất đáng ngưỡng mộ. Loại nhân vật này được Nguyễn Tuân xây dựng đối lập hoàn toàn với loại nhân vật mang trong mình những phẩm chất xấu xa, ti tiện, tầm thường. Xây dựng hai loại nhân vật đối lập nhau như vậy cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Với tài năng sáng tạo bậc thầy của Nguyễn Tuân, họ hiện lên vô cùng sinh động hấp dẫn. Nhờ họ mà Nguyễn Tuân đã làm sống lại nét đẹp xưa của con người phong kiến thời suy tàn, một thời rất gần nhưng với chúng ta nó đã trở nên hoàn toàn xa lạ. Đó là nét đẹp của cái thuở
“Vang bóng một thời”, con người trong cái thời mà còn có những ông Nghè, ông Cử, ông Tú chơi lan, chơi cúc, vui thú điền viên, họ uống rượu, ngâm thơ Đường, họ nhấm nháp chén trà sớm mai với tất cả nghi lễ thiêng liêng, họ đánh bạc bằng thơ và hát ả đào trên sông Hương…Và ở trong tập truyện Yêu ngôn này Nguyễn Tuân cũng đã viết về vẻ đẹp của những con người trong “Một thời vang bóng” đó.
2.2.1.1 Nhân vật tài hoa, yêu cái đẹp
Trước hết, đó là những con người thời xa xưa, họ hiện lên với những tài năng riêng của mình. Trong Khoa thi cuối cùng, tác giả đã đề cập đến hai anh em ông Đầu Xứ ở vùng Sơn Nam hạ là những anh khoá văn hay chữ tốt “Thơ phú làm rất nhanh, sách nhớ có thể vạch ra từng chương, từng tiết một” nhưng lại không thể ghi tên trên bảng vàng bởi nghiệp chướng của người cha để lại “lúc sinh thời cha ông đã phạm vào
một nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời. Người thiếp lúc tự ải có mang được sáu bảy tháng”. Cho nên cái ân oán đó đuổi theo gia đình ông mãi:
“Nó còn đi thi cô còn báo mãi. Có người hỏi cô muốn những gì ấy à?
Cô muốn, cô muốn nó phạm huý cho nó bị tội cả nhà kia”.
Điều đó có thể cho ta thấy một kiểu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân, những con người tài hoa nhưng sinh lầm thế kỉ, họ có tài nhưng lại bị xã hội vùi dập, không cho họ có được một chỗ đứng trong thiên hạ. Nhưng nhà văn đã viết về họ với tấm lòng cảm phục. Đó là nét đẹp của tài năng và cái đẹp ấy tiếp tục được khắc hoạ trên phương diện
“hoa tay đẹp”. Ở phương diện này Nguyễn Tuân miêu tả tiếng tăm của họ được mọi người đều biết đến. Trên đỉnh non tản thông qua câu chuyện tu sửa đền Thượng đầy bí ẩn của hiệp thợ mộc làng Chàng Thôn để miêu tả, ca ngợi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Quả thật không phải những nghệ nhân làng nghề nào cũng có thể làm ra những sản phẩm tinh xảo, sống động như thế: “Những đầu kèo vai và câu đầu đều chạm tứ quý tứ linh. Bức trần gỗ thì chạm bát bửu cửu đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác ở khỏi dưới núi. Họ chia nhau ra mà chạm, người thì tỉa hình thư kiếm, quạt và phất trần, kẻ thì gọt dáng tù và với túi roi hoặc là túi thơ cùng bầu rượu” [9, 65]. Điều này được thể hiện thông qua cụ phó Sần và những người bạn của cụ khi được thần Tản Viên mời lên sửa lại ngôi đền trên đỉnh núi.
Đặc biệt ta phải kể đến tác phẩm Xác ngọc lam, với tác phẩm này nhà văn đã viết về những con người chuyên chế loại giấy Ngự để tiến vua và đóng quyển cho các sĩ tử. Đó là cậu Năm và cô Dó của nhà họ Chu, ở làng Hồ Khẩu, họ nổi tiếng trong việc chế tạo ra loại giấy dó mà
các loại côn trùng đều tránh xa, một loại giấy được ca ngợi “thật là một vật quý trên thế gian”, “nó nhẵn mặt mà không cứng mình mà chất lại dai và lắm tờ khổ rộng thế mà bắc đồng cân lên thi nặng chỉ đến như cái lông hồng”. Chính nhờ việc chế tạo ra loại giấy có “một không hai”
đó mà nhà họ Chu đã “nổi tiếng mấy mươi đời liền, bỏ qua sự cạnh tranh của các loại giấy khác”.
Có thể nói viết về những con người có tài văn hay chữ tốt, những con người thành thạo trong nghề nghiệp của mình ở một thời đã qua, cái thời chỉ còn là “vang bóng”, Nguyễn Tuân dường như cố quên đi cái hiện thực mà ông đang sống, cái hiện thực mà theo ông đầy rẫy những xấu xa, bon chen, đố kị. Ông thật sự say sưa, tỉa tót, tô đậm thêm cái nét đẹp xưa đã mờ nhạt, nét đẹp của những ngày đã qua, một thời đã tàn.
Bản thân Nguyễn Tuân cũng hiểu rằng nét đẹp đó đã qua và không bao giờ trở lại nữa, vì vậy ông không khỏi biểu lộ niềm tiếc nuối của mình:
“Trên mặt nước sông thu, tiếng ngâm của một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm của một câu thơ thua cuộc mất ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn nào”[1, 606]. Cho nên ông viết về họ với tấm lòng trân trọng, ngợi ca.
Dù viết về những chuyện đã qua, viết về những con người tài hoa của một thời xưa cũ Nguyễn Tuân vẫn ca ngợi tài năng, phẩm chất tốt đẹp cùng với những thú vui tao nhã của họ. Với loại truyện Yêu ngôn này ta cần hiểu rằng dù là chuyện ma thì đối với tác giả đó cũng là những con ma tài hoa, tài tử: “Ấy là những kẻ suốt đời săn tìm cái đẹp, có thể bỏ cả hàng đống tiền để cầu lấy một bức tranh cổ cũ nát, thậm
gian đã thế, khi chết đi, hồn phách vẫn không chịu rời bỏ chốn thanh lâu, đêm đêm vẫn đánh trống chầu trên những mái nhà nơi hàng viện”
[11, 311]. Trong tác phẩm Lửa nến trong tranh, nhà văn đã kể về Lê Bích Xa - một chủ đồn điền cà phê, một vị quan hưu có cái cốt tài tử là
“chơi tranh, xem tranh hoặc bày tranh”. Cụ không vẽ tranh nhưng lại buôn tranh cổ, cụ luôn nghe ngóng xem ở đâu có tranh cổ rồi sai người giúp việc của mình đi kiếm về. Khi biết ở vùng Ân Thi có một bức tranh cổ cụ đã sai cậu Tây Dăng đi mua, khi Dăng đưa bức tranh cổ về thì cụ đã phát hiện ra bức tranh cổ đã bị đánh tráo mất ruột, đây chỉ là bản sao của bức hoạ cổ. Và “mặc dù rủi bị tranh giả nhưng Lê Bích Xa không tiếc tiền mà chỉ hận mình không có duyên với vật báu”. Đó là một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật thể hiện rõ sở thích cũng như thú vui tao nhã của mình.Không tiếc tiền trước cái đẹp, song mấy ai có thể say mê nghệ thuật tới mức sẵn sàng hi sinh cả mạng sống của mình như ông khách ở vùng Kinh Bắc trong Tâm sự nước độc: “tôi đam mê đàn hát quá, không nghe lời cô dặn qua về cây đàn thờ, để để đến nỗi hỏng một nửa người, để đến nỗi thành phế nhân”. Cũng như nhân vật Bá Nhỡ “ta học nghề đàn, ta phải đánh lên thành tiếng dẫu rằng đời chơi đàn của ta chỉ vẳng được lên có một lần trong trường hợp đặc biệt”.
2.2.1.2 Nhân vật tài hoa, sáng tạo cái đẹp
Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật của mình với những tài năng, sở thích riêng, không giống với bất kì một nhà văn nào cùng thời. Nhân vật của ông là những con người đẹp, dù không được xã hội thừa nhận nhưng họ vẫn thể hiện bản lĩnh của mình. Song với Nguyễn Tuân họ đâu chỉ là những con người biết thưởng thức nghệ thuật mà họ còn là những