Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.4. Định hướng hoạt động của ngân hàng
Kinh tế thế giới dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 6%. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến thể virus SAR- COV2 mới có thể làm chậm đà phục hồi tăng trưởng. Bên cạnh đó, bất ổn ddianj chính trị, cạnh tranh nước lớn dự báo vẫn tiếp diễn sâu sắc, biến đổi khí hậu phức tạp.
2.4.1. Chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 Tầm nhìn và sứ mệnh đến năm 2025; NH số 1 tại việt nam, một trong 100 NH lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính NH lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
24
Đề xuất ĐHĐCĐ giao HĐQT xây dựng và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 theo định hướng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tiễn của thị trường và báo cáo ĐHĐCĐ gần nhất.
Mục tiêu chiến lược đến năm 2025: số 1 về quy mô lợi nhuận và thu nhập phi tín dụng, đứng đầu về trải nghiệm khách hàng, số 1 về bán lẻ và NH đầu tư, đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực, đứng đầu về NH số, quản trị rủi ro tốt nhất.
2.4.2. Cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2021
Bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước dự báo có những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Nỗ lực nghiên cứu, phân phối vắc xin đã mang lại hi vọng cho phục hồi kinh tế thế giới. Các tổ chức quốc tế đưa ra nhiều dự báo về nền kinh tế trong năm 2021, song đều chung nhận định rằng kinh tế thế giới sẽ phục hồi với mức tăng trưởng từ 4% trên 5% nào năm 2021. Tuy nhiên, nền kinh - tế vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn và sự bất địch cao liên quan đến sự bùng phát trở lại của dịch bệnh dó biến thể mới của virus Covid- 19.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 6,5%, đồng thời kiên định ưu tiên ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát dới 4%. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được khai triển khai, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh mới, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự kiến ở mức 12%.
2.4.3. Định hướng hoạt động năm 2021
Với phương châm hành động huyển đổi Hiệu quả Bền vững, trọng tâm C - - là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và quan điểm chỉ đạo, điều hành Trách nhiệm- Hành động Sáng tạo, trên cơ sở đảm bảo phù hợp với mục tiêu định - hướng năm 2021, chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, toàn hệ thống VCB tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính như sau:
- Tổng tài sản tăng 5%. - Dư nợ tín dụng tăng 10,5%.
- Huy động vốn tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự kiến tăng 7%.
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 11%.
- Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ: 25.000 tỷ đồng và điều chỉnh theo ý kiến của NHNN sau khi có ý kiến của Bộ Tài Chính.
- Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1%.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức: 8% mệnh giá.
25
- Tỷ lệ đảm bảo an toàn toàn hoạt động: Theo quy định hiện hành của NHNN.
Đề xuất Đại hội cổ đông giao Hội đồng quản trị VCB quyết định điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kinh doanh năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế đặc biệt là diễn biến dịch Covid 19 và theo phê duyệt của Cơ quan nhà nước có - thẩm quyền.
Theo đó, định hướng chính trên một số hoạt động cụ thể như sau:
2.4.3.1. Về hoạt động kinh doanh
Trọng tâm: thực hiện 3 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh:
- Tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch, gia tăng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ.
- Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ, chú trọng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn.
- Cơ cấu lại danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả.
Huy động vốn:
- Điều hành nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả, tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vón, đảm bảo hiệu quả cao.
- Chú trọng tiền gửi giá rẻ, phấn đấu tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi giá rẻ.
- Điều chỉnh lãi suất linh hoạt, cạnh tranh.
- Tăng cường bán các dịch vụ phi tín dụng, bán hàng theo chuỗi, bán theo chéo sản phẩm, quản lý dòng tiền...
Tín dụng:
Thực hiện giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cáo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu, cụ thể:
- Thực hiện kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN giao và các biện pháp kiểm soát tín dụng theo chỉ đạo của NHNN;
cân đối nguồn vón, tập trun vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các chương trình, chính sách tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống; đẩy mạnh các giải pháp về tín dụng, ngân hàng nhằm góp phần hạn chế tín dụng đen; tăng cường triển khai các gải pháp tăng cường tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.
26
- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chỉ đạo của NHNN về lãi suất, tiết giảm chi phí hoạt động, xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận phù hợp để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với người dân, doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid theo chỉ đạo cuat NHNN.
- Điều hành tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu theo định hướng ngành, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và nâng cao hiệu quả cho vay.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển khách hành mới có tiềm lực tài chính tốt.
- Tiếp tục thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng.
Chất lượng tín dụng:
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng nội bảng, dư nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT NHNN, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo mục tiêu- .
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và tăng cường quản lý danh mục tín dụng bán lẻ.
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng tại tất cả các chi nhánh; quán triệt, tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của VCB về cấp tín dụng. Ngăn chạn rủi ro đạo đức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ đối với các chi nhánh.
Hoạt động dịch vụ:
- Tiếp tục tập trung vào các sản phẩm Kinh doanh ngoại tệ, Thanh toán xuất nhập khẩu, Tài chính thương mại, Ngân hàng điện tử, Thẻ và Bancassurance.
- Nhanh chóng nâng cao hàm lượng công nghệ trong hoạt động, đổi mới quy trình chính sách nội bộ, đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác bán hàng.
- Đa dạng hóa kênh bán hàng, đặc biệt đẩy mạnh triển khai bán qua các kênh số; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng và đẩy mạnh bán hàng theo gói, bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa các khối, phối hợp tích cực với các công ty cùng hệ thống VCB.
Hoạt động ngân hàng đầu tư, kinh doanh vốn:
- Tiếp tục chú trọng đầu tư Giấy tờ có giá Sổ Ngân hàng. Nâng cao hiệu quả sinh lời hoạt động ngân hàng đầu tư, gia tăng tỷ trọng đóng góp của thu hoạt động Ngân hàng đầu tư trong tổng thu nhập hoạt động của VCB.
27
- Tiếp tục xây dựng quy trình phối hợp, đồng bộ các giải pháp giữa VCB và VCBS, VCBF.
- Ngiên cứu triển khai bán sản phẩm Ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng số:
- Đẩy nhanh hoàn thiện các cơ chế, quy định, quy trình vận hành, phát triển ngân hàng số.
- Hoàn thiện và triển khai đúng lộ trình chuyển đổi số đã được phê duyệt;
chú trọng triển khai các sản phẩm dịch vụ liên quan đến số hóa và chuyển đổi số nâng cao trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm người dùng.
- Xây dựng chiến lược hợp tác với các công ty Fintech.
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh (Cloud, AI Chatbot, AI/RPA...).
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với ngân hàng số; xây dựng và phát triển văn hóa số.
2.4.3.2. Về công tác quản trị điều hành
Về mô hình tổ chức, mạng lưới và quản trị nguồn nhân lực:
- Kiện toàn mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tại trụ sở chính và chi nhánh nhằm tập trung quản lý và điều hành theo các khối hoạt động.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm quản lý nguồn nhân lực mới.
- Tập trung ưu tiên nhân sự bán hàng, nhân sự thích ứng với ngân hàng số.
Về công nghệ thông tin:
- Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
- Hoàn thiện khuôn khổ quy định, chính sách cho các ứng dụng công nghệ mới (Ekyc, al, Cloud...).
- Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT).
Về các dự án chuyển đổi:
- Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án chuyển đổi.
- Tăng cường công tác truyền thông và quản lý thay đổi của các dự án. Các công tác khác:
28
- tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro. Triển khai các công tác đảm bảo kinh doanh ứng phó dịch bệnh Covid 19 trong tình hình mới. Tăng - cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Giám sát kết quả thực hiện kiến nghị kiểm tra, kiểm toán và giám sát từ xa đối với các chi nhánh, công ty trong hệ thống VCB.
- Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hành và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí toàn ngân hàng, kiểm soát tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập toàn ngân hàng.
Với nỗ lực quyết tâm của HĐQT, ban điều hành cùng toàn thể cán bộ trong toàn hệ thống VCB, VCB sẽ tập trung nguồn lực, hoàn toàn và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ giao, đưa VCB phát triển hơn nữa với mục tiêu chiến lực là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
2.4.3.3. Nâng cao hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh vốn và ngân hàng đầu tư
Quản trị thanh khoản gắn với sử dụng vốn hiệu quả và hỗ trợ hoạt động các khối kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư; triển khai các sản phẩm ngân hàng đầu tư theo nhu cầu khách hàng.