Rối loạn trí nhớ

Một phần của tài liệu Cơ Sở Sinh Lý Của Tập Tính, Học Tập, Chú Ý, Cảm Xúc, Trí Nhớ, Bản Năng (Trang 38 - 46)

Trí nhớ có thể bị rối loạn về lượng (suy giảm, tăng cường) và về chất (nhớ, hồi tưởng lệch lạc). Trong thực tiễn lâm sàng về bệnh tâm thần thường gặp bệnh suy giảm trí nhớ (hypomnésia) hay mất trí nhớ (amnésia). Đặc điểm của các bệnh được xác định bằng nguyên nhân gây ra chúng.

Ví dụ: Rối loạn trí nhớ ở người già có đặc điểm là không thể hồi tưởng và nhớ

Biểu hiện của trường hợp này là bệnh nhân quên tất cả những sự kiện xảy ra trước khi bị tổn thương. Thường gặp nhất là rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân tâm thần Korsakov gồm:

+ Nhớ được tất cả thông tin (dẫy từ hoặc dãy số, câu chuyện ngắn, các hình ảnh) vừa trình bày cho bệnh nhân, nhưng lại quên rất nhanh: qua 5 phút bệnh nhân còn có thể kể lại nội dung cơ bản của thông tin nhận được; qua 10 phút còn nhớ những nét chính, nếu được nhắc, bệnh nhân có thể nhớ được; qua 20 - 30 phút không thể nhớ gì nữa, thậm chí được nhắc.

+ Không có khả năng chuyển thông tin vừa nhận được thành trí nhớ dài hạn, do đó, đa số sự kiện vừa xảy ra bệnh nhân không thể nhớ được. Trên nền rối loạn này bệnh nhân chỉ có thể nhớ được những sự kiện và giữ được những kiến thức đã có được trong giai đoạn trước thời gian mắc bệnh.

+ Một số sự kiện xảy ra sau khi mắc bệnh có thể nhớ được và sau đó hồi tưởng được với điều kiện là sự kiện được lặp đi, lặp lại nhiều lần hoặc tạo được phản ứng cảm xúc đối với sự kiện đó.

Hội chứng Korsakov được giải thích bằng vai trò của hippocamp và vòng Papez (hippocamp - vòm não - các nhân trước đồi thị - thể vú - hồi đai- hippocamp).

Vòng này đóng vai trò đặc biệt trong việc duy trì thời gian cần thiết để đảm bảo

cho việc chuyển các quá trình thần kinh ngắn hạn thành dài hạn (Penfield, 1959;

Penfield, Perot, 1963). Sự rối loạn trí nhớ trong hội chứng Korsakov còn được giải thích bằng sự tổn thương các cơ chế đặc biệt có liên quan với các yếu tố cảm xúc - động lực (emotion- motivation) gắn liền với các quá trình chọn lọc thông tin, định hình và hoạt hóa các dấu vết (trí nhớ).

Mất trí nhớ chỉ về mặt chức năng quan sát được ở bệnh nhân bị hysteria (ý bệnh), ở những bệnh nhân bị loạn tâm thần kích động (do tổn thương tâm thần).

Khác với mất trí nhớ là hiện tượng tăng trí nhớ. Hiện tượng này quan sát được trong trường hợp bị hưng phấn thao cuồng, khi bệnh nhân ở trạng thái mê sảng.

Hiện tượng này không bền vững, dễ qua khỏi. Cùng với mất trí nhớ, tăng cường nhớ còn có hiện tượng nhớ lệch lạc, thường là biểu hiện phối hợp của sự giảm và mất trí nhớ. Bệnh nhân thường có những ý nghĩ “trừu tượng” hoặc nhớ những sự kiện không phù hợp với thời gian xuất hiện của chúng.

Rối loạn và giảm sút trí nhớ còn quan sát được ở những người bị bệnh

Alzheimer. Bệnh này quan sát được ở từ 5 - 10% số người ở tuổi 65 và với tỷ lệ cao hơn ở lớp người trên 85 tuổi. Biểu hiện của bệnh là không thể nhớ những sự kiện, hiện tượng mới, giảm khả năng chú ý, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trong định hướng không gian, có những ý nghĩ, cách nhìn quá trừu tượng, hoang tưởng.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer còn chưa rõ. Có người cho rằng bệnh có thể do đột biến gen có liên quan với nhiễm sắc thể 21 hoặc với gen mã hóa một chất gọi là tiền thân của một protein APP (amyloid prescusor protein) (Goldgaber et al., 1987).

Những nghiên cứu về hóa sinh - tế bào não những người bị bệnh Alzheimer cho thấy có đến khoảng 75% số neuron của nhân Meynert nằm sát dưới nhân cầu nhạt ở nền não bị thoái hóa. Những neuron này tiết ra acetylcholin - chất có tác dụng hoạt hóa cơ chế lưu giữ thông tin cũng như hoạt hóa quá trình lấy thông tin từ kho trí nhớ. Do đó, người ta cho rằng nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Alzheimer là do suy giảm nồng độ acetylcholin trong não và một số chất khác như somatostatin, substance P...

Điều trị những rối loạn trí nhớ thường nhằm vào việc điều trị các bệnh cơ bản gây rối loạn trí nhớ. Những thử nghiệm bước đầu cho thấy sử dụng vasopressin có thể khắc phục được một phần suy giảm trí nhớ.

Người ta cho rằng điều quan trọng để có được trí nhớ tốt lâu dài cần tuân thủ một số điều kiện sau:

- Có nếp sống lành mạnh.

- Tránh căng thẳng thần kinh.

- Ngủ, nghỉ đầy đủ.

- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng (đủ chất).

- Luôn luôn sử dụng trí nhớ (đọc, viết).

- Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao. Duy trì nếp sống định hình trong ngày.

Đặng Thị Ngọc Thanh, Đề cương bài giảng Giải phẫu Sinh lý người 2, ĐH Sài Gòn.

Đỗ Công Hùynh, Giáo trình Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.

Mai Văn Hưng (chủ biên) - Trần Thị Loan, Sinh lý học thần kinh và giác quan, NXB ĐH Sư phạm, 2013.

-Cảm xúc theo nghĩa phổ thông thường được hiểu là những tâm trạng, trạng thái được con người biểu hiện ra khi họ tức giận, vui buồn,... Nhưng trong tâm lí học, nó có ý nghĩa bao hàm và sâu rộng hơn những gì chúng ta được biết. Theo nhà tâm lý học người Pháp - Henri Walton, cảm xúc là một chức năng có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu của con người. Cảm xúc có nhiệm vụ làm trung gian cho sự phát triển giữa hoạt động phản xạ với quá trình tâm lý của con người.

=> Đảm bảo rằng con người sẽ có khả năng thích nghi được với thế giới bên ngoài.

VD: Khi ta nhận được một món quà tặng từ người mình thích thì sẽ rất vui mừng, phấn khởi, sung sướng bởi vì người đó có thể cũng đang để ý tới mình nên mới có động thái như vậy. Đến ví dụ ngược lại, khi ta làm kiểm tra và đạt điểm kém thì mọi tâm trạng đều bị chùng xuống và buồn bã, lo lắng với việc đó bởi không chỉ là ảnh hưởng tới kết quả học tập mà nó còn gây thất vọng cho ba mẹ mình.

=> Vậy thì tại sao lại có những cảm xúc như vậy? Đó là bởi vì khi thế giới khách quan tác động vào cơ thể có thể gây ra những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người.

-Mặc dầu cảm xúc là một thứ được nhấn mạnh nhưng trong xã hội mà sự hiện đại lên ngôi như hiện nay nó buộc con người phải chạy nhanh, càng nhanh càng tốt để có thể theo kịp sự phát triển của thế giới. Bởi sự dồn dập đến từ thế giới, đời sống cảm xúc của con người ngày nay dường như đang bị ảnh hưởng trầm trọng. Vậy nên ta mới thấy rằng, cách sống của xã hội, cộng đồng và gia đình có thể dẫn đến sự thay đổi nề nếp sinh hoạt và sự giao tiếp của con người với thế giới xung quanh, nó còn có thể đẩy con người rơi vào các trạng thái cảm xúc bất bình thường.

Một phần của tài liệu Cơ Sở Sinh Lý Của Tập Tính, Học Tập, Chú Ý, Cảm Xúc, Trí Nhớ, Bản Năng (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w