Mục đích và ý nghĩa

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng của công ty tnhh midviệt nam (Trang 57 - 96)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG

2.2. Cơ sở lý thuyết về bố trí mặt bằng

2.2.4. Mục đích và ý nghĩa

Bố trí mặt bằng nhằm mục đích bố trí các khu vực sản xuất, các trang thiết bị, các trạm gia công sao cho đường đi của của nguyên liệu hay đường đi của công nhân trong hệ thống sản xuất là ngắn nhất.

Việc bố trí mặt bằng thường được tiến hành trong các trường hợp sau:

xây dựng phân xưởng mới, sản xuất sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, do thay đổi thiết kế sản phẩm hay quy trình công nghệ.

Bố trí mặt bằng ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bố trí mặt bằng không hợp lý sẽ dẫn đến hao phí về tiền bạc và thời gian làm việc của người lao động. Do vậy, cần lựa chọn phương án bố trí mặt bằng hợp lý ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng.

21

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MID

3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất của MID

Chuẩn bị

Đưa vào sản xuất NVL

thử

Đưa sản

phẩm dư

vào kho

Đóng gói

Bắt đầu

sản xuất

Kiểm tra

sản phẩm

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất của MID

(Nguồn: MID – Color, 2022)

3.2. Phân tích quy trình sản xuất của MID

3.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Chuẩn bị nguyên vật liệu đúng thời gian dựa trên kế hoạch sản xuất đã lập trước đó, các nguyên vật liệu được kiểm tra và báo lên hệ thống về việc sẵn sàng đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu sẽ được cập nhật lên hệ thống trước một ngày sản xuất, mỗi nguyên vật liệu đều có mỗi bộ phận đảm nhận việc kiểm tra và cập nhật lên hệ thống đúng thời gian.

Hình 3.2: Khu vực NVL chờ sản xuất

(Nguồn: Nhóm tác giả, 2022)

22

Việc chuẩn bị nguyên vật liệu này cũng tốn khá nhiều thời gian phụ thuộc vào việc nguyên vật liệu tồn kho có đủ để đáp ứng việc sản xuất hay không. Bộ phận mua hàng sẽ đảm nhận công việc mua nguyên vật liệu và cập nhật số lượng cũng như thời gian nguyên vật liệu có. Nếu nguyên vật liệu có sẵn, thời gian chuẩn bị nguyên vật liệu được rút ngắn có thể tiến hành sản xuất và nếu nguyên vật liệu không đủ hay thiếu cần phải bổ sung thì thời gian chuẩn bị nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào thời gian bộ phận mua hàng đàm phán với nhà cung cấp về thời gian giao hàng.

3.2.2. Đưa vào sản xuất thử

Kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất chính thức và giao hàng cho khách hàng. Việc đưa vào sản xuất thử phòng bị cho những trường hợp nguyên vật liệu không phù hợp với máy in hay không thể lên màu mực đúng với yêu cầu của khách hàng mong muốn, công ty sẽ xem xét, kiểm tra và thay đổi nguồn nguyên vật liệu phù hợp hơn để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và đúng với yêu cầu của khách hàng đã đưa ra.

Sau khi sản xuất thử có thể sẽ có những thay đổi như thay đổi nhà cung cấp, thay đổi máy in hay thay đổi mực.

3.2.3. Bắt đầu sản xuất

Sau khi sản phẩm chạy thử sẽ được đem lên phòng kiểm tra so với bản mẫu mà khách hàng đã đưa ra và kiểm nghiệm độ phù hợp của nguyên vật liệu (độ dày giấy, màu,...) sẽ tiến hành vào sản xuất chính thức.

Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có người chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất làm việc của máy in và chất lượng sản phẩm được in ra có đúng với sản phẩm mẫu. Các bộ phận liên quan khác như bộ phận kế hoạch, bộ phận kho, bộ phận thiết kế,...

luôn theo dõi tiến trình hoạt động đảm bảo diễn ra đúng như kế hoạch sản xuất nếu có sự cố ngoài ý muốn sẽ luôn có những giải pháp để giải quyết vấn đề nhanh chóng kịp tiến độ sản xuất.

3.2.4. Kiểm tra sản phẩm

Công đoạn kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm được đóng gói, lưu hành rộng rãi trên thị trường là một việc quan trọng trong quy trình sản xuất. Công việc này được tiến hành đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Hình 3.3: Kiểm tra sản phẩm

(Nguồn: MID – Color, 2022)

Công việc của nhân viên thuộc bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm là:

Thực hiện việc kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Lên kế hoạch kiểm thử, thực thi quy trình đã được đưa ra trước đó. Nghiên cứu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả.

Hình 3.4: Cắt nhãn theo yêu cầu khách hàng

(Nguồn: MID – Color, 2022)

Khi sản phẩm đã được in ra trên giấy cần tiến hành đưa vào cắt nhãn theo yêu cầu khách hàng để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh giao đến tay khách hàng đối tác. Thường thì mẫu mã và kích thước của tem nhãn sẽ được quyết định bởi các khách hàng doanh nghiệp. Thông thường, để sản phẩm có

sẽ đề xuất phương án tốt nhất cho khách hàng là nên để tất cả các tem nhãn, decal tràn lền 3mm để không ảnh hưởng tới kích thước thật khi cắt.

24

3.2.5. Đóng gói

Hình 3.5: Đóng gói sản phẩm

(Nguồn: Nhóm tác giả, 2022)

Việc đóng gói, bao bì giúp bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng, biến dạng, bị rút tỉa bởi kẻ gian hoặc giảm chất lượng do những tác động ngoại cảnh và môi trường như: không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... Đóng gói sản phẩm ở MID được phân chia theo hai loại là đóng gói theo pallet còn lại là đóng gói theo thùng tùy theo số lượng và quy mô của sản phẩm. Thời gian đóng gói

đề ra và đóng các thùng carton lên các pallet sẽ chiếm nhiều thời gian từ 2 tiếng đến 3 tiếng. Ở công đoạn đóng thùng, hơi tốn nhiều thời gian, hầu hết các công việc khác đều có máy móc đã làm hết nhân viên sau khi kiểm tra sản phẩm chỉ có thao tác sắp nhãn in hoàn chỉnh vào thùng để đưa lên dây chuyền đóng gói mặc dù có quy trình đóng gói sẵn và nhân viên được đào tạo bài bản cho việc đóng gói sản phẩm đúng cách nhưng tùy thuộc vào khách hàng yêu cầu đóng gói vào thùng bao nhiêu nhãn dán sẽ làm tốn nhiều thời gian.

Hình 3.6: Sản phẩm sản xuất dư lưu vào kho

(Nguồn: Nhóm tác giả, 2022)

25

Cung cấp thông tin về sản phẩm trên tem, nhãn được dán ở trên bao bì là yêu cầu mang tính pháp lý, nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi kiểm hàng hóa được giao đến với khách hàng.

Những thông tin thường được in trên bao bì sản phẩm bao gồm: Thành phần, thông số, tên & địa chỉ nhà sản xuất, mã vạch, số lượng/ đóng gói, kích thước, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo cần thiết (nếu có),....

3.2.6. Vận chuyển hàng đến khách hàng và lưu kho (nếu có)

Sau khi kiểm tra kỹ về chất lượng sản phẩm đã phù hợp với yêu cầu đưa ra và tiến hành đóng gói để giao hàng đến khách hàng. Ở doanh nghiệp có hai loại hình vận tải: vận tải của công ty và vận tải thuê từ bên ngoài. Vận chuyển đến khách hàng cũng phải đảm bảo được thời gian và chất lượng của sản phẩm. Việc vận chuyển thường khá là nhanh, chậm nhất là hai ngày cho những địa điểm xa và những trường hợp ngoài ý muốn, nhanh nhất là từ một đến hai tiếng đối với các địa điểm gần công ty.

Nếu trong quá trình sản xuất, sản xuất dư với số lượng được yêu cầu sẽ được đưa vào lưu kho để cho lần đặt hàng lần sau nếu không có thay đổi về yêu cầu mẫu mã hay chất lượng thì đơn hàng lần sau sẽ dễ dàng thuận tiện hơn cho cả hai bên. Kho để nguyên vật liệu và thành phẩm sản xuất dư là của doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê kho ngoài.

Bảng 3.1: Thời gian thực hiện các công việc của quy trình sản xuất của MID

STT Công đoạn Thời gian

1 Chuẩn bị NVL (giấy, màu,...) 4 phút

2 Khởi động máy 5 phút

3 Chạy thử máy in 3 phút

4 Bắt đầu sản xuất chính thức 12 phút

5 Cắt sản phẩm 1 phút

6 Kiểm tra sản phẩm 3 phút

7 Đóng gói theo nhu cầu khách

hàng 3 phút

8 Đóng vào thùng 3 phút

Tổng 34 phút

(Nguồn: Nhóm tác giả, 2022)

3.3. Đánh giá quy trình trình sản xuất của MID

3.3.1. Ưu điểm

Có đầu tư cho việc đào tạo nhân viên bài bản. Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên đồng thời phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng và tiết kiệm chi phí tuyển dụng.

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản dễ thực hiện và trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, tiết kiệm thời gian sản xuất. Trang bị những vật dụng phòng chống những tác hại của mực in hay ảnh hưởng từ con người như đồ trùm đầu để tránh tóc rơi vào sản phẩm in gây hỏng hay trang bị giày cho nhân viên để đi vào khu vực sản xuất dễ di chuyển hơn,...

Các bộ phận phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ trong quá trình sản xuất giúp cho việc lên kế hoạch sản xuất và đồng thời cũng giúp cho thời gian nhập nguyên vật liệu được thực hiện rất cẩn thận và đảm bảo nguyên vật luôn được chuẩn bị trước để phục vụ cho hoạt động sản xuất đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong quá trình sản xuất về thời gian cũng như nguồn lực để quá trình sản xuất được diễn ra tốt hơn không bị ngưng trệ.

Doanh nghiệp có vận tải riêng, sản phẩm được đưa đến cho khách hàng bằng đường bộ chi tiết hơn là bằng xe tải. Có thể linh động về thời gian vận chuyển, thuận tiện cho việc lập kế hoạch sản xuất. Đảm bảo sản phẩm được đóng gói và giao hàng đúng thời hạn vì tài xế đã được đào tạo chuyên nghiệp, công ty luôn có thời gian nghỉ

cho tài xế để đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ (Phạm Hằng, 2021) và xe tải cũng được thiết kế cũng như trang bị đầy đủ các thiết bị để bảo vệ sản phẩm.

Ngoài ra, công ty luôn đề cao về chất lượng sản phẩm cũng được tuân thủ cực kỳ nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào đều được kiểm tra chặt chẽ nếu như có hư hỏng (trầy xước, không đúng khổ giấy,...) sẽ được công ty trả về nhà cung cấp xử lý vấn đề trên để đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời cho hàng nguyên vật liệu, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất đều được giám sát đảm bảo máy móc thiết bị luôn được vận hành liên tục và hiệu quả trong quá trình sản xuất, đảm bảo được thực hiện đúng như trên kế hoạch đã được đề ra.

3.3.2. Nhược điểm

Vẫn còn phụ thuộc vào vận tải thuê ngoài vì thiếu đi nhân sự cũng như nguồn lực kinh tế để phát triển thêm về mảng vận tải.

Thiếu hụt nhân sự, mỗi bộ phận chỉ có từ một đến hai nhân viên phụ trách đảm nhận công việc. Việc thiếu hụt nhân sự dẫn đến việc nhân viên xin nghỉ nếu có những việc bận đột xuất thì cả quá trình sản xuất có thể bị ảnh hưởng, nghiêm trọng nhất có thể phải ngừng sản xuất. Áp lực công việc nặng

dẫn đến nhân viên chán nản, không còn hứng thú với công việc và cuối cùng là thôi việc vì không thể chịu được áp lực công việc.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MID 4.1. Cải tiến và bảo trì máy móc, thiết bị

Công cụ, máy móc là những thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất, là yếu tố cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Nếu năng lực và tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên cao nhưng dây chuyền sản xuất lại cũ kĩ, lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, sản phẩm được tạo thành sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể làm trì trệ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không đảm bảo được chất lượng của đơn hàng và làm chậm tiến độ giao hàng cho đối tác.

Vì vậy, việc cải tiến và bảo trì định kỳ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm thành phẩm.

Ngoài ra, việc sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo một hướng khoa học, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ đầy đủ từng khâu trong quá trình sản xuất thành phẩm.

Với những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn sản xuất sẽ mang lại những sản phẩm chất lượng hơn:

Giảm sai sót tối đa trong khâu lựa chọn nguyên liệu

Giảm sai lệch thông số kỹ thuật về quy cách theo yêu cầu của khách hàng Giảm tỷ lệ in sai, in lem màu, bền màu, phối màu đạt chuẩn

Giảm các thất thoát phát sinh với sản phẩm chưa đạt khi sản xuất Giảm tỷ lệ phế phẩm trong khâu vận hành sản xuất

Đúng từ các khâu, góp phần giảm tối đa chi phí phát sinh, mang lại giá thành tốt nhất cho khách hàng

4.2. Tiêu chuẩn hóa trong quy trình sản xuất

Sản xuất in phải qua nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn đòi hỏi có nhiều bước công việc. Trong quá trình đó những lỗi khách quan và chủ quan có thể xảy ra. Không phát hiện lỗi trong quá trình nhiều bước này sẽ dẫn đến lỗi trên sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, xử lý hình ảnh không đúng, sẽ dẫn đến hình ảnh không hiển thị đúng màu khi in trên giấy. Trong trường hợp này phải quay lại xử lý từ đầu, dẫn đến phát sinh chi phí và hao tổn thời gian.

Tiêu chuẩn hóa cho phép in tái bản đồng nhất giữa các lần in, đảm bảo sự ổn định màu sắc giúp kiểm soát và định lượng các biến số, cho phép so sánh mức độ thể hiện của sản phẩm in trong một quy trình sản xuất dựa trên quá trình kiểm soát các thông số vật liệu đầu vào, quy trình vận hành, duy trì sự chính xác của các thông số về màu sắc trong các lần in tái bản khác nhau.

4.3. Cải tiến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh và đặc biệt là công ty chuyên về in ấn tem, nhãn như MID. Quản lý hiệu quả chất lượng các yếu tố đầu vào sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng của hoạt động sản xuất.

Công ty cần ưu tiên kiểm soát và cải tiến chất lượng nguyên liệu như giấy, mực in,... đầu vào. Nếu nguyên liệu đầu vào là giấy cần chú ý đến chất liệu giấy, độ trắng của giấy, độ phẳng mịn, định lượng giấy, kết cấu giấy, độ dày lớp giấy. Còn đối với mực in, công ty nên tìm hiểu kỹ về đặc tính của từng loại mực có tương thích với máy in và đảm bảo tính ổn định màu hay không để tránh các lỗi khi in giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế làm hỏng máy móc, thiết bị.

CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA MID

5.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng của MID 5.1.1. Phân tích bố trí mặt bầng của MID

MID là một công ty chuyên sản xuất các nhãn hiệu cho các thương hiệu nổi tiếng và được sản xuất theo quy trình có sẵn của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên vì vậy nhà máy phải hoạt động liên tục hết công suất về máy móc, nhân sự để sản xuất đạt được tối đa năng suất. Mỗi lần quy trình sản xuất của công ty hoàn thành đều cho ra sản phẩm giống nhau và chất lượng tương đồng như nhau như về màu sắc, độ sáng, kích thước,... Do đó, nhà máy sản xuất nhãn hiệu của Công ty TNHH MIDViệt Nam đã bố trí mặt bằng của mình theo kiểu bố trí theo sản phẩm mang đến hiệu quả nhất đối với loại quy trình sản xuất lặp lại này và sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng sản xuất lớn.

Công ty đã sắp xếp bố trí máy móc sản xuất dựa trên các nguyên tắc:

Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí sản xuất, công ty luôn tính đến các yếu tố an toàn cho người lao động, cho máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân như chống ồn khi vận hành máy móc, chống bụi, chống rung, chống cháy nổ,... khả năng thông gió chống nóng tự nhiên, sắp xếp thiết bị có khói hơi độc bức xạ ở cuối hướng gió chính và không gần khu vực dân cư.

Nguyên tắc tiết kiệm đất đai: công ty biết cách cân đối giữa mật độ xây dựng và mật độ sử dụng diện tích.

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng của công ty tnhh midviệt nam (Trang 57 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w