CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.3. Phương thức nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân
Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng cũng nhƣ đối với nền kinh tế. Tín dụng vừa phải mang lại lợi ích đồng thời rủi ro là ít nhất cho ngân hàng. Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng. Các ngân hàng có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, chất lƣợng tín dụng không tốt sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Việc nâng cao chất lƣợng tín dụng sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cải thiện hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Khi có đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng, sẽ kéo theo sự tăng lên một cách an toàn về lợi nhuận. Đối với nền kinh tế, ngân hàng là một tổ chức trung gian cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa người có vốn và người cần vốn. Sự hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Tín dụng là công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế theo đúng đinh hướng của mình. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng giúp nguồn vốn đƣợc đƣợc đƣa đến nơi cần, góp phần giảm thiểu tình trạng tín dụng đen trong dân cƣ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân.
1.3.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng cá nhân.
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng cá nhân cần nâng cao chất lƣợng trong từng giai đoạn của quy trình tín dụng.
Giai đoạn 1: Lập hồ sơ vay vốn
17
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tiếp xúc với các đối tƣợng có nhu cầu vay vốn, tiến hành đánh giá sơ bộ về năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay cũng nhƣ khả năng trả nợ vay gồm vốn vay và lãi. Tuy nhiên việc tìm đƣợc khách hàng có nhu cầu vay là việc không hề đơn giản. Quá trình tìm kiếm khách hàng sẽ phát sinh tình huống thông tin bất cân xứng đòi hỏi cán bộ tín dụng có kỹ năng sang lọc thông tin khách hàng. Thông tin bất cân xứng là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trình giao dịch. Sự tồn tại thông tin không cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch. Lựa chọn đối nghịch xuất hiện trước khi giao dịch được thực hiện.
Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người rất tích cực tìm kiếm khoản vay. Những người có mục đích ban đầu là lừa đảo thường sẽ rất tích cực hợp tác và chấp nhận mọi yêu cầu của ngân hàng đƣa ra vì họ biết họ sẽ không bao giờ hoàn trả khoản vay này. Để tìm kiếm đƣợc khách hàng tốt không phải là điều dễ dàng, do đó cần tham khảo qua nhiều nguồn thông tin như: phương tiện thông tin đại chúng, đối tác cũ, tìm hiểu thông qua các mối quan hệ hiện hữu,… Sau khi có đƣợc thông tin khách hàng cần vận dụng các công cụ hỗ trợ chuyên biệt nhƣ tra dƣ nợ khách hàng thông qua CIC, dữ liệu hiện hữu tại các phòng ban trong ngân hàng.
Thông qua giai đoạn này, cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về khách hàng từ đó nhận định tính khả thi của phương án cho vay. Đồng thời về phía khách hàng cũng sẽ tiến hành đánh giá ngân hàng thông qua cán bộ tín dụng để quyết định xem có nên gắn bó với ngân hàng không. Để nâng cao hiệu quả của giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ, hiểu đƣợc nhu cầu thực sự của khách hàng từ đó tạo ấn tƣợng tốt cho khách hàng, nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng, từ đó tạo ra lòng tin cho khách hàng và đặc biệt yêu cầu tính trung thực, tránh tình trạng cấu kết với khách hàng làm giả hồ sơ gây thiệt hại cho ngân hàng.
Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng sẽ giúp xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Điều này sẽ giúp đƣa ra những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục
18
những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiếu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra, phân tích tín dụng còn giúp tìm ra tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng ở bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng trước khi ra quyết định cho vay. Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo đề xuất phân tích cụ thể năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng theo các trường cho sẵn. Giai đoạn này yêu cầu cán bộ tín dụng có khả năng phân tích tình huống một cách chính xác, đánh giá được rủi ro tiềm ẩn hiện tại và trong tương lai.
Giai đoạn 3: Ra quyết định tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất khi ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho khách hàng vay. Sau khi hoàn thiện báo cáo đề xuất, hồ sơ phương án vay của khách hàng sẽ đƣợc gửi lên bộ phận thẩm định để đánh giá tính khả thi của phương án. Thông thường giai đoạn này sẽ mất 1-2 ngày tùy theo tính phức tạp của phương án. Để nâng cao hiệu quả giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần có kinh nghiệm và hiểu biết về các đối tƣợng khách hàng, đánh giá đƣợc tính khả thi và mức độ rủi ro của phương án, có khả năng phân tích độc lập không phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo đề xuất, và phải có tốc độ xử lý nhanh nhằm rút ngắn thời gian của quá trình thẩm định.
Giai đoạn 4: Giải ngân
Đây là bước mà ngân hàng sẽ giải ngân tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Sau khi nhận đƣợc thông báo phê duyệt của bộ phận thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành khởi tạo giải ngân theo số tiền trên thông báo phê duyệt. Khách hàng sẽ tiến hành ký kết văn kiện tín dụng với ngân hàng nhằm hoàn thiện thủ tục giải ngân.
Giai đoạn 5: Giám sát tín dụng
Sau khi đã đƣợc vay vốn ngân hàng, khách hàng vẫn sẽ bị nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của khách hàng ,…để đảm bảo khả năng thu nợ. Vì trong giai đoạn này sự bất cân xứng của thông tin có thể dẫn tới rủi ro về đạo đức.
Rủi ro này phát sinh sau khi giao dịch đƣợc thực hiện: ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng sử dụng vốn vào các hoạt động khác không đƣợc mong đợi và các
19
hoạt động này có thể khiến khoản vay không thể hoàn trả đƣợc. Ví dụ trong giai đoạn lập hồ sơ khách hàng cam kết sử dụng vốn cho hoạt động mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên sau khi giải ngân, khách hàng lại dùng số tiền đó cho các lĩnh vực đem lại rủi ro cao hơn nhƣ cổ phiếu, chứng khoán,…
Những lĩnh vực đầu tƣ này có thể đem đến rủi ro mất vốn cho ngân hàng, nghiêm trọng hơn khách hàng có thể dùng nguồn vốn này tiến hành các hoạt đông trái pháp luật. Do đó việc giám sát hoạt động sử dụng vốn sau cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là rất quan trọng, cán bộ tín dụng cần kiểm tra định kỳ khách hàng nhằm đƣa ra nhận định đúng đắn về mục đích sử dụng vốn của khách hàng, kiến nghị giải pháp thu hồi vốn trước hạn khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, tránh gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Đồng thời tiến hành nhắc nợ khách hàng khi đến hạn tránh để khách hàng nợ quá hạn ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng như ngăn việc nhảy nhóm nợ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng sau này của khách hàng. Đây là hành động mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.
Giai đoạn 6: Thanh lý hợp đồng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, khi khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng. Khi khoản vay đƣợc tất toán, khách hàng và ngân hàng không còn nghĩa vụ ràng buộc. Nhiều cán bộ tín dụng thường không coi trọng giai đoạn này, tuy nhiên đây là một việc quan trọng để khách hàng đánh giá một phần việc có nên tiếp tục hợp tác với ngân hàng trong các lần tiếp theo hay không. Cán bộ tín dụng cần hỗ trợ khách hàng tiến hành tất toán, đồng thời tìm hiểu xem trong quá trình vay vốn khách hàng có những vướng mắc hay không hài lòng về ngân hàng hay không, giải đáp cho khách hàng từ đó rút kinh nghiệm cho những lần sau. Nếu khách hàng hài lòng về ngân hàng, họ sẽ có khả năng tiếp tục là đối tác của khách hàng sau đó, và hiệu ứng “vết dầu loang” sẽ diễn ra khi họ tiếp tục giới thiệu ngân hàng cho bạn bè và người thân của mình. Do đó không được xem nhẹ giai đoạn thanh lý hợp đồng này.
20
Kết luận chương 1
Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa, đồng thời là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung ngày càng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lƣợng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng là điều cần thiết đối với sự phát triển của ngân hàng. Có rất nhiều chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cá nhân, trong đó có một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, hiệu suất sử dụng vốn,...
Khi đánh giá chất lƣợng tín dụng cá nhân ngoài việc dựa vào các chỉ tiêu định lượng nêu trên, cần so sánh với đặc điểm vùng miền, các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội,… để đƣa ra cái nhìn tổng quan về chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đó. Chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan như:
sự phát triển của nền kinh tế, môi trường xã hội, đối thủ cạnh tranh, năng lực nội tại của ngân hàng,… Thông qua phân tích các nhân tố tác động, cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố đó, từ đó phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực mà các nhân tố đó đem lại, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.
21