Làng gốm Phù Lãng —- Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì tìm hiểu Đặc trưng văn hóa làng gốm bát tràng (Trang 30 - 33)

Làng gốm Phù Lãng nằm tại xã Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh là một trong ba trung tâm gốm cô của vùng đồng bằng Bắc Bộ, được hình thành và phát triển cách đây khoảng 900 năm với những sản phâm thủ công truyền thống. Nghề làm gốm là hoạt động kinh tế chủ yếu của cư đân địa phương.

H2.1 Một hộ làm gốm ở làng gốm Phù Lãng (Nguồn: bài viết “Hình ảnh làng gốm Phù Lãng Bắc Ninh”

Làng gốm Phù Lãng có một lịch sử hình thành lâu đời. Theo sách “ Kinh Bắc- Hà Bắc”, ông tô của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Truyền thuyết kê lại rằng, vào

cuối thời Lý ông được triều đình cử đi sang Trung Quốc làm sứ giả. Trong thời gian đó,

ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người nước nhà. Nghề gốm Phù Lãng

bắt đầu hình thành và phát triên vào thé ki 14, trong thời kỳ nhà Trần. Hiện nay, làng

nghề gốm Phù Lãng đã có lịch sử kéo dài gần 700 năm và được biết đến là làng gốm nỗi

danh nhất của vùng Bắc Bộ. Dù đã từng đối mặt với nguy cơ suy thoái, nhưng hiện nay

với hơn 200 lò nung vẫn hoạt động sôi nổi. Đối với những nghệ nhân làm gốm, nghề gốm không chỉ là một công việc, mà còn là một phần quan trọng của cuộc sống!. Tại

1 Làng gốm Phù Lãng - Làng nghề gốm sứ giữ gìn tinh hoa đất Việt, truy cập tại:

https://gomsuhoanggia.vn/lang-gom-phu-lang.html, truy cap ngay 4/11/2023.

25

bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn lưu giữ và trình bảy một số hiện vật của gốm Phù Lang tir thé kỉ L7 đến thế kỉ 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thâm, vàng nâu....

2.1.2.Quy trình sản xuất và các sản phẩm đặc trưng.

Các bước làm gốm đều yêu cầu sự cân thân và tỉ mỉ của nghệ nhân. Cùng với những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác mà chỉ người trong làng mới biết.

Các quy trình làm gốm Phù Lãng gồm các bước như sau:

Đâu tiên, chọn đất và xử lý đất sét. Nguyên liệu chủ yếu đề làm gốm Phù Lãng là đất đỏ hồng lấy ở vùng Thống Vát, tỉnh Bắc Giang. Đất được dùng làm gốm phải là loại đặc biệt mới có độ dẻo cần thiết, sau khi lấy về phải đem phơi cho đến lúc bạc màu rồi đập thành viên nhỏ sau đó mới cho ngậm vào nước. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, đất không còn là vật vô tri vô giác mà được tạo thành những sản phẩm gốm sứ độc đáo.

Tạo hình sản phâm cũng là một bước vô cùng quan trọng. Các sản phẩm sẽ được đưa lên bàn xoay tay có ba người, trong đó có một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và một người chạy ngoài. Sản phâm sau khi tạo hình xong, đến khi sờ tay vào không dính, lúc bây giờ người thợ tiến hành tạo hình cho đồ vật, rồi để cho ráo. Lúc này, nêu sản phẩm có vết nứt thì được vá lại bằng đất mịn.

Tiếp theo, là tráng men. Ve, nạo xong sản phẩm được tráng một lớp men lên, tạo màu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có là tro cây rừng, vôi sống, sỏi ống nghiền nát, bùn phù xa trắng. Bốn vật liệu sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định,

rồi chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn âm, nghệ nhân sẽ quét men lên bên ngoài sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem đi phơi. Sau khi quét men và phơi khô, san pham c6 mau trang duc.

Bước cuối củng là nung gốm. Sau khi được tráng men và tạo màu, phơi khô, sản phâm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Đề nung gốm, mọi người vẫn sử dụng củi . Sản phẩm sẽ được xếp theo hàng ngay ngắn trong lò và nung trong ba ngày ba đêm. Đề cho gốm nguội sau đó lấy ra ngoài. Gốm Phù Lãng sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng cánh giản hoặc màu da lươn.

Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mau da lươn trong thanh nhã và bền đẹp. Thêm nữa, nét đặc trưng nỗi bật của gốm Phù Lãng là

26

sử dụng phương pháp đắp nồi theo hình thức chạm bóng, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bên và lạ, dáng của gỗm mộc mạc nhưng khỏe khoăn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa và rất đậm nét của việc điêu khắc tạo hình. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng tập trung vào ba loại hình là sốm dùng trong tín ngưỡng, gốm gia dụng, sốm

trang trí. Ngày nay với những bàn tay điêu luyện tài hoa của nghệ nhân đã thôi hỗn vào

đất, sáng tạo và phát triển những tính hoa của nghề làm gốm. Các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gồm, 4m chén gốm, ... và đang được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận.

2.1.3.So sánh với Bát Tràng về kỹ thuật và phong cách.

Làng gốm sứ Bát Tràng là một trong những dòng gốm sứ nồi tiếng tại Việt Nam, cả danh tiếng lẫn truyền thông cho đến tận bây giờ. Bát Tràng là một gò đất cao bên cạnh

sông. Rất thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông đi lại. Trải qua nhiều biến có, làng

gốm ngày càng phát triển. Không đề cơ ngơi tô nghiệp bị thời gian vùi lấp, những nghệ nhân làng gốm Bát tràng đã không ngừng học hỏi và luôn cho ra những sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường. Gốm Bát Tràng vẫn giữ được những dòng men cô qua thời gian dài. Công đoạn tạo dáng được làm bằng tay nên xương gốm khá day, cam chắc tay, cứng cáp. Lớp men đặc trưng thường ngả màu ngà, đục. Bên cạnh đó còn một

số dòng men riêng độc đáo chỉ có tại làng gồm Bát Tràng như men xanh, men rạn. Gốm

sứ Bát Tràng hiện là thương hiệu và làng nghề truyền thống còn phát triển bền vững

nhất hiện nay. Làng gốm Bát Tràng với kỹ thuật hiện đại hơn. Lò nung gồm thường là lò gas hoặc lÒ điện dé giúp kiêm soát nhiệt độ tốt hơn. Khác với làng gốm Bát Tràng thì

Phù lãng lại sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống xoay tay. Nung gốm bằng lò nung cổ truyền, sử dụng củi đề tạo hiệu ứng màu sắc tự nhiên. Sản phâm chính của Bát Tràng như là bát, đĩa, ấm, lọ hoa,... các sản phẩm sử dụng nhiều họa tiết tính xảo, đặc biệt là hoa văn rồng, phượng... Còn làng gốm Phù Lãng tạo ra sản phâm với phong cách mang đậm tính mộc mạc, dân dã. Màu men gôm sử thường là màu da lươn, mảu tự nhiên.

2 Văn HÓA nghề truyền thống lang Phù Lãng tuy cập tai

https ://disanlangviet.com/pddetail/ang-phu-lang-bac-ninh/van-hoa-nghe-truyen-thong-lang- phu-lang, truy cập ngày 4/11/2023.

3 Tìm hiểu những dòng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam hiện nay, truy cap tai: https://quantr.vn/kien- thuc-ve-gom-su/tim-hieu-nhung-dong-gom-su-noi-tieng-viet-nam-hien-nay, truy cập ngày 4/11/2023.

27

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì tìm hiểu Đặc trưng văn hóa làng gốm bát tràng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)