CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Diện tích rau quả trên thế giới khoảng 23.964.774 ha; sản lượng 315.117.838 tấn, trong đó Châu Á diện tích 19.653.613 ha; sản lượng 273.150.870 tấn. Xét riêng về rau thì toàn thế giới có diện tích rau khoảng 20.569.164 ha; sản lượng 291.364.958 tấn, trong đó Châu Á diện tích 16.679.164 ha; sản lượng 252.518.095 tấn. Diện tích cây ăn quả toàn thế giới 3.395.610 ha; sản lượng 23.752.880 tấn, trong đó Châu Á diện tích 2.974.449 ha; sản lượng 20.632.775 tấn.
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), năm 2017, nhập khẩu rau, quả của thế giới đạt khoảng 264,4 tỷ USD và ước tính đạt khoảng 270 tỷ USD năm 2018. Trong đó, các nước phát triển nhập khẩu khoảng 180 tỷ USD, các nước đang phát triển nhập khẩu khoảng 94 tỷ USD, còn lại là các nước kém phát triển, các nước vùng cận Sahara… Xuất khẩu rau, quả của Việt Nam hiện chiếm khoảng 1,4% tổng nhập khẩu của thế giới.
Trong thập kỷ qua, Mexico đã định vị mình là thị trường cung cấp rau, quả chính cho Bắc Mỹ. Tây Ban Nha và Hà Lan là những nhà xuất khẩu quan trọng trong EU. Ma-rốc đã nổi lên như một nhà cung cấp rau tươi cho thị trường châu Âu.
Tác dụng của rau quả tốt đối với sức khỏe con người ngày càng được phổ biến rộng rãi, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng rau quả. Trong thời gian tới nhu cầu rau quả thế giới tiếp tục tăng do những nguyên nhân sau:
+ Sự gia tăng dân số thế giới: Theo dự báo của FAO, dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1,1%/ năm trong giai đoạn 2011-2020. Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020 (riêng châu Á tăng 1,5 tỷ người), đến 2030 tăng thêm 1 tỷ người làm tăng đáng kể nhu cầu rau quả.
+ Mức thu nhập người dân trên thế giới tăng lên: Triển vọng giai đoạn 2011-2020 tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức 3,2%/ năm. Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập dân cư được cải thiện. Cũng theo dự báo của FAO, thị trường rau quả có tỷ trọng nhiều nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống toàn cầu, chiếm tới 59% và có tốc độ tăng trưởng 2,88% trong giai đoạn 2016-2021. Đặc biệt trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới dự báo sẽ tăng. Đây có thể coi là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
+ Nhu cầu tiêu dùng rau quả nhập khẩu có tính lạ, đặc sản gia tăng. Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng rau quả tươi, an toàn, hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng, nhu cầu về sản phẩm chế biến tự nhiên/ nguyên chất, tiện lợi, chế biến sẵn, ăn liền ngày càng cao.
Tuy nhiên hiện nay Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 1% sản lượng rau quả so với nhu cầu thế giới. Do đó sản xuất rau quả hướng ra thị trường thế giới mở ra nhiều triển vọng.
II.2. Tình hình ngành sản xuất rau quả trong nước và triển vọng phát triển Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2019 đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,7% so với năm 2018. Sự sụt giảm về
giá trị xuất khẩu trong năm qua là do giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã giảm sâu tới gần 13%. Nước này đã đưa ra nhiều rào cản mới về chất lượng cũng như bắt buộc DN Việt phải xuất khẩu qua đường chính ngạch, thay vì tiểu ngạch như trước đây. Thêm vào đó, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua Trung Quốc lại tiếp tục gặp những khó khăn mới do dịch bệnh Covid-19.
Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm 2019 ước đạt 924.000 ha, tổng sản lượng ước đạt 9,5 triệu tấn. Trong đó chuối có diện tích lớn nhất 138.000 ha (16% diện tích); tiếp theo là xoài, nhãn, cam, vải, bưởi (50.000-85.000 ha mỗi loại), thanh long, dứa, sầu riêng, chanh, chôm chôm (25.000-45.000ha mỗi loại);
mít, mãng cầu, quýt, ổi (10.000-20.000 ha mỗi loại).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng rau quả chủ lực (50% tổng diện tích và 60% sản lượng rau quả của cả nước), tiếp đến là Đông Bắc (hơn 17%), Đông Nam Bộ (16%), Đồng bằng Sông Hồng (10%); Bắc Trung Bộ (7%); Duyên hải nam Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên (mỗi vùng khoảng 4%).
Xuất khẩu trái cây Việt Nam tiếp tục có triển vọng tăng trưởng đáng kể bởi ngoài thị trường lớn Trung Quốc (giá bán không cao), trái cây nước ta đã và đang gia tăng xuất khẩu đến nhiều thị trường mới có giá bán cao hơn.
Chính phủ quan tâm và Bộ Nông nghiệp và PTNT tích cực đàm phán với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả.
Về lĩnh vực chế biến rau quả: Rau quả Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi (trong nước và xuất khẩu, chiếm 90%), phần còn lại là chế biến. Cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp, trong đó miền Bắc 49%, miền Trung 12,4%, miền Nam 38,6%. Những địa phương tập trung nhiều cơ sở chế biến rau qua là Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp chế biến trái cây chủ yếu là tư nhân. Tổng công suất của các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp khoảng 1 triệu tấn/ năm. Những năm gần đây, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước đã quan tâm đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Điển hình như tập đoàn
TH, tập đoàn Nafood, Công ty Đồng Giao và Công ty Cổ phần Lavifood. Nhiều doanh nghiệp (trong đó có công ty cổ phần Lavifood đã tập trung đầu tư các dây chuyền sản xuất mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao tỷ lệ sản phẩm rau quả chế biến, đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường, đặc biệt là các thị trường xa.
Nhìn chung trong thời gian qua xuất khẩu rau quả nước ta tăng trưởng ở nhiều thị trường. Dự báo trong những năm tới thị trường xuất khẩu còn tiếp tục ổn định và phát triển mở rộng với 5 nhóm chính: Trung Quốc, các nước ASEAN, Hồng Kông và Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Canada, Châu Âu. Bên cạnh đó còn có thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Australia, New Zealand.
Hiện nay, nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những trọng tâm phát triển của nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là việc phát triển chuỗi giá trị thực phẩm. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương IV 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều tiềm năng, lợi thế của nước ta cần được quan tâm đầu tư, cơ cấu lại hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả; phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm sạch, an toàn và nông sản thực phẩm hữu cơ phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu”. Trong bài phát biểu của mình tại Phiên họp Quốc hội ngày 22/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nêu rõ 03 khu vực của nền kinh tế cần tập trung đẩy mạnh trong quá trình tái cơ cấu là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt “là thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao”.
Trong xu hướng phát triển này, và sau một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm, tổ chức các hội thảo chuyên ngành, khảo sát thực tế trong và ngoài nước cùng với các chuyên gia trong nước và quốc tế, các chính quyền địa phương các tỉnh thành; Chúng tôi đã và đang phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ban ngành, chính quyền các địa phương, các chuỗi bán
lẻ như Sài gòn Coop và các doanh nghiệp cùng hoạch định các nội dung tham gia trong phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam hướng đến tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.