Từ yêu cầu bức thiết phải liên kết trong đấu tranh, từ việc xuất hiện ngày một nhiều những nét văn hóa giống nhau do cuộc sống trồng trọt tương đối ổn định tạo ra lấn át những nét văn hóa lỗi thời của giai đoạn hái lượm và săn bắt, những cư dân trong cùng một khu vực cư trú nảy sinh ý nghĩ rằng họ có chung một nguồn gốc và sáng tạo ra hình thức văn học dân gian đầu tiên là thần thoại và truyền thuyết để giải thích lịch sử đó.
Đến những giai đoạn lịch sử về sau, khi sự xung đột giữa các cộng đồng ngày càng trở nên gay gắt, nhất là giữa những nhóm bản địa và những nhóm người từ nơi khác đến, thì sự liên kết giữa các dân tộc cùng sinh sống trên một dải đất lại càng trở nên cấp thiết. Thần thoại và truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc trở thành một vũ khí củng cố tinh thần cộng đồng không phải theo huyết thống mà theo khu vực cư trú. Nó được gọt giũa, được bổ sung thêm bằng những huyền thoại đơn giản hay bằng những yếu tố văn học mới xuất hiện từ thực tế lịch sử, rồi hoặc đứng riêng rẽ hoặc được cấu kết vào chuỗi huyền thoại khác để tạo thành một hệ thống. Huyền thoại mới được tạo thành đó nhằm mô tả cả một giai đoạn nguyên sơ của lịch sử loài người hay nhằm giải thích sự cấu tạo của vũ trụ, trái đất, loài người và muôn vật, giải thích nguồn gốc các giống người, nguồn gốc các văn hóa (như việc lấy lửa; việc chuyển từ phương thức hái lượm, săn bắt qua trồng trọt; việc chế tạo ra lửa lần đầu tiên, nhà cửa, trang phục, thức ăn…).
Trong bài “Nhân ngày giỗ tổ vua Hùng” (Báo Nhân Dân ngày
truyền thuyết dân gian…Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng”. Đó là những lời rất đúng, rất hay của một lãnh tụ và là nhà văn hóa lớn giúp chúng ta mạnh bạo đi tìm thời đại Hùng Vương qua các trang thần thoại, truyền thuyết.
Để lí giải nguyên nhân vì sao mà ngày nay tất thảy mọi người dân Việt Nam đều gọi nhau bằng hai tiếng “đồng bào” thân thương và trìu mến chúng ta hãy bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại phổ biến hầu như khắp khu vực Đông Nam Á - truyện “quả bầu mẹ”.
Có thể nói “quả bầu mẹ” là môtíp thần thoại quen thuộc của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, ta có thể tóm tắt thông qua truyện “quả bầu” của một dân tộc nhỏ bé vùng Tây Bắc: “Xưa có hai anh em, một trai, một gái nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm họ vào rừng kiếm ăn, gặp một con dúi bèn đuổi bắt. Dúi van xin hai anh em thả mình ra, để trả ơn dúi nói với họ rằng sắp có một trận đại hồng thủy rất lớn. Dúi khuyên hai người lấy một khúc gỗ đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn bảy ngày bảy đêm rồi chui vào, miệng gỗ bịt sáp ong. Hai anh em làm theo lời dúi, quả thật có một trận đại hồng thủy dâng lên, hết bảy ngày nước rút, khúc gỗ mắc trên cây nhót (vì thế mà cây nhót ngày nay không bao giờ mọc thẳng). Hai anh em leo xuống rồi chia nhau đi tìm mọi người nhưng tất cả đều đã chết hết. Chim “tgooc” khuyên hai anh em nên lấy nhau để duy trì giống nòi. Ít lâu sau người em có mang sinh ra một quả bầu, họ đem gác lên gác bếp. Một lần người chồng áp tai vào quả bầu nghe thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống lấy dao chặt nhưng sợ chạm vào con, họ lấy que đốt nhọn đầu rồi dùi lỗ - người Xá chui ra trước, khoét rộng thêm, người Thái, người Lào, người Lự ra theo. Sốt ruột, người vợ phang vỡ quả bầu người Kinh, người Hán ra nốt. Người Xá dính nhọ nên da đen, người
Thái, người Lự, người Lào dính nhọ ít nên da ngăm đen. Người Kinh, người Hán không dính nhọ nên da trắng”.
Tuy có rất nhiều dị bản song có thể tóm tắt trong một câu: qua một trận lũ lụt lớn, chỉ còn sống sót hai anh em ruột sau trở thành vợ chồng và sinh ra các dân tộc. Kiểu chuyện như thế rõ ràng ra đời vào thời kì mà loài người đã biết đến trồng trọt. Ở Đông Nam Á, trồng trọt xuất hiện từ rất sớm. Gần đây, người ta tìm thấy vết tích của văn hóa trồng trọt (củ, cây ăn quả, bầu). Ở một di chỉ miền đông bắc Thái Lan, vào khoảng 9000 năm tr.CN, theo các cứ liệu dân tộc học, trước khi biết trồng lúa, con người đã biết trồng các loại cây rễ củ hay thân củ và bầu bí. Hay nói cách khác, giai đoạn văn hóa lúa ở Đông Nam Á tiếp nối giai đoạn văn hóa củ và văn hóa bầu bí.
Theo cách tính toán của các nhà khoa học, giai đoạn văn hóa bầu bí muộn nhất cũng tương ứng với thời kì đồ đá mới. Thời xa xưa, bầu bí đã đóng một vai trò rất quan trọng ở Đông Dương, nhưng chưa hẳn là như thế ở các vùng khác trên thế giới. Nếu sự xuất hiện một sản phẩm lương thực mới trong trồng trọt, khi loài người đã bước vào ngưỡng cửa của thời kì văn minh, cũng đã đem lại những thay đổi lớn trong đời sống con người (khoai tây và ngô đối với các nước Châu Âu, ngô và sắn với các dân tộc ở nước ta…) thì ở thời kì nguyên sơ, tác dụng của nó lại càng lớn lao biết nhường nào. Khi mới bước vào thời kì trồng trọt, con người đã có điều kiện tổ chức những quần cư tương đối ổn định, thì nay điều kiện đó lại càng chín muồi hơn. Với các loại củ, con người mới chỉ hạn chế được đời sống hái lượm và săn bắt, nay bầu bí đã cho phép tăng thêm vụ, có thêm lương thực, được no đủ hơn. Cho đến tận ngày nay, ở nhiều dân tộc miền núi, bầu bí còn giữ một vai trò đáng chú ý trong các nghi lễ và phong tục. Chính ở giai đoạn này, những cộng đồng trồng trọt đã tụ cư cạnh nhau trong một khu vực nhất định, có quan hệ hữu hảo và gắn bó với
nhau trong cùng một mục đích sinh tồn, đấu tranh chống thiên nhiên và chống sự uy hiếp của các cộng đồng từ bên ngoài tới.
Quả bầu trong câu chuyện thần thoại trên không phải là quả bầu bình thường mà là một quả bầu “thiêng” trồng “một ngày ra lá, ba ngày ra hoa, năm ngày ra quả, chín ngày quả lớn…” theo quan niệm của người Việt cổ thì tinh linh của bất kì vật gì cũng ở dạng không bình thường. Vì vậy có thể coi quả bầu thiêng là tinh linh của bầu, mà bầu lại tượng trưng cho sản phẩm nông nghiệp mới trồng trọt được. Quả bầu đã nuôi con nguời trong đời sống hàng ngày thì ở đây quả bầu lại có nhiệm vụ cứu cặp đầu tiên sinh ra các dân tộc, cứu các dân tộc khỏi tai nạn diệt vong. Hình tượng phản ánh vị trí của quả bầu trong đời sống cổ của các dân tộc: nó nuôi sống con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Chắc hẳn rằng không có thực tế bầu bí thì làm sao có cơ sở để tưởng tượng ra một “quả bầu mẹ” của các dân tộc.
Nếu sau nạn lụt lội, loài người bị tuyệt diệt thì chẳng có gì đáng nói. Ở đây, trong phần lớn các trường hợp thì hai người còn sống sót là hai anh em ruột, người xưa muốn nhấn mạnh rằng tổ tiên của những con người cùng cư trú trên một địa phương hay là tổ tiên của loài người sau này từ một dòng máu, từ một bào thai mà sinh ra.
Câu ca dao cổ của Việt Nam khuyên con người ta nên đoàn kết lại biết đâu lại chẳng xuất phát từ một ý niệm rất cổ xưa:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
(Ca dao)
Truyện càng có sức sống, càng nhuốm màu lịch sử, một khi nó phản ánh được một hiện thực lịch sử của mọi người Việt Nam đều chung sống lâu đời với nhau thân thiết như anh em một nhà, đã và đang cùng nhau đấu tranh
Giống như “quả bầu mẹ” sự tích “Mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng” cũng có nội dung giải thích nguồn gốc của dân tộc Lạc Việt. Truyện kể về sự hợp hôn giữa mẹ Âu Cơ và bố Rồng Lạc, giữa Tiên và Rồng rồi sinh ra bọc trăm trứng nở ra 100 con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ đến vùng đất Phong Châu là trung tâm vùng đất Lạc. Người anh cả được tôn làm vua gọi là Hùng Vương. Vùng đất đặt dưới sự cai trị của Hùng Vương gọi là Văn Lang, biểu tượng của người Lạc Việt là chim và thuồng luồng chính là hình tượng mẹ Âu Cơ và bố Rồng Lạc - người khai sáng ra lịch sử dân tộc.
Ý niệm về địa vực cư trú, về đất mẹ quê cha manh nha từ đó và mở rộng thành ý niệm về lãnh thổ, về tổ quốc sau này. Ý niệm về giống nòi cũng bắt đầu từ đó và mở rộng ra thành tình cảm dân tộc lớn đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt. Hình tượng “sinh ra trong cùng một bọc” là cội nguồn của hai tiếng “đồng bào” mãi mãi nghe thân thương.
Mẹ Âu Cơ biết dạy con làm nương rẫy, trồng lúa, thổi cơm, làm bánh và trồng dâu, chăn tằm, dệt vải. Rõ ràng, mẹ mang nặng đẻ đau và cũng là anh hùng khai sáng văn hóa - bày cách làm ăn và truyền nghề khéo léo. Mẹ Âu Cơ là mẹ của mọi người, của đất nước và dân tộc Lạc Việt.
Bố Rồng tiêu diệt được Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Bố Rồng là sức mạnh của tập thể đã chinh phục tự nhiên và lập nước trên cả ba vùng: biển, đồng bằng và trung du ngày nay. Bố là biểu tượng của tinh thần dũng cảm, ý thức dựng nước của nhân dân ta. Bố là người cha của mọi người, của đất nước.
Mười tám thế hệ vua Hùng cùng các mị (con gái), các lang (con trai) và các rể đã cùng nhau cai trị đất Văn Lang bao gồm nhiều bộ lạc liên minh lại.
Họ là những nhân vật có ý chí tự lực, tính tình hồn nhiên, tâm hồn phóng
tạo ra của cải như Lang Liêu - biết chọn giống lúa nếp và làm bánh chưng, bánh giày ngon nhất, khéo nhất trong lịch sử dân tộc. Mai An Tiêm biết trồng một thứ dưa vừa mát vừa bổ.
Bố Hùng cầm đầu liên minh bộ lạc, bố Hùng là tên gọi chung cho những thủ lĩnh tối cao, những người đã tổ chức các cuộc chiến thắng lớn của lịch sử dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Nổi bật nhất trong hệ thống các thần thoại và truyền thuyết thời kì này là hai sự kiện to lớn, lâu dài và tiêu biểu:
Chống lũ lụt và trị thủy nói chung trên đất nước để bảo vệ sinh mạng và mùa màng.
Chống địch từ bên ngoài tới để bảo vệ địa bàn cư trú chung và bảo vệ đời sống độc lập.
Sự kiện thứ nhất đã chuyển thành hình tượng Sơn Tinh và Thủy Tinh qua trí tưởng tượng hào hùng và mĩ lệ của dân tộc ta.
Chúng ta lại thấy bóng dáng và tầm vóc của người khổng lồ đào sông, xây núi, sừng sững trên đất nước mênh mông, bưng ngang những dòng lũ lớn từ Tây Bắc đổ xuống và dồn tất cả vào những dãy núi to nhất đến các vùng Hà Tây, Thanh Thủy ngày nay, để buộc sông Hồng và sông Đà bớt lồng lộn, giận dữ mà ngoan ngoãn chảy về xuôi.
Đất cho nước phù sa màu mỡ, nước thấm đất để nuôi cây; nhưng đất lại phá nước, nước trị đất. Sức người, cọc gỗ, lưới sắt cùng tất cả những kết quả lao động và sáng tạo của con người đều chiến thắng thiên nhiên trong bản anh hùng ca đó.
Đằng sau lại còn thấp thoáng câu chuyện tranh chấp tình yêu giữa hai chàng trai là thần núi Tản Viên và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương xứ Lạc đồng thời cũng là cuộc đọ sức, đua tài, thi sản phẩm quý (voi chín ngà, gà
các bộ tộc đang tự nguyện gia nhập vào cộng đồng Lạc Việt. Từ đó thần núi Tản Viên đã đồng nhất với Sơn Tinh - một vị thần tổng hợp sức mạnh giữa đất và núi (mà trước đó người Việt hằng tín ngưỡng ở nhiều nơi) - đã giúp con người cổ nhiều mặt: trồng trọt, cư trú và chống kẻ thù ngoại tộc.
Cũng từ đó Tản Viên đi vào điện thần Việt với tư cách vừa là con út của mẹ Âu Cơ và bố Hùng vừa là em rể của bố Hùng, làm biểu tượng diễn tả cuộc thiên di của những bộ tộc đi từ cửa biển Thần Phù đến định cư ở chung quanh núi Ba Vì, và tập trung ở nơi cao nhất ấy tất cả hùng khí thiêng liêng của lãnh thổ đang mở rộng về phía Tây Nam. Ở đó người Muờng, người Thái trắng và người Việt cùng thờ chung Sơn Tinh và sống đoàn kết với nhau để rồi mỗi năm một lần mở hội Rô đền và cúng tế, ca hát, làm trò vui để tưởng niệm những nhân vật, những kì tích anh hùng thần thoại xưa ấy.
Sự kiện thứ hai đã chuyển thành hình tượng thánh Gióng diệt giặc Ân cũng rất hào hùng và mĩ lệ.
Chiến tranh giữa các bộ tộc xảy ra liên miên đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải đoàn kết thành một khối chặt chẽ, phải lớn mạnh vượt bậc để chống lại kẻ thù chung. Không khí hào hùng và thiêng liêng ấy tất đẻ ra hình tượng một đứa con khổng lồ - người anh hùng làng Gióng ở bộ Vũ Ninh mới ba tuổi đã vụt lớn lên hơn mười trượng, tập trung tất cả sức mạnh và ý chí của liên minh bộ tộc Văn Lang, đánh tan kẻ thù xâm lược và khẳng định quyền sống bất khả xâm phạm của giống nòi, của đất nước và của dân tộc.
Cốt truyện này đã góp phần phản ánh quá trình định cư của người Việt từ Tam Đảo xuống dọc hai bên sông Cầu cho đến Phả Lại. Trong quá trình đó, người Việt đã phải đương đầu với nhiều địch thủ từ phương Bắc tới giành giật đất Vũ Ninh. Nhưng cuối cùng thì người Việt đã thắng và trở thành chủ thể của vùng đất này. Đó là thời kì tiền quốc gia, trong đó “đã bắt đầu có một
thì…chưa chắc đã có, vì lẽ rằng: khi quốc gia có việc chinh chiến nếu có một bộ máy nhà nước hẳn hoi thì phải sử dụng ngay chức quân sự có sẵn chứ không cần phải đến chỗ này hay chỗ khác để tìm anh hùng hào kiệt” [16, tr.31]. Đồng thời đó cũng là thời kì mà tổ tiên chúng ta đã biết dùng sắt để làm công cụ sản xuất, đã biết được sự lợi hại của sắt trong sự dùng nó để làm vũ khí chống xâm lăng. Cho nên khi đã có đủ các thứ vũ khí bằng sắt trong tay: nón sắt, roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt thì một chú bé lên ba tuổi đất Văn Lang có thể giết được giặc. Nhưng ba tuổi đầu mà mang được những thứ nặng ngàn cân thì phải có một sức khỏe phi thường, mà sức vóc phi thường ấy cũng lại phải do lòng hăng hái chống giặc, do sự đoàn kết, sự giúp đỡ của nhân dân mà có: đó là sự giúp gạo, giúp cà của dân làng cho bà cụ nuôi con, để người con trở thành “ông thiên tướng” vừa vỗ tay lên lưng ngựa sắt, tức thì ngựa sắt phải chồm lên thét ra lửa.
Nhà thơ nổi tiếng Cao Bá Quát đầu thế kỉ XIX đã có một đôi câu đối rất hào hùng:
“Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn Đằng không do hận cửu thiên cơ”
Tạm dịch là:
“Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn Lên mây chín tầng giận chưa cao”
Thánh Gióng tuổi nhỏ, chí lớn nêu cao lòng yêu nước thể hiện bản chất cao đẹp của con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Sự lớn lên mạnh mẽ, phi thường của Gióng đáp ứng yêu cầu cấp bách của lịch sử: thế nước nguy nan, kẻ địch to lớn, hung hãn. Chính sự cung cấp, nuôi nấng của toàn dân rất to lớn, vô tận là cơ sở để Gióng chuyển biến phi thường đảm đương sứ mệnh.
Đồng thời, truyền thuyết Thánh Gióng cũng là một anh hùng ca ca ngợi