Tổ chức, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Một phần của tài liệu Chuyên Đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Trang 43 - 46)

3.4.1. Tổ chức các hoạ động nghiên cứu khoa học sw pham ứng dựng #rường THCS/THPT

Việc tổ chức hoạt động NCKHSPUD ở trường THCS/THPT thực chất là nhằm trả lời cho câu hỏi: /ờm như thế nào? Sau khi đã xác định được mục tiêu nghiên cửu và xây dựng được những kế hoạch nghiên cứu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là xác định cách làm, cách triển khai tô chức các hoạt động nghiên cứu trong thực tế ở nhà trường. Việc làm này cần có sự quản lý, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường cũng như sự phối kết hợp giữa các cán bộ, nhân viên trong trường với ngoài trường. Đề tài nghiên cứu có thể được làm bởi một hoặc nhiều GV, có thể được thực hiện theo một dự án nào đó hoặc là một dé tài độc lập. Nó cũng có thê là đề tài cấp trường hoặc đề tài liên cấp. Theo đó, các việc cần làm đề tô chức hoạt động NGKHSPUD ở trường THCS/THPT bao gồm:

43

* Về phía Ban giám hiệu nhà trường

Ra công văn thông bảo về kế hoạch nghiên cứu khoa học tới toàn thể cán bộ, GV trong nhà trường. Trong công văn thông báo phải nêu rõ lí do và mục đích của việc triển khai hoạt động NCKHSPUƯD, định hướng các nội dung, vấn đề cần được nghiên cứu, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc, những yêu cầu cần đạt, những vấn đề về kinh phí, cơ sở

vật chất, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân liên quan...

* Về phía cá nhân/nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu - Đăng kí đề tài nghiên cứu với nhà trường.

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu: tìm đọc tài liệu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, seminar, viết báo cáo, trình bày và trao đối kết quả...

Trong quá trình thực hiện đề tài NCKHSPƯD, GV/người thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Xác định cách tiếp cận nghiên cứu: Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thay thế giới quan hay những quan điểm chính, tư tưởng chính của bản thân về vẫn đề nghiên cứu, từ đó xác định được cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp.

+ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thấy đề tài mình theo đuôi là có ý nghĩa, có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục, dạy học đối với nhà trường nói riêng và đối với giáo dục THƠS/THPT nói chung. Trong khi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, người thực hiện cần làm rõ các khái niệm then chốt, những gì đã biết, đã được tìm hiểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và những gì còn đang bị bỏ ngỏ, cần tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu, qua đó làm nôi bật lên ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu.

+ Xác định phương pháp nghiên cứu

Trong giáo dục học, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thường xuyên được sử dụng trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được thực hiện gắn liền với hoạt động điều tra bằng bảng hỏi với việc sử dụng các câu hỏi đóng dựa trên thang đo nào đó. Phương pháp này có ưu điểm là có thê tiếp cận được một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu cần hướng đến. Việc xử lý số liệu đòi hỏi cần đến những hoạt động thống kê hoặc dùng những hình vẽ, sơ đồ. Phương pháp nghiên cứu định tính khá đa dạng, có thê cũng là điều tra bằng bảng hỏi nhưng với những câu hỏi dạng mở, có thê là hoạt động dự giờ, quan sát, hoạt động phỏng vấn, hoạt động trao đôi với chuyên gia, hoặc cũng có thê là hoạt động phân tích tài liệu dựa trên những nguồn tài liệu đáng tin cậy.

44

Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính có thé được sử dụng độc lập và cũng có thê được sử dụng phối hợp nhằm làm tăng cường tính tin cậy của các dữ liệu thu thập được.

3.4.2. Đánh gi¿ hoạz động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hoạt động đánh giá đề tài NGKHSPƯD cần căn cứ dựa vào những quy định chung, chăng hạn như quy định về số lượng người tham gia thực hiện đề tài, người chịu trách nhiệm chính, hoặc quy định về việc đề tài không được trùng lặp với bất kì đề tài nào đã được thực hiện.

Hoạt động đánh giá cũng cần được thể hiện rõ ràng dựa trên những tiêu chí đánh giá thường được áp dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Theo đó, người đánh giá có thé dựa trên các tiêu chí đánh giá gắn liền với thang do để đánh giá đề tài của tác giả/nhóm tác giả nào đó. Một số nội dung cần đánh giá như tổng quan tình hình nghiên cứu, lí đo chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp đôi với hoạt động

giáo dục, dạy học, hình thức trình bảy báo cáo tông kết đề tài,...

Trên cơ sở các tiêu chí và nội dung đánh giá được xây dựng, Hội đồng nghiệm thu tiến hành đánh giá NCKHSPƯD. Kết quả thu được là căn cứ để xếp loại đề tài (xuất sắc, tốt, kha, đạt, không đạt,...).

Hoạt động đánh giá nên được theo một quy trình nhất định, có thê gồm nhiều vòng (ví dụ vòng sơ khảo, vòng chung khảo)

3.5. Vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong dạy học và giáo dục học sinh.

Với những đề tài NCKHSPƯD có kết quả tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động giáo dục, dạy học ở trường THCS/THPT, nhà trường có thể triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu trong và ngoài trường. Việc làm này có thê đòi hỏi cần đến những hoạt động phô biến kết quả NCKHSPƯD với các hình thức khác nhau. Tùy từng tính chất ứng dụng của nghiên cứu mà nhà trường lựa chọn hình thức vận dụng như seminar hay tập huấn chuyên sau dành cho đông đảo GV, CBQL có thể triển khai, áp dụng trong thực tiễn dạy học, giáo dục của minh.

3.6. Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

3.6.1. Đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Đề cương Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bước Hoạt động

1. Hiện trạng | 1. Mô tả vần đề trong việc dạy học, quản ly hoặc hoạt động hiện tại của

nhà trường

2. Liệt kê các nguyên nhân gây ra vẫn đề 3. Lựa chọn một hoặc hai nguyên nhân muốn thay đôi

2. Giải pháp

thay thế

Một phần của tài liệu Chuyên Đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)