3.1. Sự thống nhất về đề tài hội thoại 3.1.1. Khái niệm đề tài hội thoại
Đề tài hội thoại là một hiện thực, một hành động hay một hành vi ngôn ngữ được các nhân vật giao tiếp nói tới trong hội thoại.
3.1.1.1. Đề tài hội thoại và chủ đề hội thoại
Trong tác phẩm văn học, đề tài và chủ đề là khác nhau. Đề tài, chủ đề của văn bản truyện là cái bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nếu coi tác phẩm như các hoạt động giao tiếp giữa tác giả với độc giả thì có thể nói đề tài và chủ
đề của tác phẩm chính là đích giao tiếp ngầm ẩn của tác giả trong cuộc hội thoại đăc biệt này.Cũng như vậy ta có thể nói, trong hội thoại, đề tài và chủ đề là khác nhau. Đề tài hội thoại là một vấn đề (sự vật, sự việc, ý kiến…) mà người tham gia hội thoại đặt ra trong cuộc thoại đó. Còn chủ đề hội thoại là chiều hướng phát triển, sự quan tâm và hứng thú, các kết luận mà các nhân vật hội thoại hướng tới đề tài đó.
Ví dụ: (1) Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa.Nó nhìn bà một lúc…
-SP1: Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?
-SP2: Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ. Chẳng sao hết.
-SP1: Lớp này bà ở cho nhà ai?
-SP2: Chẳng ở với nhà ai.
-SP1: Thế lại đi buôn à?
-SP2: Vốn đâu mà buôn? Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.
-SP1: Thế thì lấy gì mà ăn?
-SP2: Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn!
[5, 272]
Qua đoạn hội thoại giữa cái đĩ (SP1) và bà nó (SP2) thấy đề tài ở đây là cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Chủ đề mà tác giả
muốn gửi gắm là cái đói của người cố cùng trong xã hội.
3.1.1.2. Đề tài của lời và đề tài diễn ngôn
Trong đề tài hội thoại, có thể phân biệt giữa đề tài của lời và đề tài diễn ngôn.
Đề tài của lời là trong một cuộc giao tiếp nào đó, một nhân vật giao tiếp nói đến một sự vật , một điều nào đó nhưng không được đối phương chấp nhận và phát triển nó trong cuộc thoại.
VÝ dô: (2)
-SP1: Trông cái mặt đẹp chửa! Vẫn còn giận đấy à?
-SP2: Giận quái gì! Tôi có quyền gì mà giận?
-SP1: ái chà. Cậu cả cũng biết đay hẳn hoi kia đấy!...Rồi đột ngột.
Kha đi Sầm Sơn vài ngày đây.
-SP2: Cái ấy có can dự gì đến tôi?
[5, 220]
SP1 đưa ra đề tài của lời là “vẫn còn giận đấy à?” nhưng SP2 trả lời
“giận quái gì! Tôi có quyền gì mà giận?”. Như thế SP2 không chấp nhận đề tài của SP1. Đề tài “vẫn còn giận” không thành đề tài diễn ngôn chỉ mới là đề tài của lời.
Tiếp tục, SP1 đưa ra đề tài của lời “Kha đi Sầm Sơn vài ngày đây”, và SP2 lại trả lời “cái ấy có can dự gì đến tôi?”. Như vậy, đề tài “Kha đi Sầm Sơn” không được SP2 chấp nhận, nó không thành đề tài diễn ngôn, cũng chỉ mới là đề tài của lời.
Đề tài của lời không được người đối thoại hưởng ứng thì nó vẫn là đề tài của lời. Khi có sự tham gia, hưởng ứng, góp phần phát triển qua một số lượt
lời, một số tham thoại của người tham gia hội thoại, tức là có sự trao đổi, thảo luận về nó thì đề tài đó được nâng cấp thành đề tài diễn ngôn. Từ đó thấy rằng,
đề tài diễn ngôn không phải do một nhân vật hội thoại quyết định mà do các nhân vật cùng tham gia trong cuộc hội thoại đó cùng xây dựng bằng những
đóng góp của mình.
VÝ dô: (3)
- SP1’: Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận.
- SP2’: Thật ư? Cô trông thấy bao giờ?
- SP1”: Vừa lúc nãy. Nó đang vá, thấy em vội giấu vào trong cái cối xay. Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cho em cái chậu thau. Nó đi rồi, em lại cái cối xem, mới biết là cái tổ rận của thằng lang.
- SP2”: Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau. Tôi cũng thấy chúng lâu nay hay cười cợt với nhau lắm. Mà con kia thì mua quà bánh cho thằng ấy luôn đấy. Sao cũng được chết với nó thôi? Dễ thường chúng nó vẫn ngủ với nhau trong buồng bếp nhà mình.
- SP1’’’: Thật đấy. Ta phải rình bắt quả tang một mẻ, rồi liệu cho chúng nó. Những đồ vô phúc! Nhà mình là nhà làm ăn…
[5, 340,341]
“Con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận” là đề tài của lời của SP1’ và khi nghe SP1’ đưa ra đề tài của lời như vậy, SP2’ trả lời “thật ư? Cô trông thấy bao giờ?” bằng cách hỏi lại, SP2’ đã chấp nhận đề tài mà SP1’ đưa ra từ đó đề tài của lời “con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận” đã trở thành đề tài diễn ngôn, đề tài này được thể hiện xuyên suốt trong cuộc thoại. Đề tài diễn ngôn là đề tài của cuộc hội thoại.
Đến đây cuộc thoại mới dừng ở mức xác lập đề tài diễn ngôn nhưng chưa định được chủ đề. Khi SP2’ hỏi lại, là có ý đồ thăm dò chủ đề mà SP1’
muốn đề xuất về “con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận” và SP1” trả lời câu
hỏi bằng lượt lời “vừa lúc nãy…của thằng Lang” với câu trả lời này chủ đề đã
được xác lập, dĩ nhiên phải được “phê chuẩn” của SP2 bằng lượt lời SP2.
3.1.2. Sự khác nhau giữa đề tài hội thoại và đề tài văn bản
Đề tài hội thoại, nhất là hội thoại đời thường, thường không cố định. Nó có thể thay đổi trong một cuộc thoại, miễn là sự thay đổi đó phải có mối liên hệ nào đó để làm cơ sở cho việc chuyển đề tài.
VÝ dô: (4)
- SP1: Cái Lan dạo này xinh nhỉ?
- SP2: ừ, xinh thật, hình như nó có người yêu rồi thì phải.
- SP1: Đúng rồi, nó yêu anh 113 - SP2: Cái Cúc cũng yêu bộ đội đấy.
- SP1: Thật à! ở đâu cơ?
- SP2: Hình như ở Học viện Phòng không.
Đây là một cuộc thoại mà tôi nghe giữa hai nữ sinh viên trên xe ô tô, cuộc thoại này có sự chuyển đề tài hội thoại mà SP1 và SP2 đưa ra và được chấp nhận. Đây là đoạn thoại đời thường giữa các nhân vật.
Đề tài văn bản phải thống nhất từ đầu đến cuối, nếu có sự thay đổi thì
văn bản đó không còn đảm bảo được sự mạch lạc.
Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Nghèo”, từ đầu tác phẩm tác giả viết
“Bu con đói..” đó là tiếng kêu của cái đói gắn liền với cái nghèo. Truyện nói về cái nghèo của gia đình chị đĩ Chuột, đó cũng là đề tài của văn bản. Từ đề tài ấy, tác giả xây dựng rất nhiều các đoạn thoại giữa các nhân vật với nhau nhưng từ đầu đến cuối truyện đề tài về cái nghèo luôn thống nhất. Kết thúc tác phẩm cũng là tiếng kêu khóc của chị đĩ Chuột khi bị bà Huyên bắt nợ mẻ gạo mới đong “ở ngoài ngõ, mẹ con chị Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyên nhất định bắt mẻ gạo mới đong để trừ sáu hào nợ chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc”
[5,23]
Đây là văn bản đã đảm bảo được sự mạch lạc về đề tài văn bản từ đầu
đến cuối truyện.
3.1.3. Xác lập đề tài trong hội thoại tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học các nhân vật trò chuyện với nhau đều nằm trong ý đồ của tác giả. Đề tài hội thoại do vậy thường mang tính “có vấn đề”.
Hội thoại giữa các nhân vật cũng có tư cách là một sự kiện – sự kiện nói năng trong diễn tiến câu chuyện (cốt truyện) thể hiện sự tương tác bằng lời giữa các nh©n vËt víi nhau.
Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Nghèo” đã thể hiện rất rõ ý đồ của tác giả khi xác lập đề tài trong hội thoại. Mở đầu là lời thoại của thằng cu bé “Bu
ơi con đói…” đó là lời thoại “có vấn đề”. “Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết quay ra mắng át nó đi:
Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà!...”
[5,18]
Cũng như đề tài trong hội thoại đời thường, đề tài trong hội thoại tác phẩm văn học cũng do nhân vật đề xuất. Nhân vật này nhận thấy cần thiết phải giải quyết một vấn đề nào đấy đặt ra, mong đối tác cộng tác để chuyển nó thành đề tài cuộc thoại.
VÝ dô: (5)
- SP1: Cô bao nhiêu tuổi nhỉ?
- SP2: Cậu đoán độ bao nhiêu?
- SP1: Mười tám phải không?
- SP2: Mười bảy.
- SP1: Thế thì tốt quá. Tôi mười tám. Gái hơn hai, trai hơn một, cô nhỉ!
[5,239]
SP1 (Hàn) muốn tạo mối quan hệ thân mật với SP2 (Tơ) nên trong cuộc hội thoại giữa hai người, để đạt đến đích rõ hơn về SP2 nên SP1 đã đưa ra đề
tài “cô bao nhiêu tuổi nhỉ” và SP2 đã chấp nhận đề tài đó bằng việc hỏi lại
“cậu đoán độ bao nhiêu”, SP1 lại tiếp tục trả lời bằng một câu hỏi. Từ đó vấn
đề mà SP1 đưa ra đã được chuyển thành đề tài cuộc thoại.
Để xác lập đề tài hội thoại, có trường hợp đề tài được xác lập một cách nhanh chóng, chỉ bằng một cặp thoại nhưng cũng có một số trường hợp đề tài
được xác lập bằng một số cặp thoại sau khi các nhân vật giao tiếp đã thương lượng với nhau.
Đề tài hội thoại được xác lập bằng một cặp thoại.
VÝ dô: (6)
- SP1: Thưa cậu, bà Cửu có nhà không ạ?
- SP2: Thưa cô…vâng! mẹ tôi có nhà. Mời cô vào chơi.
[5, 236]
Hoặc VÝ dô: (7)
- SP1: Ai bắt mình khổ mà mình khổ?
- SP2: Giời bắt đấy. Nhà tôi kém phúc đức nên tôi khổ.
[6,34]
ở đây SP1 đưa ra đề tài hội thoại là “ai bắt mình khổ mà mình khổ?” và
được xác lập ở câu trả lời của SP2 “giời bắt đấy”, “nhà tôi kém phúc đức nên tôi khổ”.
Đề tài hội thoại được xác lập bằng một số cặp thoại.
VÝ dô: (8)
- SP1’: Con lấy ở đâu? Bảo thật mợ…
- SP2’: Của ông câm cho đấy mà!
- SP1’: Chết thật! ông ấy lấy tiền đâu mà cho? Cả đời mình chả cho
ông ấy cái gì?
SP2”: Ông ấy làm.
- SP1”: Không phải. Làm sao được cái gương đẹp thế? Gương tây đấy kia mà…đắt lắm!
- SP2”: Thật, ông ấy làm.
[6, 469]
Đề tài được SP1 đưa ra là SP2 (Hiền) lấy cái gương ở đâu, được thể hiện ra bằng hai cặp thoại là cặp thoại SP1’ và SP2’; cặp thoại SP1” và SP2” để xác lập cho đề tài mà SP1’ đưa ra.
3.1.4. Duy trì, phát triển và thay đổi đề tài hội thoại.
3.1.4.1. Duy trì và phát triển đề tài hội thoại
Trước giao tiếp, các nhân vật giao tiếp xác lập đề tài, đề tài hội thoại.
Đề tài này không bị thay đổi trong cuộc thoại mà được duy trì, phát triển cho
đến kết thúc cuộc thoại.
VÝ dô: (9)
- SP1’: Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang rận.
- SP2’: Thật ư? Cô trông thấy bao giờ?
- SP1”: Vừa lúc nãy, nó đang vá thấy em vội giấu vào trong cái cối xay.
Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cho em cái chậu thau. Nó đi rồi, em lại cái cối xem mới biết là cái tổ rận của thằng lang.
- SP2”: Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau. Tôi cũng thấy chúng nó ít lâu nay hay cười cợt với nhau lắm. Mà con kia thì mua quà bánh cho thằng ấy luôn đấy. Sao cũng được chết với nó thôi? dễ thường chúng nó vẫn ngủ với nhau trong buồng bếp nhà mình.
- SP1”’: Thật đấy. Ta phải rình bắt quả tang một mẻ, rồi liệu cho chúng nó. Những đồ vô phúc! Nhà mình là nhà làm ăn…
[5, 340, 341]
SP1’ đưa ra đề tài hội thoại “con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận”, và
được xác lập bởi lượt lời của SP2’. Đề tài này ấy được duy trì bởi lượt lời của SP1” và được phát triển từ chỗ “con mụ Lợi vá áo cho thằng Lang Rận” đến đề
tài hội thoại mà SP2” đưa ra “dễ thường anh chị phải lòng nhau” và cũng
được SP1”’ chấp nhận.
3.1.4.2. Thay đổi đề tài trong cuộc thoại
Việc thay đổi đề tài thường là quyết định bất ngờ nảy sinh trong quá
trình duy trì, phát triển một đề tài nào đó mà không được dự định trước.
Trong quá trình thay đổi đề tài mới mà nhân vật hội thoại đưa ra thương lượng không phải là một vấn đề ngẫu nhiên mà nó có liên quan ít nhiều đến đề tài được thảo luận trước đó. Điều này tạo nên tính mạch lạc cho cuộc thoại.
VÝ dô: (10)
- SP1: Đốc tờ, đốc tờ thôi đi, tôi lạy các ông đốc tờ cả nón…tôi bất cần
đến các ông đốc tờ, tôi chỉ cần tiền thôi. Tôi cứ đi dạy học.
- SP2: Thế mà cũng nói.
- SP1: Chứ không à? Chỉ ba hôm nữa là tôi đi.
- SP2: Không đi nữa! Cứ đi là thế nào. Tôi cứ để cho mình đi, tôi chết.
- SP1: Cho m×nh chÕt.
- SP2: Ô hay, mình rủa tôi đấy à? Mình mong tôi chết lắm?
- SP1: Tôi mong lắm. Sống mà cứ cau có như khỉ thì cũng nên chết đi cho rảnh.
[6, 37, 38]
SP1 và SP2 đang nói chuyện với nhau về việc SP1 sẽ đi dạy học, nhưng SP2 không cho đi vì đốc tờ bảo anh ta vẫn bị ốm không thể đi dạy học được.
SP1 đã phủ nhận vai trò của “đốc tờ” và cũng chuyển từ đề tài “đốc tờ…cần tiền thôi” và đưa ra đề tài “tôi cứ đi dạy học” SP1 và SP2 thương lượng với nhau, trong quá trình đó SP1 và SP2 lại chuyển từ đề tài đó sang đề tài “mình mong tôi chết lắm?” và đáp lại lượt lời SP1 “tôi mong…cho rảnh”. Như vậy, trong cuộc thoại có sự chuyển đề tài liên tục, nhưng vẫn đảm bảo được tính mạch lạc cho cuộc thoại. Vì SP2 (người vợ) do cuộc sống quá buồn tẻ, nghèo,
mà vợ anh nghiện cãi nhau, nhiều lúc cãi nhau giữa hai vợ chồng cũng vui.
Chính vì vậy mà SP2 nghe những lời của SP1 thì suy luận ra dẫn đến cãi nhau.
3.1.5. Liên kết giữa các đoạn thoại
Về mặt cấu trúc, một cuộc thoại gồm ba phần: mở thoại, thân thoại và kết thoại. Trong thực tế không phải lúc nào một cuộc thoại cũng có đầy đủ ba phần trên, nhất là trong hội thoại nghệ thuật vốn bị chi phối bởi định hướng ngắn gọn, súc tích của nhà văn. Các cuộc thoại trong hội thoại nghệ thuật thường bị lược bỏ phần mở thoại hoặc phần kết thoại.
Ví dụ: (11) Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ là Hài và Thư
Mở đầu cuộc thoại:
- SP1: ủa! Anh Hài!
Hài ấp úng:
- SP1: Trời đất ơi! Trời đất ơi.
Sau đó cuộc thoại được mở rộng ra phần thân thoại là cuộc trò chuyện của SP1 và SP2.
- SP1: Anh uèng g×?
Hài lúng túng. Thư vụt nhớ:
SP1: à hình như anh cữ rượu.
Hài vội vàng chộp lấy.
- SP2: Vâng chính thế, đốc tờ bắt kiêng.
Cuộc thoại được phát triển lên, kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau ở nhà hát ra Thư hỏi.
- SP1: Bây giờ chúng ta đi về nhà anh chứ?
- SP2: ừ cũng được.
Kết thúc lời thoại bằng một lời hẹn cho một cuộc gặp tiếp theo (sau):
- SP1: à, nhưng mà không được. Tôi còn phải đi đằng này một chút.
Anh cho tôi biết số nhà…
- SP2: Nhà tôi không có số. Chỗ tôi ở khí xa mà hơi khó tìm. Có lẽ cứ
để tôi tìm anh lại tiện. Rồi tôi sẽ đưa anh về.
- SP1: Vâng càng tốt lắm. Tôi ở 26 Fouqueton, bao giờ anh sẽ tới?
- SP2: Chiều hôm nay.
- SP1: Thiệt nhớ? Vậy chiều hôm nay…
[6, 44, 46, 47, 48]
Đây là cuộc thoại có đầy đủ mở thoại, thân thoại và kết thoại.
Ví dụ: (12) Trong truyện ngắn “Đòn chồng” vì muốn truyện ngắn gọn súc tích không kéo dài cuộc thoại nên tác giả đã bỏ phần mở thoại mà vào thẳng phần thân thoại và kết thoại.
- SP1: Sao lại có một xu?
- SP2: Tôi ăn một tấm.
Sau đó là cuộc cãi cọ của SP1 và SP2 để phát triển phần thân thoại bằng các lượt lời SP1 và SP2.
Kết thúc cuộc thoại là lời của SP1:
- SP1: Thôi! Tôi cũng thí cho nhà chị. Tôi chỉ bu loa lên thế để cho cả
chợ người ta biết, rồi giờ người ta vạch vôi lấy mặt chị, để thấy cái mặt nhà chị đâu thì người ta kiềng nó ra.
[5, 116, 117, 118]
VÝ dô: (13)
- SP1: Anh có quyền gì được “chửi” tôi như vậy? Tôi đưỡi mặt. Bởi vì
quả tôi không có quyền gì thật. Tôi cố tìm một lẽ:
- SP2: Người ta định về quê thì giữ người ta ở lại…
- SP1: Ai bảo anh ở lại?
- SP2: Ai bảo…! Con chó bảo!
- SP1: Anh bảo ai là chó? Anh láo vừa vừa chứ!
- SP2: Biết vậy mình về quê cho rảnh.