II. Chính sách đối ngoại giao đoạn 1991-2011
3. Một số nội dung của chính sách đối ngoại
3.1. Nguyên tắc
Cương lĩnh năm 1991 viết: “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”.
Nguyên tắc nêu trong Tư tưởng chỉ đạo của NQ TƯ 3 (khoá VII-1992) là: “giữ vững độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội”.
Từ 1991 tới Đại hội X: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi”71.
Đại hội XI: "vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc” và “nguyên tắc ứng xử của khu vực” 72
Phương châm:
Nghị quyết TƯ 3 khoá VII nêu bốn phương châm đối ngoại.
Đại hội X nêu phương châm phát triển công tác đối ngoại nhân dân là: “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”73
69 Dảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, trang 112.
70Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, trang 113.
71 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, tr 113
72 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 236, 237.
73Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, trang 113.
29
Đại hội XI: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới trong phương châm đối ngoại của Đại hội XI là “hội nhập quốc tế” và
“thành viên có trách nhiệm”74.
“Đối tác tin cậy”:
Thể hiện rõ sự nhận thức về tầm quan trọng của lòng tin trong quan hệ đối ngoại , chủng ta liên tục nêu các chủ trương: Việt Nam “muốn là bạn”...” (nêu năm 1947, Đại hội VII, VIII năm 1991, 1996), “sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội IX, năm 2001)...,
“là bạn, đối tác tin cậy” (Đại hội X, năm 2006), “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”(Đại hội XI năm 2011).
Đối tác-đối tượng: Nghị quyết TƯ VIII, khoá IX (2003) nêu:“Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn nhận biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác , có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Trên cơ sở đó cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ, mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể”.75
Thành viên có trách nhiệm:
Năm 2009, Bộ Chính trị thông qua Đề án “Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương” trong đó có phương châm “chủ động, tích cực, có trách nhiệm”76. Nội hàm mới nêu trong đại hội XI: Thành viên có trách nhiệm: là một trong những cơ sở để xác định một trong những ưu tiên đối ngoại trong thời gian tới là “xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”.
74 Phạm Bình Minh, Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta (www.mofahcm.)
75 Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH TƯ khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trang 44.
76 Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh (chủ biên): Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb CTQG, 2010, trang 63, 64
30 3.2. Định hướng lớn
Cho tới Đại hội VII, những định hướng lớn thường nêu dưới dạng chính sách cụ thể của ta đối với từng nước quan trọng hoặc thái độ của ta (ủng hộ, lên án) đối với các vấn đề quốc tế lớn.
Từ đại hội VIII ta nêu những định hướng lớn về hướng phát triển quan hệ (bề rộng, bề sâu...), về đối tác trọng điểm (song phương hoặc đa phương), về các vấn đề nổi cộm (hội nhập kinh tế hay hội nhập, vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ...) hoặc về các lĩnh vực đối ngoại (đối ngoại, đảng, đối ngoại nhân dân...).
Nâng quan hệ vào chiều sâu: Đại hội XI: Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc77.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế:78
Đại hội VIII, Đại hội IX nêu chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm lợi ích dân tộc , an ninh quốc gia, giữ gìn bản sức văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trưởng”79,
Đại hội X đã tiến thêm một bước: “ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”80
Đại hội XI “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, tức là hội nhập nhiều mặt, không chỉ kinh tế mà cả chính trị, an ninh, quốc phòng, hội nhập văn hóa-xã hội...
Trên thực tế, ta đã có những bước hội nhập nhất định trên nhiều lĩnh vực: Về chính trị, năm 1977 vào LHQ; năm 2008-2009 làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an..
Về văn hóa xã hội: đã giao lưu văn hoá với nhiều nước, tham gia các tổ chức văn ho như UNESCO, tham gia xây dựng các công ước về văn hoá.
77 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 236.
78 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 235.
79 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội IX, trang 120.
80 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội X, trang 112.
31
Về an ninh, quốc phòng: mở rộng quan hệ ra các nước ngoài XHCN, tham gia ARF, tham gia các cơ chế chống thách thức an ninh phi truyền thống, tham vấn trao đổi thông tin, tham gia các diễn đàn an ninh, quốc phòng.
Nội dung hội nhập quốc tế:
- Về kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Qua hợp tác kinh tế để thu hút FDI và tăng dần đầu tư ra nước ngoài, tăng cường thương mại (xuất nhập khẩu), qua đó tiếp thu kỹ thuật quản lý và công nghệ cho nền kinh tế quốc dân.
- Về chính trị, quốc phòng, an ninh:
Tham gia và thực hiện tốt công việc tại các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, xây dựng vị thế và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế và khu vực, hợp tác và đấu tranh trên các vấn đề liên quan tới an ninh, chủ quyền và vị thế của Việt nam , hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác song phương với các nước về mặt chính trị- an ninh.
- Về văn hoá”81: bao gồm trao đổi hai chiều: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và quảng bá những đặc trưng văn hoá Việt Nam thông qua hợp tác song phương và tại các diễn đàn đa phương nhằm bổ sung cho hợp tác về mặt chính trị, phục vụ gián tiếp các nhu cầu an ninh, phát triển và vị thế và bổ sung cho đối ngoại.
“Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài.
Cùng với hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ
81 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 226, 227: “Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hoá, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, báo chí, xuất bản.
Xây dựng một số trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các sản phẩm văn hoá. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ”
32
đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu. Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực” Tuy nhiên, “Tác động tiêu cực từ các diễn biến bên ngoài sẽ gia tăng. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta; các loại tội phạm xuyên biên giới như: buôn bán ma túy, rửa tiền, thâm nhập tiền giả, tài liệu phản động, văn hóa phẩm không lành mạnh và các thách thức an ninh phi truyền thống khác có thể gây tác hại đến mọi mặt của an ninh quốc gia từ an ninh kinh tế đến an ninh chính trị xã hội. Phạm vi và tốc độ lây lan của các cú sốc từ bên ngoài cũng gia tăng. Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao v.v... sẽ ngày càng lớn” 82.
- Về đối ngoại quốc phòng, an ninh, Đại hội XI nêu rõ: “Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh”; “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương ...83
Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. “Chúng ta đã chủ động thúc đẩy và mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN, tổ chức thành công các Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Cộng (ADMM+), Hội nghị Những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN (MACOSA)...
Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa nước ta với các nước trong và ngoài khu vực không ngừng được mở rộng và từng bước đi vào chiều sâu cả về nội
82 Phạm Bình Minh, Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta (www.mofahcm.)
83Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 82 và 236
33
dung và hình thức, thể hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ trong quan hệ với các nước ở khu vực và thế giới”.84
Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.”85 Đây là lần đầu tiên Đại hội nêu một định hướng riêng về giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ và xây dựng, phát triển tuyến biên giới với các nước láng giềng.
Về ưu tiên đối tác với láng giềng, khu vực:
Đại hội XI nêu: Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng chung biên giới.
Đại hội XI đã chuyển mạnh tư duy về định vị và định hướng với ASEAN: “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”86.
Định hướng này là bước phát triển cao hơn từ định hướng của Đại hội X: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á- Thái Bình Dương”87
Bước phát triển này thể hiện, Đảng ta khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên trong ASEAN, Việt Nam tham gia các hoạt động trong ASEAN với tư cách là một thành viên có trách nhiệm; chỉ rõ mục tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN; xác định rõ đặc tính của Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam phấn đấu cùng các nước xây dựng là một cộng đồng vững mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài và có vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác ở khu vực; đồng thời khẳng định, phương châm tham gia hợp tác ASEAN là chủ
84Phạm Bình Minh, Đường lối đối ngoại Đại hội XI và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN (mạng Biên giới Lãnh thổ biengioilanhth.) (24/05/2011)
85 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 237.
85 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 237.
86 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 237.
87 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2061, trang 114.
34
động, tích cực và có trách nhiệm. Với định hướng này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, ngang với
“quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng chung biên giới88. Định hướng đối ngoại Đảng:
Trước đây ta quan hệ với tất cả các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Cho tới Đại hội VII (1991) ta khẳng định “tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân” (chủ yếu với các đảng có tham dự hội nghị Moscow 1960). Đại hội VIII (1996) bổ sung chủ trương “mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác”89 Đại hội IX và X bổ sung quan hệ với “các đảng cánh tả”. Điểm mới của Đại hội XI là xác định nguyên tắc để mở rộng quan hệ đảng: “Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
Định hướng đối ngoại nhân dân:
Trước đây ta nêu chủ trương “ủng hộ” hoặc “đoàn kết” với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước...Từ Đại hội VIII và IX ta nêu chủ trương “mở rộng quan hệ đôi ngoại nhân dân”. Đại hội X đã xác đinh phương châm công tác đối ngoại nhân dân: “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả90. Điểm mới của Đại hội XI là chủ trương “coi trọng và nâng cao hiệu quả” của công tác ngoại giao nhân dân. Ngày 6/7/2011 Ban Bí thư TW đã ban hành Chỉ thị số 04 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, đặt công tác đối ngoại nhân dân trước những yêu cầu mới với 9 nhiệm vụ cụ thể. Đây là một văn bản quan trọng, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đại hội XI cho công tác đối ngoại nhân dân91.
Định hướng tổ chức thực hiện:
Đại hội XI nêu rõ: “Triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại”; “Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước, đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của đảng, Nhà nớc, và ngoại giao
88 Phạm Bình Minh, Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta (www.mofahcm)
89 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, trang 42.
90 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, trang 113
91 Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: "Ngoại giao nhân dân là sự nghiệp của toàn dân!" www.tuyengiao.vn (mạng Tuyên giáo) 1/8/2011