NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG CẢM THỨC

Một phần của tài liệu Cảm thức đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 45 - 58)

46

3.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ và có sự nhoè mờ hư - thực

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ [7].

Nhà văn là người nghệ sĩ của từ. Sứ mệnh cao cả của nhà văn đối với ngôn ngữ là ở chỗ qua những tác phẩm của mình một mặt bảo vệ sự trong sáng, mặt khác phải làm giàu có, phong phú hơn tiếng mẹ đẻ. Có thể nói, một nhà văn đích thực bao giờ cũng ý thức mình là một nhà ngôn ngữ.

Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã có những thay đổi căn bản về ngôn từ nghệ thuật. Tính đối thoại là một yếu tố căn bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết hôm nay. Tiểu thuyết vốn không bao giờ thoả mãn với một ý thức, một tiếng nói mà đa thanh, đa giọng.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ngôn ngữ là một phương diện thể hiện tài năng của Bảo Ninh. Có thể thấy mỗi từ ngữ trong tác phẩm này

“đều có khả năng phát động một trường liên tưởng rộng lớn”

(V.V.Vinogradop). Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Bảo Ninh đậm chất hiện thực đời thường, là thứ ngôn ngữ lột tả tận đáy cái bề bộn và thô nhám của đời sống. Người ta nhận thấy chất liệu đời thường ùa vào văn học, mở rộng

“vùng thẩm mĩ”, chiếm lĩnh cả những khu vực đời sống trước đây bị khuất lấp, cái cao cả đối mặt với cái thấp hèn, cái bi hoà vào cái hài, nhân tính đối sánh với phi nhân tính. Ngôn ngữ của ông không giống cái sang trọng hiện đại mà nhẹ nhàng, đủng đỉnh của Hồ Anh Thái, cái trau chuốt của Võ Thị Hảo, hay cái mạnh bạo rất Tây của Phạm Thị Hoài…Nó không đơn điệu, hào nhoáng mà nhiều tầng vỉa như những mảnh quặng. Điều này làm cho tác phẩm của ông gần với đời hơn, đa diện hơn và tăng khả năng biểu cảm.

Với Bảo Ninh, bản thân việc chọn hình thức tự sự từ dòng ý thức đã khiến nhà văn có xu hướng nghiêng về loại hình ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu

47

màu sắc bên cạnh ngôn ngữ hiện thực đời thường. Nhiều người đồng ý rằng văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm.

Nhưng ngôn ngữ giàu chất thơ ấy không phải là chất thơ du dương, thi vị mà là chất thơ được nảy lên từ hiện thực buồn đau của thân phận con người. Nói cách khác, thứ ngôn ngữ đầy chất thơ ấy đã được cải hoán, xây dựng trên ý thức về tính văn xuôi của tiểu thuyết. Điều này làm nên đóng góp lớn của Bảo Ninh về phương diện cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết.

Nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh sống trong hiện tại nhưng luôn hoài vọng về “những khoảng thời gian đã mất”. Anh đi tìm cuộc đời mới của mình nhưng đấy là cuộc đời đã đi qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong buồn đau chiến tranh. Bảo Ninh đã dùng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ ấy để miêu tả những chập chờn của cõi vô thức, qua dòng hoài niệm của Kiên: Vào lúc 0 giờ này, thành phố yên ắng tới độ tưởng chừng như có thể nghe thấy cả tiếng mây trôi và tưởng chừng như cõi thực đã lui khỏi, thế giới nhường lại cõi trống cho hằng hà miên man những ảo giác… Khi đêm xuống đứng bên cửa sổ, lặng nhìn màn mưa giăng mờ mặt phố, anh thường bất giác mường tượng ra trước mắt cảnh rừng mưa vang mênh mang buồn của những đại ngàn năm xưa vươn qua biển mái nhà nhấp nhô, tràn lên tiếng rì rầm của phố xa canh khuya, dội tới triền miên như sóng vỗ, như kí ức xô bờ [17, tr.78]. Đó là đoạn văn hay tả cảnh Hà Nội về đêm hay rừng đêm ở Tây Nguyên? Nó được bao bọc bởi một lớp sương mờ ảo vừa thực, vừa hư, vừa là quá khứ, vừa là hiện tại, chập chờn, mông lung trong miền kí ức. Từ những cảm giác, ấn tượng, mộng mị, hồi tưởng của Kiên hiện lên một vũ trụ chiến tranh u uẩn, ngột ngạt, một vũ trụ mưa: “mưa rơi”, “mưa nhỏ”, “mưa đêm”, “mưa dầm”, “mưa ngút trời”. Có những đêm mưa hiện về trong cõi nhớ của Kiên lại rực sáng, lung linh bởi kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về Phương: Trong những cơn mưa đổ đốn ấy, không gian tưởng tượng thật trong lành, bầu trời cao vọi, mây nắng tuyệt

48

vời gần như là tầng trời của những giấc chiêm bao thời thơ ấu [17, tr.15].

Mưa nhạt nhoà trong hoài niệm, thấp thoáng trong bóng dáng tiên nữ của Phương: Trong những đêm mưa ấy, từ giữa miền không gian xa xanh sâu thẳm, khuất chìm sau sương mù kí ức, người con gái của thành phố quê hương lại hiện lên và bước tới với anh trong bóng hình tiên nữ mờ ảo. Trong Nỗi buồn chiến tranh, từ “mưa” được nhắc lại 104 lần trở thành giai điệu ám ảnh, biểu tượng cho nỗi buồn và cảm giác bị vây bủa, bị uy hiếp của người lính. Với Bảo Ninh, những cơn mưa như là suối nước mắt của trời đất và con người trước đau thương chồng chất nơi mảnh đất bị bom đạn, kẻ thù cày xới.

Chập chờn trong dòng kí ức của Kiên về những đêm mưa không chỉ có hiện thực chiến tranh tàn bạo mà còn có vẻ đẹp toát ra từ thứ ngôn ngữ giàu chất thơ ấy.

Ngôn ngữ giàu chất thơ của Nỗi buồn chiến tranh, còn gắn liền với những kí ức miên man, bất định, một dòng chảy tìm về những hoài niệm được chắp vá một cách ngẫu hứng. Bảo Ninh đã sử dụng nhiều từ ngữ chuyển đoạn bất chợt về thời gian mang tính chất ngẫu nhiên của kí ức: Đêm nay; buổi sớm tinh mơ mờ đất; hồi đó; về sau; cùng với thời kì; trong khi trời thì cứ mưa;

ngày này qua ngày khác; cuối buổi chiều hôm Can bỏ trốn; tuần trước; trong suốt nhiều tháng trời vừa qua; đêm; thật lạ lùng; sáng hôm sau; về đêm; nửa đêm…; Kiên nghĩ; Kiên nhớ… Những từ ngữ chỉ thời gian ở đây không còn cụ thể xác định mà có sự mờ nhoè giữa hư - thực, vừa chỉ hiện tại trong quá khứ, vừa chỉ sự hồi cố mang âm hưởng buồn rầu, nhớ nhung. Chúng đan xen lẫn nhau như giấc mơ mở mắt tạo nên những sai trật cục bộ trong mỗi trường đoạn tạo nên sự nhòe mờ hư thực trong cõi nhớ nhân vật chính - Kiên.

Những kỉ niệm cứ ẩn hiện trong kí ức người lính phản ánh dòng tâm trạng ngổn ngang, bề bộn. Thời gian quá khứ tồn tại ngay trong hiện tại chi phối tâm trạng và cảm xúc nhân vật: Suốt đêm, tôi trôi dạt trong bể khổ thời

49

Mậu Thân. Khi tỉnh dậy thì ngoài cửa sổ trời đã tảng sáng và lưu ảnh cuối cùng đọng trong tâm trí là cảnh tượng đau thương rùng rợn [17, tr.52]. Chất thơ trong tiểu thuyết chủ yếu toả ra từ mối tình của Kiên và Phương, từ tâm hồn và thân thể Phương, có sức lay động sâu xa trong lòng độc giả. Khi nói đến Phương, nhà văn thường dùng những từ ngữ đẹp đẽ, thuần khiết nhất, chẳng hạn như: trắng trong; trinh trắng; trắng mịn; trắng muốt…Kiên đã nhìn thấy Phương đúng vào giây lát: những vồng lửa hình sin nhấc bổng màn trời trước mắt và khi từng luồng sóng rợn xô đổ cảnh chiều hôm [17, tr.192].

Phương hiện lên với vẻ đẹp đầy thách thức, ngạo nghễ: Phương đứng thẳng tuyệt mĩ, ướt át đưa tay lên sửa tóc, rồi nhẹ nhàng như múa xoay lưng lại, uyển chuyển bước lên bờ… Hai cánh tay đẹp đẽ, hai bờ vai tròn lẳn, hai bờ vú nây rắn rung lên nhè nhẹ, cái eo mịn màng phẳng phiu… đôi chân đẹp, dài và chắc, mềm mại dưới làn da như sữa đặc [17, tr.239]. Tác giả đã giành những trang văn hay nhất để nói về Phương. Nàng được dệt nên bằng những ngôn ngữ óng ả, mềm mại cùng tất cả sự ngưỡng vọng và tôn thờ. Với Kiên:

Bất chấp những núi non tội lỗi, bất chấp những tai tiếng xấu xa, những điều kinh khủng mà từ nhiều năm đời đã gắn vào cho tên tuổi của nàng. Phương vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trong trắng, vĩnh viễn tuổi thanh xuân [17, tr.222].

Phương và Kiên ở tuổi 17, hai tâm hồn lành mạnh, nồng nhiệt, hai trái tim hào hiệp, hồn nhiên. Một mối tình trong sáng đắm say: Hai đứa mình, Kiên ơi…có thể đến chết đi vẫn còn trong trắng…vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào [17, tr.225]. Mặc dù mối tình ấy bị chiến tranh vùi dập, quăng quật để mãi mãi họ chỉ tồn tại như hai cái bóng đơn lẻ, song hành trên đường đời nhưng tác giả luôn viết với tất cả niềm trân trọng. Khoảnh khắc họ bên nhau ở hồ và biển được ghi dấu bằng những đoạn văn thơ mộng và lãng mạn nhất cuốn tiểu thuyết. Cảnh hồ Lung linh, êm đềm, huyền ảo, sóng hồ

50

dập dềnh, ì oạp vỗ vào bờ cỏ. Xa xa, từ chỗ pháo đội cao xạ chất nổi trên đám bè neo sâu trong hồ một hồi kẻng khuya chậm dãi dóng lên…Gió thở dài và im lặng lan xa [17, tr.161]. Cảnh biển: Biển phả vào hơi nước mát lạnh và tinh khiết. Khơi xa ầm ì. Những vệt sóng bãi biển đêm khuya tím đen và óng ánh, một cơ thể hùng vĩ mang trên vai khối nặng huy hoàng của một trời sao cuối hè [17, tr.219]. Ngôn ngữ trong hai đoạn văn nhẹ nhàng, truyền cảm với nhiều tính từ, từ tượng hình “dập dềnh”; từ tượng thanh “ì oạp”; biện pháp tu từ nhân hoá “gió thở dài” và những ngôn từ mềm mại: run run, mát lạnh, tinh khiết…phản ánh những rung động ban sơ của tuổi trẻ. Trong một đoạn văn khác, vào một buổi chiều công viên trong tâm trí Kiên toàn bộ cuộc sống bấy lâu nay được soi sáng trong luồng tâm tưởng ngược chiều thời gian. Trên vùng không gian tinh thần ấy, Kiên thấy hiện lên rõ một cách bí ẩn khó giải thích: Một đoạn đời, một phong cảnh, một hình ảnh, một gương mặt mà từ lâu anh đã quên lãng…Kí ức về một trưa mùa khô rực rỡ nắng, hoa nở đầy trong những khoảnh rừng thưa… Kí ức một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ… những bờ suối, bãi lau, buôn nhỏ hoang tàn [17, tr.100]. Kí ức trào dâng từng lớp, lúc êm đềm, lúc dữ dội, diễn tả thành công qua ngôn ngữ biểu cảm cũng như cách lựa chọn các biện pháp nghệ thuật của Bảo Ninh.

Ngôn từ của Bảo Ninh còn có khả năng sinh tạo tư tưởng, nhiều khi tạo ra một chuỗi độc thoại thầm thì: Một dòng sông. Chưa từng bao giờ Kiên được thấy. Thấy, chứ không chỉ là mường tượng, cuộc đời mình hiện thân như một triền sông như thế. Còn bản thân mình thì anh thấy, đang đứng chon von trên mỏm từ bờ cao dốc đứng lặng ngắm toàn cảnh đời mình, đang mất đi, đang trôi xa, đang vĩnh biệt chính mình. Trên dòng sông ra đi về một hướng ấy của sự sống hiện lên một cách tổng hợp vừa xa mờ, vừa mồn một rõ sâu sắc và trọn vẹn thế giới đời anh [17, tr.140]. Hình ảnh dòng sông là một biểu

51

tượng, vừa là dòng nghĩ của Kiên, vừa là dòng đời, dòng số phận mà Kiên đang đứng trên mỏm cao để quan sát. Dường như cái thực hoà lẫn vào cái ảo, qua ảo mà thấy thực.

Ngôn ngữ giàu chất thơ cũng chi phối cách sử dụng câu văn của Bảo Ninh. Ông sử dụng câu có nhiều trạng ngữ: Hồi đó, vào độ cuối tháng Tám, ven các cánh rừng dọc theo triền suối này, hoa hồng ma nở rộ trong mưa, đâm bông trắng xoá, thở hương thơm ngát [17, tr.13]; Những tháng năm kịch liệt và kinh khủng Mậu Thân, sau Mậu Thân, mùa khô 72, thời sau Hiệp định [17, tr.143]; sử dụng nhiều cấu trúc trùng điệp: Còn bản thân mình…thế giới đời anh [17, tr.140]. Cấu trúc cú pháp xuất hiện nhiều tổ chức mệnh đề: “đang mất đi”, “đang trôi xa”, “đang vĩnh biệt” đem lại chất thơ và tính nhạc cho ngôn ngữ. Câu văn tự tạo cho mình lực hấp dẫn tự nhiên, dẫn dụ người đọc vào vòng xoáy tâm trạng nhân vật. Đặc biệt, có những lúc câu văn lại tự ngân lên nhịp nhàng theo dòng hồi ức đẹp đẽ của Kiên về một mối tình thơ mộng, đắm say một thời cùng Phương: Ôi, cái ngày tháng Tư nóng hổi, nồng nàn.

Những lần ôm xiết ngắn ngủi, chếnh choáng trong làn nước màu lục nhạt.

Những sợi rong lập lờ [17, tr.141]. Bảo Ninh cũng sử dụng chêm xen những câu văn ngắn mang dư vị hẫng hụt, tiếc nuối, xót xa: Khúc sông đời thanh lặng, êm ả cuối cùng nhanh chóng trôi xa. Bắt đầu dằng dặc chặng sông dài rực lửa. Bao nhiêu năm trời. Một cuộc chiến tranh [17, tr.141]. Sự sắp xếp này khiến cho độc giả có cảm giác như những gì tốt đẹp của cuộc sống giờ nằm chênh vênh bên bờ vực thẳm, tất cả chỉ còn lại tiếng kinh cầu giữa thinh không vô vọng, xót xa…Và nếu những câu văn ngắn tác động mạnh và dồn dập vào tâm trí người đọc thì những câu văn dài tựa như những mũi khoan châm chíc vào lòng người những nốt trăn trở, cả sự khắc khoải, triền miên không dứt. Chẳng hạn: Giá như có thể không cần phải ngủ, giá như có thể không cần phải sống lấy lệ cuộc sống hàng ngày, giá như toàn bộ lượng thời

52

gian còn lại có thể chỉ để dành cho duy nhất sự nghiệp bút nghiên, một sự nghiệp không có mục đích nào khác ngoài định hình trên giấy những giấc mơ quá khứ, những ám ảnh và những âm vang sắp mai một của thời đã qua thì tới ngày đã định của số phận trở lại với mỏm bờ sông đứng kia anh sẽ nhẹ lòng hơn và thanh thản hơn biết bao khi xuống với dòng nước đưa anh về cõi chết, nơi vô vàn những linh hồn thân thuộc đang đón chờ anh [17, tr.135].

Văn Bảo Ninh hấp dẫn người đọc ở chính khoảng lặng của ngôn từ, ở màu sắc các biểu tượng được dệt nên từ những giấc mơ, những độc thoại của con người về mình và về chính cõi người.

Có thể thấy rằng, qua Nỗi buồn chiến tranh, người ta nhận ra thứ ngôn ngữ tinh lọc chất thơ của cái đẹp, cải thiện linh hoạt, uyển chuyển tồn tại cùng lớp ngôn ngữ dung tục, đời thường. Đó là điểm nhấn lắng sâu, là tiếng chuông mảnh, thuần khiết, ngân nga ám ảnh lòng người. Lựa chọn hình thức ngôn từ này phù hợp với sự trở về trong tâm tưởng, hành trình đi tìm thời gian đã mất của nhân vật chính.

3.2 Giọng điệu đối thoại, chất vấn hoài nghi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật[7].

Với những tìm tòi đổi mới nhằm mục đích cách tân về hình thức diễn đạt, về nghệ thuật ngôn từ tạo nên một giọng điệu, một phong cách riêng, các

53

cây bút tiểu thuyết đã thể hiện những nỗ lực sáng tạo đáng kể của họ đối với sự phát triển của thể loại. Ngôn ngữ đối thoại là điểm tựa để tạo ra giọng đối thoại trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xây dựng giọng tranh biện, đối thoại thâm trầm mà sâu sắc. Các quan điểm cọ xát, tranh cãi nhau một cách ráo riết. Chẳng hạn, về chiến tranh, quan niệm của Kiên và Phương hoàn toàn khác nhau. Khi còn là một chàng học sinh trường Bưởi với trái tim căng tràn nhiệt huyết, Kiên háo hức muốn ghi tên mình vào danh sách những người lính quả cảm: Tôi đi chiến đấu, tôi là người trung thực, tôi trong sạch và tôi không muốn em bị nhơ nhuốc [17, tr.164]. Kiên bước vào cuộc chiến tranh không một chút do dự, anh khao khát được hoà nhập, khao khát xả thân, hiến đời mình cho sự nghiệp: “Chiến tranh từ nay mới thật là sống”. Còn Phương, nàng nhìn thấy trước sự bi thảm của chiến tranh. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà dự cảm về ngày mai được thốt ra từ Phương: Em nhìn thấy tương lai. Phương nói. Đấy là sự đổ nát. Sự thiêu huỷ [17, tr.150]. Chính sự khác biệt ấy đã tạo nên khoảng trống tâm hồn không thể lấp đầy giữa Phương và Kiên. Những sóng gió cuộc đời cũng bắt đầu từ đây - từ chuyến tàu định mệnh, trước thềm của cuộc chiến. Tai hoạ xảy ra với Phương quá bất ngờ, Kiên bàng hoàng, đau xót: “Chiến tranh không còn như anh tưởng”. Sự bất đồng trong suy nghĩ đã không thể nối liền hai mảnh đời bất hạnh, họ yêu nhau mà mãi mãi xa nhau.

Quan niệm về sống - chết; vinh - nhục; vui - buồn cũng được những người đồng đội của Kiên chiêm nghiệm. Nếu nhân vật trung đội trưởng của Kiên lo lắng: Đánh nhau còn xơi, chả biết đến bao giờ mãn cuộc đời thì Can hoàn toàn mất niềm tin và lí tưởng đấu tranh: Tôi không sợ chết nhưng đánh nhau mãi thế này thì chết hoại tình người…Cả đời đi đánh nhau thú thật tôi chả thấy cái trò này có gì là vinh. Trần Sơn thì triết lí: Chém giết là sự nghiệp

Một phần của tài liệu Cảm thức đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)