Thủ tục giải quyết khiếu nại đất dai lan hai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về Đất Đai tại tỉnh bình phước (Trang 22 - 28)

1.4. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

1.4.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất dai lan hai

- Trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kế từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Lưu ý:

- Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

- Hồ sơ khiếu nai lần hai gồm:

+ Đơn khiếu nại;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Các tài liệu có liên quan cho người có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Nơi nộp: Người có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (theo hướng dẫn tại mục 3).

Bước 2. Thụ lý đơn

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được khiếu nại quyết

định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thâm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2 thì phải thụ lý giải quyết.

- Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản

thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thâm quyên giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính

chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải

quyết khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tô chức đối thoại.

Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

- Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại:

- Trong thời hạn 07 ngày, kế từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

+ Người khiếu nại;

+ Người bị khiếu nại;

+ Người giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Người có quyên, nghĩa vụ liên quan;

+ Cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền chuyên khiếu nại đến.

Lưu ý:

- Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết

hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tổ tụng hành chính (Theo khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Luật Khiếu nại 201 1).

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về thủ tục khiếu nại đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết khiếu nại về đất đai còn chưa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc người có thâm quyền thường ít khi thừa nhận

quyết định và hành vi của mình là trái pháp luật.

1.5. Đặc điểm, nghĩa vụ về giải quyết khiếu nại dat đai

1.5.1. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai là quá

trinh vận dụng

Cái chung (các quy phạm pháp luật) để giải quyết các việc riêng lé, cụ thể.

17

Điều này đòi hỏi người có thâm quyền áp dụng pháp luật phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa đạng và phức tạp. Trên cơ sở quy định chung của các quy phạm pháp luậtvè khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, cơ quan hành chính nhà nước sẽ phân tích, đánh giá và lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp đề áp dụng đối với những tình huống cụ thẻ.

Ngoài ra, thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

còn được tiến hành bởi các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quyền quản lý và sử dụng đất. Chủ thế pháp luật khiếu nại hành chính về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất, mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của nhà nước, được nhà nước cho phép nhận chuyền nhượng từ các chủ thể khác hoặc được nhà nước công nhận quyển sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Theo điều 5, luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được xác định gồm 07 nhóm đối tượng [62, tr.3-4]. Đó là các tổ chức trong nước; tô chức kinh tế nhận chuyên quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư được; cơ sở tôn giáo; tô chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức thuộc liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ; người việt nam định cư ở nước ngoài về đầu tư hoặc về sống ôn định tại việt nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việt nam theo pháp luật về đầu tư. Các chủ thê trên, tùy từng đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng, chuyến quyền sử dụng đất.

Pháp luật khiếu nại hành chính về đất đai là lĩnh vực đặc thủ trong đời sống

xã hội. Khác với nhiều quan hệ pháp luật, trong đó chủ thê thực hiện chủ yếu là người sử đụng đất có quyền và nghĩa vụ khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và người có thâm quyền theo tthc, do đó pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện bởi chủ thể đặc thù. Tuy nhiên, không phải mọi chủ thê đều trở thành chủ thể thực

hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai mà họ chỉ trở thành chủ thế thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai khi đảm

bảo các điều kiện nhất định, đó là phải có năng lực chủ thê (gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vI). Mỗi chủ thể khác nhau sẽ có năng lực chủ thể khác nhau được quy định trong các văn bản pháp luật khác và phải tham p1a vào quan hệ pháp

18

luật vé khiéu nai hanh chính trong lĩnh vực đất đai.

1.5.2. Nghia vụ trong giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Cũng như việc thực hiện khiếu nại hành chính trên phạm vi cả nước nói

chung, thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai có nội

dung khiếu nại rất đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất.

Theo đó, hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường điễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau. Nội dung khiếu nại hành chính về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quyết định thu hỏi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào hợp tác xã nông nghiệp hay tập đoàn sản xuất nông nghiệp; khiếu nại quyết định giao đất; khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra, còn có khiếu nại về việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyên quyền sử dụng đất, chuyên đổi mục đích sử dụng đất, về thuế, lệ phí về quản lý và sử dụng đất đai. Do Vậy, có thé khang định thực

hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai có nội dung khiếu nại

hết sức đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp.

Về tính chất thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai thực chất là quan hệ giữa người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất với nhà nước. Người sử dụng đất thực hiện quyền khiếu nại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về đất đai đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chính là thực hiện các quyên chính trị - pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. Đây chính là đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp

luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai. Pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai không chỉ là công cụ để nhà nước qlnn, quản lý xã hội ma còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của minh, quyền giám sát nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai, bởi khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng chỉ xuất hiện

19

trong nhà nước có sự hiện diện của dân chủ và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ của nhân dân.

1.6. Vai trò của thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai 1.6.1. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đắt

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai là phương

thức quản lý thực hiện sự bảo đảm của nhà nước đối với quyền khiếu nại của công dân, là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân được hiến pháp và pháp luật

hi nhận, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xhen, đấu tranh chống lại mọi việc

làm trái pháp luật xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Mọi khiếu nại các quyết định hành chính và hành vị hành chính trong lĩnh vực đất đai của cá nhân, tô chức được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật chính là khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại bởi quyết quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật; chủ thể quản lý hành chính nhà nước sớm sửa chữa khắc phục những sai phạm, hạn chế trong quan ly dat đai; xử lý nghiêm minh những người có hành vi sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai, tất yếu sẽ góp phần giảm bớt khiếu nại kéo đài, vượt cấp.

Thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại và áp dụng pháp luật giải quyết

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi

vào cuộc sông, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, mà còn giúp cho đảng và nhà nước kiểm tra được tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai đã ban hành. Đồng thời, ngảy cảng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, đất đai. Chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạo ra lịch sử, các quyên và lợi ích hợp pháp của mình mới được đảm bảo trên thực tế. Do vậy, thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai luôn là vấn đề được đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng.

1.6.2. Xây dựng chính quyền nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó

có hình thức áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại là một trong những phương thức

dam bảo các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lý hành

20

chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai được ban hành, thực hiện đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã bị xâm hại được khôi phục, hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước trở nên có hiệu quả, các quyết định hành chính, hành vị hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt kịp thời; từ đó phòng ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra từ phía những người thực thi công vụ đo nhà nước giao quyền. Việc xem xét giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai là nội dung quan trọng và là một trong những biện pháp để pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại phát huy được vai trò trong đời song xã hội; các quan hệ đất đai được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhà nước, của tập thể, xã hội và của người sử dụng đất, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân ngăn ngừa vi phạm pháp luật khác có thé xảy ra.

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, một mặt

nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm chỉnh, phát hiện những sai sót, hạn chế, biết được năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên để kip thời sửa chữa, uốn nắn. Mặt khác, qua đó đảng và nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành, qua đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của đảng và hiệu lực qlnn trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, thực

hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, còn là phương thức

bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước và hành vi cán bộ, công chức. Thông qua quyền giám sát, quyền khiếu nại hành chính của mình, người sử dụng đất đã chuyển cho cqnn những thông tin, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Qua đó, nhà nước kiểm tra lại hoạt động của cơ quan, hành vi của công chức thông qua thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, kịp thời xử lý hoặc chỉnh sửa những bất hợp lý về chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất đai.

Để xây dựng, kiện toàn chính quyền các cấp hoạt động ngày càng có chất

lượng, hiệu quả, phải tô chức tốt việc thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai, mới động viên được sức mạnh của quân chúng nhân dân

21

trong phát triển sản xuất, xây dựng cộng đồng dân cư, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Đây cũng là một yêu cầu cấp thiết trone việc xây đựng chính quyền nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đôi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về Đất Đai tại tỉnh bình phước (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)