Không còn quan trọng hóa hôn nhân

Một phần của tài liệu Đề tài vị trí, chức năng của gia Đình và những biến Đổi cơ bản của gia Đình việt nam trong thời kỳ quá Độ lên chủ nghĩa xã hội (Trang 34 - 40)

Trước đây trong xã hội cũ ở nước ta, hôn nhân được xem như là yếu tố bắt buộc, một phần không thể thiếu trong cuộc sống dù cho điều kiện, hoàn cảnh sống có khó khăn thế nào chăng nữa. Nhưng giờ đây, tình trạng lựa chọn sống độc thân của giới trẻ đang ngày càng phổ biến, biến việc kết hôn trở thành sự lựa chọn khi bản thân mỗi người cảm thấy sẵn sàng và điều kiện phù hợp chứ không còn là do đến tuổi thì lấy hay đến từ sức ép của gia đình và xã hội nữa. Nói như thế không có nghĩa 10 hôn nhân không còn là vấn đề quan trọng nữa, trái ngược lại, nó vẫn được xã hội coi trọng, nhưng đã không còn là luật lệ buộc phải thực hiện nữa. Tuy có nhiều khác biệt so với thời xưa nhưng thời đại hiện nay luôn giữ những giá trị truyền thống từ thời ông cha, đơn cử như ý nghĩa của hôn nhân là việc nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vẫn được nhìn nhận một cách rộng rãi.

1.2.3. Hôn nhân ngày càng gắn liền với giá trị hạnh phúc:

Việc hôn nhân gắn với tình yêu dần trở nên phổ biến và tiếp tục cho đến hiện tại bắt đầu sau khi nước ta thoái khỏi chế độ phong kiến và đang trong quá trình quá

9 Diễn đàn Truyền thống và phát triển, 2023, Quan niệm của sinh viên về bình đẳng giới trong gia đình, (https://truyenthongvaphattrien.com.vn/quan-niem-cua-sinh-vien-ve-binh-dang-gioi-trong-gia-dinh/)

10 Báo Pháp luật, 2022, Tình yêu, hôn nhân của thế hệ đặc biệt, (https://baophapluat.vn/tinh-yeu-hon- nhan-cua-the-he-dac-biet-post439604.html)

độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. Sự khác nhau lớn nhất giữa quan niệm về tình yêu, hôn nhân giữa xưa và nay đó là, hôn nhân là vì hạnh phúc của mỗi cá nhân chứ không phải là của người khác. Nếu vào trước thời kì quá độ ở nước ta, tình yêu và hôn nhân đa số không được diễn ra theo đúng mong muốn mà có vẻ như càng nghiêng về “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, đề cao, chú trọng, tuyệt đối hóa tư tưởng

“môn đăng hậu đối”, hay thậm chí kết hôn chỉ là vì “nối dõi tông đường” thì xã hội hiện đại lại không đi theo lối mòn ấy. Hiện tại, phần lớn thanh thiếu niên khi đã quyết định tiến tới hôn nhân thì đều lấy tình yêu giữa hai bên làm nền tảng, cơ sở và phải có bổn phận, trách nhiệm, tôn trọng với bạn đời của mình. Tuy nhiên, yếu tố “môn đăng hậu đối” hay việc có con, cha mẹ sắp đặt không phải biến mất hoàn toàn, mà nó đã trở thành một tiêu chuẩn tích cực, mang tính tương đối hơn, không còn được đề cao mà cần phải đi kèm với những điều kiện khác.

2. Vai trò của tình yêu, hôn nhân trong giai đoạn hiện nay:

Tình yêu, hôn nhân trong thời đại ngày nay giữ vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tích cực nghĩa là nếu tình yêu, hôn nhân khi phát huy đúng vai trò, bản chất của nó sẽ thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn, còn ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.

Tình yêu là yếu tố cơ bản, tiên quyết nhất cho sự hình thành hôn nhân. Hay có thể nói, tình yêu là kim chỉ nam, chỉ đạo cho cuộc hôn nhân đi đúng hướng tới những giá trị hạnh phúc đích thực và giúp cho tất cả gia đình nằm trong khuôn khổ nhất định. Hôn nhân được xây dựng dựa trên cơ sở tình yêu sẽ hỗ trợ gây dựng nên một gia đình hạnh phúc bền vững, nơi mà mọi thành viên trong gia đình đều quan tâm, tôn trọng, bảo vệ và nghĩ về quyền lợi của nhau. Mà một gia đình mang giá trị hạnh phúc đích thực sẽ đem đến những lợi ích to lớn đóng góp cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”11, và thông qua những chức năng cơ bản của gia đình mà vai trò ấy

11Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Lý luận và khái niệm về gia đình, giá trị và giá trị đạo đức truyền thống (http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/ly-luan-va-khai-niem-ve-gia-dinh-gia-tri-va-gia-tri-dao-duc-truyen-thong/)

càng được tô đậm, nhấn mạnh thêm. Bởi vì, nhờ tình yêu mà những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ các mối quan hệ trong gia đình sẽ được điều hòa, từng cá nhân nếu được sống và cảm nhận tình yêu thông qua gia đình đều sẽ phát triển và trưởng thành theo chiều hướng tích cực, từ đó giúp ngăn chặn tỷ lệ ly hôn, ly thân, hay những vấn đề khác có thể gây hệ lụy nghiêm trọng cho không những là từng cá thể thuộc gia đình mà thậm chí còn là cho bước tiến của xã hội.

3. Giá trị và ý nghĩa của gia đình đối với thanh niên, sinh viên hiện nay:

3.1. Giá trị và ý nghĩa của gia đình:

Mặc dù giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đang tồn tại một vài điểm khác biệt, nhưng không thể phủ nhận rằng giá trị của hai loại gia đình này vẫn được lưu giữ và tiếp nối cho đến thế hệ thời nay. Có thể nói, giá trị to lớn nhất, vĩnh cữu và thiêng liêng nhất, cho dù là hồi đó hay bây giờ chăng nữa, thì gia đình đối với thanh niên, sinh viên hiện nay sẽ luôn và mãi mãi là “bến đỗ bình yên”, là ngọn lửa sưởi ấm lòng luôn ngự trị trong tim, để mỗi người con dù có đi xa đến 12 đâu đi nữa, thì mỗi khi nhắc về hai chữ “gia đình” đều mang nỗi niềm “trăm nhớ ngàn thương”. Giá trị và ý nghĩa của gia đình đối với giới trẻ thời nay được thể hiện một cách rõ nét qua hai yếu tố chủ chốt sau.

3.1.1. Hình thành nên mỗi con người:

Có thể nói, gia đình là môi trường quan trọng trong chuyện hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, cung cấp thêm tri thức, những bài học đầu đời cho con người. Quả thật như vậy, nhờ có chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng nuôi dưỡng, giáo dục mà mới có cá nhân mỗi người, không chỉ là người trẻ, như ngày hôm nay. Gia đình được xem như là cái nôi nuôi dưỡng cả về thể chất lẫn tâm hồn cho quá trình trưởng thành của con người. Từ gia đình mà mỗi cá thể được học tập những tri thức văn hóa truyền thống của ông cha ta, về đạo lý làm người cơ bản. Gia đình có vị thế vô cùng đặc biệt trong lòng từng cá nhân, bởi trong suốt những cột mốc đáng nhớ trên con đường trưởng thành của một người đều có dấu

12 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2022, Hãy nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình, (https://dangcongsan.vn/tieu-diem/hay-nang-niu-cac-gia-tri-chuan-muc-cua-gia-dinh-613933.html)

chân của gia đình. Bên cạnh đó, gia đình còn là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, tạo điểm tựa sức mạnh, tinh thần, hướng con người ta đến những giá trị tốt đẹp nhất của chân, thiện, mỹ, uốn nắn chúng ta trên con đường ngay thẳng và ngăn chặn sự sa đọa, lạc lối trong hành trình của chính bản thân. Nếu ví cuộc đời như là một bức tranh, thì mỗi chúng ta là những vị họa sĩ sẽ điểm tô sắc màu lên cho bức tranh ấy bằng chính đôi tay mình, nhưng để các khối màu được hòa quyện với nhau và phù hợp nhất với bức tranh, tránh sự sai sót thì phải cần đến bàn tay chỉ dẫn của người thầy, đó chính là gia đình.

3.1.2. Là chốn bình yên, hạnh phúc:

Ngoài ý nghĩa giúp chúng ta trở thành những cá thể đúng đắn, văn minh tồn tại trong một xã hội tiến bộ, gia đình còn là “nơi ta thuộc về”, là hậu phương vững chắc, là pháo đài tinh thần luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi người con. Bởi gia đình Việt Nam, dù là truyền thống hay hiện đại, thì đều luôn đề cao mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Nhắc đến gia đình là nhắc đến tình yêu thương, tình nghĩa thủy chung giữa vợ chồng và sự hy sinh cao cả của bậc sinh thành đối với con cái.

Không giống như cách tổ chức gia đình truyền thống bên phương Tây, ở Việt Nam, do ảnh hưởng sâu sắc và bắt nguồn từ ngành lao động chính ở nước ta thời bấy giờ đó là nền nông nghiệp lúa nước nên những gia đình Việt Nam luôn đề cao, chú trọng giá trị tập thể, cộng đồng, từ đó mà hình thành nên truyền thống gắn kết 13 chặt chẽ giữa “máu mủ ruột thịt” với nhau. Tình cảm gia đình như là một sự động viên, khuyến khích, cổ vũ, là thứ mà mỗi thành viên đều sẽ cảm nhận được và sẻ chia cho nhau mỗi khi thành công hay thất bại. Đặc biệt, một cá nhân nếu được sống và lớn lên trong tình thương yêu chan hòa lẫn nhau dưới một mái nhà sẽ trở thành một nhân tố tích cực đóng góp cho sự vươn lên của đất nước. Chính vì những điều đó mà giá trị của gia đình gắn liền với cảm xúc bình yên, ấm áp, bồi

13 Tạp chí Cộng sản, 2021, Phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; (https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823639/

phat-huy-gia-tri-truyen-thong-trong-xay-dung-gia-dinh-viet-nam-am-no%2C-hanh-phuc%2C-tien-bo

%2C-van-minh.aspx)

dưỡng, vun đắp tình cảm lớn lao để thế hệ trẻ khi lớn khôn, trưởng thành luôn nhớ về cội nguồn với lòng thành kính vô tận cùng niềm biết ơn sâu sắc.

3.2. Nâng niu, gìn giữ giá trị của gia đình:

Từ những phân tích trên, từ đó có thể thấy rằng gia đình Việt Nam mang những giá trị vô cùng ý nghĩa và quý giá bởi nó đóng vai trò là điểm tựa tinh thần, tạo ra một môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh có tác dụng hướng các thế hệ con cháu sau này tiến đến với điều hay lẽ phải, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chính vì lẽ đó, mà khi đứng trước thời đại công nghệ 4.0 hoàn toàn hiện đại với guồng quay vội vã, bộn bề của đời sống như ngày hôm nay, những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam cũng không tránh khỏi việc biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Có đôi khi, gia đình không còn thực sự là “tổ ấm”, sợi dây gắn kết giữa các thành viên với nhau cũng lỏng lẻo dần. Nếu muốn đất nước trở nên phồn vinh, ta phải có nhiệm vụ gìn giữ giá trị của gia đình, bởi thực tiễn đã chứng minh, gia đình là hạt nhân của xã hội, là yếu tố cơ bản xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chia sẻ trước đây tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: “Con người Việt Nam trong thời kỳ mới..., được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với các giá trị cốt lõi: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”. Như vậy, trọng tâm trong công cuộc xây dựng con người Việt nam14 để tiến tới sự tốt đẹp chính là những giá trị cốt lõi nhất của gia đình: Tư tưởng, đạo đức, tình cảm, lối sống lành mạnh, như thế mới có thể ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Việc phát huy toàn vẹn những yếu tố ấy có ý nghĩa to lớn trong việc làm bệ phóng vững chắc, nâng đỡ cho xã hội phát triển. Dưới đây là một vài phương pháp chính do nhóm đề xuất trong việc vun đắp và giữ gìn trọn vẹn giá trị gia đình:

+ Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan ban ngành cần nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lí đầy đủ về công tác gia đình, đảm bảo quyền tiếp cận, thụ hưởng của nhân dân cũng như tạo không gian, môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân có cơ hội phát triển toàn diện và hỗ trợ các gia đình trong giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời có những biện pháp xử phạt nghiêm minh với những hành vi vi phạm chuẩn mực gia đình.

14 Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021

+ Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền trong tập thể, cộng đồng:

Tuyên truyền để tích cực phát huy tinh thần gương mẫu của các thế hệ đi trước, tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình, giúp cho lớp trẻ sớm hình thành tư tưởng về đạo đức, triết lý, tri thức mà ông bà, cha mẹ đã truyền dạy qua biết bao thế hệ. Qua đó, nhắm đến mục tiêu là định hướng cho người trẻ hướng tới chân, thiện, mỹ thông qua công cụ chính là phương tiện truyền thông với các thông tin đã qua kiểm duyệt chặt chẽ.

+ Thứ ba: Nâng cao ý thức mỗi người: Đây tuy là phương pháp cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất. Bởi biện pháp dựng nên khung pháp lý chặt chẽ hay hành động tuyên truyền suy đến cùng mục đích cũng là nhằm tác động tới nhận thức của chúng ta. Mỗi thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống, phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường lành mạnh, tràn ngập yêu thương. Một “gia đình bình an” chính là tiền đề quan trọng của một “xã hội hạnh phúc”.

Một phần của tài liệu Đề tài vị trí, chức năng của gia Đình và những biến Đổi cơ bản của gia Đình việt nam trong thời kỳ quá Độ lên chủ nghĩa xã hội (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)