+Thị trường giày dép tại Anh có một số nét chính nổi bật mà các nhà xuất khẩu cần quan tâm như sau:
- Sức tiêu thụ giày dép của Anh là 7,9 tỷ EUR trong năm 2008 với 331 triệu đôi, giảm trung bình 0,2% mỗi năm, trong khi đó sản xuất giảm trung bình hàng năm là 6,3%, khoảng 217 triệu EUR tương đương khoảng 11 triệu đôi.
- Năm 2008, lượng giày dép được nhập khẩu vào Anh trị giá 3,3 tỷ EUR với 415 triệu đôi. Kể từ năm 2004, về mặt giá trị đã giảm 1,2%, nhưng lại tăng trung bình mỗi năm với tỷ lệ 3,5% về khối lượng.
- Trên 59% về giá trị (1,9 tỷ EUR) hàng nhập khẩu vào Anh là từ các quốc gia đang phát triển (82% về khối lượng, khoảng 342 triệu đôi). Lượng hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển tăng từ 46% về giá trị (1,6 tỷ EUR), và tăng từ 69% (251 triệu đôi) về khối lượng của năm 2004. Trong khối EU, Anh là một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất lượng giày dép từ các quốc gia đang phát triển. Đây cũng là cửa ngõ quan trọng dẫn tới thị trường Ai Len.
+Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam qua Anh
Nhóm sản phẩm SL 2006
tăng trưởng
TB/năm giá trị tăng trưởng TB/năm xuất khẩu (triệu đôi) (2002-2006) (triệu Euro) (2002-2006)
giày mũ da 105 5% 1,110 2%
Giày giả da, đế
nhựa cao su 84 -3% 517 -5%
giày mũ vải 65 3% 426 3%
2-S
ản phẩm:
+Các nhóm sản phẩm
-Giày thể thao (sport): dành cho các hoạt động thể thao như chạy, đi bộ, bóng đá, thể dục thẩm mỹ. Tuy nhiên một số khách hàng cũng mua những loại giày thể thao này cho các hoạt động đi lại thường ngày.
-Giày thông dụng (casual, leisure, health): dành cho các hoạt động thường ngày. Xu hướng hiện nay là một số loại giày này cũng được dùng trong môi trường công sở, văn phòng, ví dụ như giày bệt (ballerina).
-Giày công sở và dạ hội (classic, formal): Đây là các loại giày dùng cho các hoạt động chính thức, truyền thống trong văn phòng, công sở và tại các sự kiện, dạ hội, ví dụ như giày nữ cao gót, giày da nam.
-Giày bốt, dã ngoại (outdoor, rugged): Các loại giày thường cao đến mắt cá chân, dùng cho hoạt động ngoài trời. Phổ biến nhất là các loại ủng, bốt, giày leo núi.
Theo Keynote, khối lượng của thị trường Anh năm 2008 được chia thành những phần nhỏ sau:
Các loại giày ống (cao hơn mắt cá chân) - 20% (trước kia là 15%)
Giày dép thể thao - 18%
Giày chuyên dụng - 12%
(dép xỏ ngón, dép đi trong nhà, giày bảo hộ và chống nước)
Giày thành thị Town shoes - 50%
(Giày dép thông thường và công sở đôi khi được gọi là “Trotteurs”)
+Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm giày da xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm gia công.
Chất liệu giày dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay chất liệu da vẫn được đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác.
Các tính năng đặc thù của giày dép cũng được đánh giá cao, ví dụ như giày dép không thấm nước, giày thể thao có bánh xe, giày dép thời trang hoặc giày dép có chất liệu hoàn toàn từ tự nhiên (vegan & vegetarian shoes-không dùng da và không sử dụng keo dán có nguồn gốc từ động vật).
Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau:
-gia công nguyên liệu -pha cắt nguyên liệu -lắp ráp mũ giày -tiền chế đế giày
-gò ráp đế và hoàn thiện giày -KCS và đóng gói
Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau, ví dụ dép đi trong nhà hoặc xăng đan thì không qua khâu gò đế bằng máy.
Mức độ gia tăng giá trị là khác nhau ở từng công đoạn sản xuất và đối với từng loại sản phẩm. Đối với giày thể thao và giày vải, công đoạn gia công nguyên liệu bồi vải và cán luyện cao su mang tính quyết định trong khi đó đối với giày nữ, công đoạn pha cắt nguyên liệu có thể gia tăng nhiều giá trị với việc trang trí bán thành phẩm pha cắt như in, thêu. Tương tự như vậy là công đoạn lắp ráp với nhiều hình thức may ráp mũ giày nữ phong phú tạo ra các sản phẩm hợp thời trang.
Hiện tại chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sản phẩm da ở Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang Hồng Kông làm dịch vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số văn phòng đại diện của các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế như Veritas, SGS nhưng doanh nghiệp chưa khai thác được hết dịch vụ này vì phần lớn phải làm theo chỉ định của khách hàng. Hiệp hội và Viện nghiên cứu da giày cũng đã xúc tiến thành lập đơn vị kiểm định tuy nhiên kế hoạch này vẫn còn nằm trong qui hoạch phát triển trong tương lai. Hiện tại Viện da giày có năng lực thực hiện một số kiểm định (test) cơ bản, chưa đáp ứng được cho nhu cầu hàng xuất khẩu và trong nước. Một số nhà máy lớn và nhà máy 100% vốn nước ngoài có xây dựng phòng lab riêng, đánh giá một số tiêu chí cơ bản phục vụ mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm nội bộ.
Sản phẩm da giày Việt Nam hiện nay đều phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài.Tỷ lệ nội địa hóa trong nước hiện nay chỉ đạt 50%, trong khi yêu cầu về nguyên phụ liệu là 75%.Điều này đã hạn chế rất lớn đến khả năng kiểm soát nguồn cung và giá sản phẩm giày xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm ở Việt Nam còn theo hướng nhỏ lẻ, “ăn xổi ở thì”. Chỉ có nhóm 235 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là có dây chuyền công nghệ và quy trình marketing tiên tiến, nhưng sản phẩm chủ yếu sản xuất để xuất khẩu dưới dạng OEM cho các thương hiệu nổi tiếng. Thị trường Anh cũng là đối tượng tiêu thụ lớn các sản phẩm dạng này.
Về các sản phẩm của nhóm 230 doanh nghiệp gia công còn lại, chất lượng sản phẩm phụ thuộc đơn hàng. Các doanh nghiệp da giày dạng này hoàn toàn có tiềm lực sản xuất sản phẩm cao cấp, nhưng điểm khó vẫn là chưa xây dựng được thương hiệu ở thị trường EU và Anh.
+Năng lực thiết kế và sáng tạo
Đây là điểm quyết định tạo ra giá trị gia tăng rất lớn trong ngành công nghiệp giày. Ý và các nước tây Âu là trung tâm sáng tạo giày thế giới, luôn tạo ra các mẫu mốt mới, xu hướng tiêu dùng mới trên thế giới. Hiện tại ở Việt Nam có xu thế là mọi người thường sao chép sản phẩm thay vì tiến hành đổi mới hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Đối
với gia công giày dép, phần thiết kế do bên đặt hàng đảm nhận nên năng lực trong nước về thiết kế hầu như không phát triển.
3-Phân khúc th ị trường-kh ách hàng m ục ti êu:
Việc phân khúc thị trường có thể rất hữu ích đối với thị trường này do có chủng loại , màu sắc giày dép vô cùng đa dạng để có thể kết nối tới các loại khách tiêu dùng khác nhau.
* Phân khúc theo ngư ời sử dụng
Cách thông thường nhất để phân khúc thị trường là chia theo đối tượng sử dụng. Theo như Hình 1.1 thì giày dép phụ nữ là phân khúc lớn nhất.
Giày dép phụ nữ đạt giá trị 4 tỷ EUR trọng năm 2008, bị suy giảm về giá trị kể từ năm 2006, nhưng về khối lượng lại tăng (53% năm 2008). Đối tượng nữ giới là phân khúc nổi cộm nhất trong 5 năm qua, và chị em phụ nữ đã hưởng ứng với mức giá thấp hơn bằng cách mua sắm nhiều hơn.
Tỷ lệ lao động nữ gần như không thay đổi, khoảng từ 65,5% cho tới 65,8% tổng dân số nữ của Anh trong các năm 2004 – 2008, tỷ lệ này là cao so với mức trung bình của EU là 59,1%. Sự gia tăng đang diễn ra ở nhóm nhiều tuổi hơn (55 đến 64 tuổi), trong khi tỷ lệ của nhóm tuổi trẻ hơn (15 đến 34 tuổi) lại giảm. Một số lượng ngày càng tăng lao động nữ nắm giữ những vai trò chuyên môn cao hơn, điều đó có nghĩa mức thu nhập sau thuế sẽ cao hơn.
Lao động nữ có xu hướng tự thưởng cho bản thân một đôi giày thiết kế mới hơi xa xỉ một chút vì họ không đi du lịch hay mua một chiếc xe mới. Một số khác lại coi những loại giày dép mới là một cách ít tốn kém để cập nhật hoặc tìm phong cách mới. Sự gia tăng mặt hàng giày dép được bày bán trong các siêu thị đã cho phép chị em phụ nữ theo kịp những xu hướng về giày dép và khiến họ mua sắm thường xuyên hơn (mua ngẫu hứng) ở mức giá rẻ hơn. Việc mô phỏng những thiết kế có trên những sàn diễn thời trang đang được chào bán tại mức giá thấp cho tới trung bình. Hầu hết phụ nữ thường cụ thể hơn so với nam giới đối với số lượng giày họ sở hữu
Sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng giày dép phụ nữ trong năm 2007/2008 phần lớn là do các mặt hàng giày ống làm bằng da cừu non (phong cách UGG), Ủng Cao bồi, các loại giày múa, các loại dép có đính hạt, dép theo phong cách đấu sĩ, giày đế mềm kim loại, dép xỏ ngón và giày cao gót, khiêu vũ. Những loại giày dép khác được bán tại Anh là giày cao gót (gót thấp, trung bình, cao hoặc gót xuồng), giày cao gót có quai, xăng đan và giày ống (cao đến đầu gối, đến gót chân hoặc kiểu Oxford), giày vải, giày Mary Jane, xăng đan có ống cao (boot sandals), giày đế mềm.
Tiêu thụ giày dép tại Anh theo đối tượng sử dụng năm 2008 (% về giá trị)
Nguồn: Keynote (2010)
Giày dép nam đạt giá trị 2,5 tỷ EUR năm 2008, tăng nhẹ trong cả kỳ. Nam giới thường có rất ít đôi giày phù hợp với một số trường hợp nhưng lại chi nhiều tiền hơn cho một đôi giày và thường sử dụng chúng lâu dài hơn phụ nữ. Ngoài ra đối với nam, giày dép cũng đã trở nên quan trọng đối với ngoại hình của họ, đặc biệt là tại phân đoạn các sản phẩm chất lượng tốt và phân đoạn hàng xa xỉ.
Đối với giày dép thông thường, giày đế mềm, giày ống cao đến mắt cá chân, giày ống leo núi là rất quan trọng. Đứng đầu thị trường là C&J Clark, Shoe Zone (có nhiều hàng giảm giá) và JD Sports, tập trung vào giới trẻ của nam, đã hưởng lợi từ việc nhu cầu tăng lên đối với mặt hàng giày dép cho nam. Đây là thị trường sôi nổi hơn phân khúc thời trang dành cho nam. Do những yếu tố hình thức, trang trọng như áo jacket và thậm chí cà vạt phố biến trở lại, điều này đã kích thích doanh số của các loại giày da thông minh, giày lười.
Giày dép trẻ em đạt giá trị 1,5 tỷ EUR trong năm 2008, đã giảm so với 19,5% (về giá trị) của năm 2004. Phân khúc giày dép trẻ em đã phân cực giữa những gia đình giàu có, bố mẹ chi nhiều tiền mua những đôi giày của các nhà thiết kế cho con cái của họ, còn ở thị trường giá rẻ lại có sự cạnh tranh về giá khốc liệt. Tỷ lệ sinh thấp sẽ có tác động hạn chế sức tăng trưởng trong tương lai của phân khúc này. Các nhà bán lẻ đồ thể thao, các siêu thị và các cửa hàng trực tuyến đặt biệt mạnh đối với mặt hàng giày dép trẻ em. Nói chung, giai đoạn bắt đầu năm học mới là quan trọng nhất đối với doanh số của giày dép trẻ em
* Phân khúc theo nhóm tu ổi
Khách mua giày dép có thể được phân khúc theo độ tuổi của họ. Hình 1.2 dưới đây minh họa rõ sự phát triển trong các năm 2005 – 2009 và các nhóm tuổi mua sắm giày dép khác nhau như thế nào. Hình 1.2 cũng là một minh chứng rất tốt để thấy được phân khúc thị trường này thay đổi ra sao theo thời gian. Ví dụ, tầm quan trọng ngày càng tăng của nhóm khách hàng có độ tuổi 35–44 và 55-64 và việc nhóm khách hàng trên 65 tuổi giảm dần tầm quan trọng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc rất hữu ích đối với cách nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng, hoặc phong cách giày dép nào mang tới triển vọng tăng trưởng tốt nhất. Mỗi một phân khúc theo độ tuổi sẽ có những loại giày dép riêng biệt
nhắm tới nhóm đó. Tuy nhiên, một vài loại vượt xa những nhóm tuổi khác.Người tiêu dùng trẻ có xu hướng dễ tiếp thu hơn những phong cách giày dép mới và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thời trang, trong khi người tiêu dùng lớn tuổi có xu hướng bảo thủ hơn đối với thị hiếu của họ và quan tâm tới sự tiện dụng và với họ chất lượng là quan trọng nhất.
Tỷ lệ người mua giày dép theo độ tuổi giai đoạn 2005 - 2009(chia theo %)
4-Đ
ối thủ cạnh tranh của Việt Nam +Trung Quốc
Xuất khẩu giày dép của Trung Quốc vào EU
Nhóm sản phẩm
SL 2006
tăng trưởng
TB/năm giá trị tăng trưởng TB/năm
xuất khẩu
(triệu đôi)
(2002 -2006)
(triệu
Euro) (2002-2006)
giày mũ da 202 46% 1,893 36%
giày giả da, đế
nhựa cao su 691 44% 1,769 27%
giày mũ vải 525 29% 1,406 21%
(Nguồn: CBI)
Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21.8 tỉ USD năm 2006. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu với gần 2.04 tỉ đôi năm, giá trị 13.6 tỉ USD (73% thị phần), theo sau là EU với 1.446 tỉ đôi với giá trị xuất khẩu là 5.3 tỉ Euro
(6.8 tỉ USD) (20.2% thị phần) năm 2006. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới. (ITC, USstat, CBI)
Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.
Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống này được dự đoán là đã gần tới điểm cực đại của chu kỳ kinh doanh, những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong trung hạn.
+Các nước Đông Âu
Xuất khẩu giữa các nước trong khối EU có chiều hướng gia tăng, trong đó các nước đông âu hiện đang nổi lên là một lực lượng cung ứng giày dép cho thị trường này (chủ yếu là các nước Tây Âu), làm đối trọng với các nước đang phát triển. Rumani và Ba Lan là những nước xuất khẩu lớn trong khối này. Năm 2006, Italy nhập khẩu 65 triệu đôi từ các nước đông âu, trong đó 46.3 triệu đôi đến từ Rumani. Rumani là nhà sản xuất lớn thứ 3 EU với sản lượng 90 triệu đôi, trị giá 1.5 tỉ Euro (1.95 tỉ USD) năm 2006 và là một trong số ít mấy nước EU có tỉ lệ tăng trưởng ngành dương (11.8%/năm trong giai đoạn 2002-2006). Giày mũ da là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, chiếm 2/3 giá trị xuất khẩu (CBI).
Sự phát triển mạnh của ngành giày dép Rumani, ngoài việc dựa trên nền tảng ngành đóng giày trước kia cung cấp cho Liên Xô cũ còn nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ với Italy, nhà sản xuất giày dép chất lượng cao hàng đầu thế giới trong việc cung ứng linh kiện giày dép và tận dụng lợi thế chi phí nhập khẩu thấp giữa hai nước. Năm 2006, Rumani là nước nhập khầu linh kiện giày dép hàng đầu từ Italia, với giá trị là 526 triệu USD, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện của Italia. Ngược lại Italia cũng là nhà nhập khẩu linh kiện hàng đầu, chiếm77% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện của Rumani (ITC).
+Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với hơn 2 tỉ đôi mỗi năm, chỉ sau Trung Quốc. Thị trường trong nước với hơn 1 tỉ dân là trọng tâm của ngành giày dép nước này. Xuất khẩu chỉ đứng thứ 14 với doanh thu 1.23 tỉ USD năm 2006, chủ yếu sang thị trường tây Âu (Đức, Anh, Ý, Pháp) và Mỹ . Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ da và giày thể thao. Gía trị xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm chính thấp