Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP Bank – Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP Bank - Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng - Chi nhánh Thăng Long (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP Bank – Chi nhánh Thăng Long

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng tại VPBank Thăng Long

Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến động lực làm việc cho nhân viên tại VPBank Thăng Long. Vì vậy, khi yếu tố này thay đổi tích cực sẽ tác động lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên. Chi nhánh cần tập trung hoàn thiện yếu tố này đầu tiên

Tập thể các nhân viên tại Chi nhánh qua quá trình làm các công việc được giao của mình thì luôn có sự hợp tác trực tiếp với nhau, có sự liên quan và tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy điều đầu tiên mà ban lãnh đạo VPBank Thăng Long cần thực hiện chính là cải thiện tạo mối quan hệ giữa các nhân viên, tăng sự thân thiết, gắn bó giữa mọi người. Cụ thể:

- Chi nhánh cần tổ chức các công việc mang tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Đối với một nhóm đối tượng khách hàng, nên chia thành các tổ đội. Nên lập nhóm “tín dụng ô tô”, “tín dụng tiêu dùng”, “tín dụng nhà đất”, … từ 3 đến 5 người. Mọi người cùng hỗ trợ nhau làm việc. Việc này tạo sự chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa những người đồng nghiệp, nhân viên với nhau. Tạo điều kiện cho các nhân viên tiếp xúc, tìm hiểu về nhau.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí: “Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết”. Việc này hình thành thái độ của nhân viên đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo một cách nhiệt tình, tự nhiên tạo nên sự hòa hợp, đoàn kết.

- Tổ chức thành lập công đoàn trong chi nhánh, thành lập các quỹ từ thiện, quỹ

“học bổng đào tạo”, quỹ “hỗ trợ nhân viên khó khăn, tai nạn nghề nghiệp”, “ngày hội quyên góp”; cùng xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, mọi người giúp đỡ nhau tiến bộ trong công việc và cuộc sống, giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc khó khăn. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, làm được điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với

SV: Trần Thị Minh Chi 64 Lớp: K18QTDNA

công việc của nhân viên, xây dựng được quan hệ tốt đẹp. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cần tổ chức thêm nhiều các chương trình văn nghệ, du lịch, thi đua khen thưởng như: “văn nghệ chào xuân”, “ văn nghệ mừng sinh nhật chi nhánh, ngân hàng”, “lễ chùa đầu năm”, “tiệc mừng đạt được kỷ lục mới”, … giữa nhân viên và giữa các bộ phận phòng ban trong chi nhánh thành nhiều đợt trong năm, phổ biến đến toàn thể nhân viên, vận động tất cả mọi người cùng tham gia để tạo thêm sự vui vẻ, hòa đồng, tự nhiên trong quá trình làm việc.

Quan hệ với cấp trên cũng ảnh hưởng đến động lực của nhân viên trong công việc.

Khi cấp trên biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của NLĐ cũng như coi trọng tài năng và sự đóng góp của mỗi NLĐ thì sẽ tạo ra động lực làm việc rất lớn. Chính vì vậy, lãnh đạo chi nhánh cần chú ý để nhằm đem lại những cảm hứng tích cực từ phía nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc. Để nhân tố này tác động tích cực đến nhân viên thì lãnh đạo, các nhà quản lý của chi nhánh Thăng Long cần phải:

- Thay đổi tác phong làm việc theo hướng cởi mở, hoà nhã để tạo cảm giác thân thiện gần gũi với người lao động. Điển hình như: không quát tháo nhân viên mà thay vào đó là nhắc nhở, tạo “phần thưởng riêng” cho cá nhân có thành tích tốt hoặc thưởng

“nóng”, …

- Tổ chức các buổi nói chuyện với nhân viên nhiều hơn như: “đối thoại giữa giám đốc và nhân viên”, “buổi thảo luận lấy ý kiến nhân viên”, “tâm sự cùng xếp”,

… Cấp trên sẽ hiểu về các vấn đề gặp phải trong công việc, lắng nghe và giải tỏa căng thẳng, bức xúc cho nhân viên.

- Cùng tham gia các hoạt động văn nghệ, dã ngoại, các trò chơi mang tính giải trí, … để tăng sự thân thiết và xóa bỏ khoảng cách với nhân viên.

Đối với quan hệ với KH, các nhà lãnh đạo của chi nhánh cũng nên tổ chức thêm nhiều các buổi nói chuyện, giao lưu với khách hàng như: “Cùng VPBank lắng nghe”,

“Khách hàng là số 1”, … giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, từ đó có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhân viên sẽ biết cách tạo các mối quan hệ với khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo thêm khách hàng mới.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện điều kiện làm việc tại VPBank Thăng Long

SV: Trần Thị Minh Chi 65 Lớp: K18QTDNA

Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý làm việc của nhân viên. Nếu điều kiện làm việc thoải mái, sẽ khiến nhân viên tập trung hơn vào công việc. Để làm được điều này, VPBank Thăng Long cần thực hiện:

- Cải tiến cơ sở vật chất đồng đều, thay thế các thiết bị cũ, khó dùng bằng các thiết bị mới, phục vụ dễ dang cho nhân viên làm việc như: máy tính, điện thoại, máy photo, giấy bút, … đẩy đủ.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp “Thi đua lành mạnh” tạo tính chất lành mạnh, cởi mở, đề cao tính hợp tác giữa các nhân viên, với lãnh đạo và giữa các phòng ban.

Về an toàn lao động:

- Chi nhánh nên thực hiện cải thiện môi trường lao động theo tiêu chuẩn trong công tác “phòng chống cháy nổ”, “an toàn lao động” để đề phòng tai nạn lao động có thể xảy ra.

- Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập “phòng chống cháy nổ”, “diễn tập thoát khỏi đám cháy”, “diễn tập sơ cứu trong tình huống khẩn cấp” cho toàn thể nhân viên như

- Phổ biến đến toàn bô nhân viên về quy chế, luật “an toàn lao động” để nhân viên hiểu rõ vẫn đề, có thể phòng tránh được tai nạn lao động, …

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện về áp lực công việc tại VPBank Thăng Long Về áp lực công việc, đây là một trong những nhân tố then chốt khiến nhân viên nghỉ việc, nhảy việc và không có động lực làm việc. Chi nhánh cần:

- Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết, thực tế và thường xuyên cập nhật, xây dựng bản mô tả mới phù hợp với thay đổi của môi trường.

- Tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện “nâng cao nghiệp vụ” hướng dẫn nhân viên mới hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng tiện lợi nhất, tránh dồn nhiều việc cùng lúc

- Giảm thiểu việc áp chỉ tiêu cho nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Nghiên cứu kỹ khả năng của từng nhân viên, đưa ra chỉ tiêu phù hợp với từng người.

Việc áp chỉ tiêu cao dễ khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng sợ hãi, ảnh hưỡng đến công suất làm việc.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện về cơ hội thăng tiến tại VPBank Thăng Long Về cơ hội thăng tiến:

SV: Trần Thị Minh Chi 66 Lớp: K18QTDNA

- VPBank Thăng Long nên xây dựng lộ trình để đạt được các tiêu chuẩn thăng tiến một cách rõ ràng, thông báo đến toàn thể nhân viên có thể nắm rõ và nỗ lực làm theo. Tránh trường hợp nhân viên không hiểu rõ, bỏ lỡ cơ hội. Làm được điều này sẽ kích thích được các nhân viên nỗ lực làm việc để đạt tiêu chuẩn, từ đó tăng hiệu quả làm việc.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện về cơ hội đào tạo tại VPBank Thăng Long

Về cơ hội đào tạo, hiện tại VPBank Thăng Long chưa có chương trình đào tạo cụ thể cho từng vị trí, nghiệp vụ. Nhân viên có nhu cầu đào tạo sẽ báo lên với cấp trên để được xem xét. Để có thể tăng tính hài lòng, chi nhánh cần:

- Thiết lập tiêu chí đào tạo cụ thể cho từng nghiệp vụ và tiêu chuẩn để được đào tạo

- Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo cho NLĐ có nhu cầu đào tạo riêng để nâng cao nghiệp vụ

- Thông báo công khai, minh bạch các tiêu chí được hưởng sau khi kết thúc đào tạo làm động lực cho NLĐ.

3.2.6. Giải pháp hoàn thiện về sự chủ động trong công việc tại VPBank Thăng Long

Về tính chủ động trong công việc:

- Các nhà quản lý của chi nhánh nên để cho nhân viên tự nhận chỉ tiêu và tập tự lập kế hoạch để hoàn thành chỉ tiêu, từ đó kích thích được tính chủ động trong công viêc, nhân viên sẽ học được nhiều kinh nghiệm và cũng sẽ thoải mái trong công việc

Trước khi giao việc cho nhân viên, chi nhánh cần xác định rõ khả năng của nhân viên, hình thành kế hoạch làm việc phù hợp với khả năng của từng người để họ phát huy được hết tài năng của mình, chủ động trong công việc. Tránh để xảy ra trường hợp dùng sai người, sai việc. Ví dụ: nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục giỏi thì sẽ sắp xếp cho nhân viên đó làm tín dụng, …

3.2.7. Giải pháp hoàn tiện tiền lương, chế độ trợ cấp và phúc lợi tại VPBank Thăng Long

Thời gian vừa qua, chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi đã được VPBank Thăn Long thực hiện khá công bằng, minh bạch. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên tại VP Bank - Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng - Chi nhánh Thăng Long (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)