Các lỗi thường xảy ra trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng Áp dụng công cụ thống kê nhằm cắt giảm lỗi cho sản phẩm gỗ tại công ty tnhh sx tm và dv kjk (Trang 50 - 67)

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ NHẰM CẮT GIẢM TỈ LỆ LỖI CHO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX TM & DV LỘC THÀNH PHÁT

2.2.2 Các lỗi thường xảy ra trong quá trình sản xuất

Căn cứ vào ghi nhận của chủ doanh nghiệp, được người thống kê là Mạnh Thị Duyên Nữ tổng hợp theo bảng:

Phiếu kiểm soát tổng hợp số lỗi

Đơn vị sản phẩm kiểm tra: bộ phôi ghép ghế

15

Số lượng: 300 SẢN PHẨM, mỗi SPL gồm 50 bộ phôi (SPL: ký hiệu mỗi lô sản phẩm)

Thời gian: được thực trong 15 ngày bắt đầu từ ngày 22/10/2022

Được thực hiện bởi: Mạnh Thị Duyên Nữ

và hỗ trợ của chủ doanh nghiệp ông Thiều Quang Huyền

Bảng 2.1: Phiếu kiểm soát tổng hợp số lỗi

ST

Tên lỗi

SP SP SP SP SP SP Tổng Tỷ

T L1 L2 L3 L4 L5 L6 lỗi trọng

1 Sai kích thước và hình

2 3 1 2 1 1 10 7%

dáng

2

Xử lý nhám và vệ sinh

5 11 9 5 12 13 55 37%

bề mặt phôi

3 Bề mặt sơn nổi hột 3 2 8 9 8 6 36 24%

4 Sơn bị tuột màu 4 2 7 5 5 6 29 20%

5

Sơn bị bong tróc sau

3 5 7 2 0 0 17 12%

khi phơi, sấy

Tổng lỗi mỗi SPL 17 23 32 23 26 26 147

100

%

(Nguồn: Công ty TNHH TM và DV KJK)

Căn cứ phiếu kiểm soát trên: Kiểm tra trên 300 sản phẩm, phát hiện 147

lỗi thuộc 5 lỗi chính: Sai kích thước và hình dáng, Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi, Bề mặt sơn nổi hột, Sơn bị tuột màu, Sơn bị bong tróc sau khi phơi sấy.

Lỗi xuất hiện với tầng suất nhiều nhất là lỗi Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi với 55 lần chiếm tỷ trọng 37%. Tiếp đến là lỗi Bề mặt sơn nổi hột với 36 lần và tỷ trọng 24%. Tiếp đến lần lượt là các lỗi Sơn bị tuột màu, Sơn bị bong tróc sau khi phơi, sấy cuối cùng là lỗi sai kích thước và hình dáng. Từ phiểu kiểm soát tổng hợp số lỗi có bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng dữ liệu cho biểu đồ pareto

Tên lỗi

Số

Tần số

tích Tỷ

Tỷ trọng tích

lỗi lũy trọng % lũy

Xử lý nhám

và vệ

sinh bề

55 55 37% 37%

mặt phôi

Bề mặt sơn nổi hột 36 91 24% 62%

Sơn bị tuột màu 29 120 20% 82%

Sơn bị

bong tróc sau khi

17 137 12% 93%

phơi, sấy

Sai kích thước và hình

dáng 10 147 7% 100%

Tổng 147

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Hình 2.5: Biểu đồ Pareto về số lỗi trong gia công 300 sản phẩm tại công ty

(Nguồn: Nhóm tác giả)

17

Nhận xét: Từ biểu đồ Pareto nhận thấy 2 lỗi chính và thường xuyên xuất hiện là Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi và lỗi Bề mặt sơn nổi hột. Do đó Chủ doanh nghiệp cần ưu tiên xem xét 2 lỗi trên và có biện pháp cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp và sẽ giảm được chi phí khắc phục sản phẩm lỗi.

Để giải quyết 2 lỗi nêu trên cần áp dụng biểu đồ xương cá (biểu đồ nhân quả) để tìm ra các nhân tố ảnh gây ra lỗi. Sau khi tìm ra các nhân tố sẽ có biện pháp ưu tiên khắc phục cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩM

Từ số liệu được cung cấp bởi chủ doanh nghiệp, thực hiện tổng hợp được bảng số liệu về các nhân tố gây ra lỗi ở công đoạn Xử lý nhám và vệ sinh về mặt phôi:

Bảng 2.3: Nhân tố gây ra lỗi ở công đoạn Xử lý nhám và vệ sinh về mặt

phôi

STT Nhân tố Số lỗi

1 Bào quá mòn (sai kích thước) 16

2

Thổi không sạch bụi và mọt trên bề mặt

phôi 31

3 Bề mặt phôi bị lồi lõm 8

Tổng 55

(Nguồn: Công ty TNHH SX TM và DV KJK)

2.2.2 Xương cá lỗi Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi

Hình 2.6: Biểu đồ xương cá lỗi xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi

(Nguồn: Nhóm tác giả)

Nhận xét: Có 3 Nhân tố gây ra lỗi cho công đoạn xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi bao gồm nhóm nhân tố về con người và 1 nhân tố về nhóm nguyên vật liệu.

Trong đó các nhân tố về con người chiếm 47 lỗi trên tổng số 55 lỗi, còn lại 8 lỗi thuộc về nhân tố nguyên vật liệu. Như vậy ở công đoạn này cần cải thiện nhiều nhất về nhóm nhân tố con người sẽ cải thiện được số lỗi về xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi.

- Các lỗi về con người:

Bào quá mòn (sai kích thước) do người công nhân chưa có kinh nghiệm, muốn xử lý bề mặt đảm bảo độ lán mịn để thực hiện công đoạn sơn. Tuy nhiên lại bào mòn quá nhiều dẫn đến sai kích thước của sản phẩm. Lỗi này thường xảy ra do người lao động chưa có kinh nghiệm, phôi bị sai kích thước sẽ bị loại bỏ mà không thực hiện lại được công đoạn xử lý lại.

Công nhân thổi không sạch bụi và mọt trên bề mặt phôi đây là lỗi do người công nhân thực hiện cẩu thả, xơ xài. Lỗi này sẽ buộc thực hiện lại công đoạn xử lý. Cần phải thực hiện kỹ việc thôi bụi và mọt bởi lỗi này ảnh hưởng đến công đoạn sơn sản phẩm, gây ra nhiều lỗi ở công đoạn sơn sản phẩm.

19

-Lỗi về nguyên vật liệu:

Bề mặt phôi có các điểm mắt nên bị lồi lõm, gợn sóng do bên cung cấp phôi không thực hiện loại bỏ các phần gỗ mắt, vì vậy khi thực hiện công đoạn Xử lý gặp phải các phôi có mắt sẽ khó xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nhân tố lỗi ở công đoạn Sơn sản phẩm lỗi Bề mặt sơn nổi hột

STT Nhân tố Số lỗi

1 Phun sơn quá dày 14

2 Phun sơn không đều tay 9

3 Lỗi do súng phun sơn 2

4 Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi không kỹ 3

5

Lớp lót trong và lớp phủ thực hiện quá gần

nhau 8

Tổng 36

(Nguồn: Nhóm tác giả) 2.2.3 Xương cá lỗi Bề mặt sơn nổi

hột

Hình 2.7: Biểu đồ xương cá Bề mặt sơn nổi hột

(Nguồn: Nhóm tác giả)

20

Nhận xét: Có 5 nhân tố gây ra lỗi Bề mặt sơn nổi hột gồm 2 nhân tố thuộc nhóm lỗi do con người là Thợ sơn quá dày và Thợ sơn không đều tay. 1 nhân tố thuộc nhóm lỗ do máy móc, thiết bị là lỗi do súng phun sơn. Về phương pháp có 2 nhân tố là Thời gian giữa các lớp lót và lớp phủ thực hiện quá gần nhau, nhân tố xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi không kỹ sẽ gây ra lỗi bề mặt sơn bị nổi hột.

Các lỗi về con người: Thợ sơn quá dày và thợ phun sơn không đều tay: do thợ sơn thiếu kinh nghiệm, không ước lượng được mật độ sơn và giữ đều tay khi sơn. Nếu mắc phải lỗi sơn quá dày sẽ phải chuyển về công đoạn xử lý lại bề mặt và thực hiện lại công đoạn sơn. Nếu là lỗi phun sơn không đều sẽ thực hiện sơn dậm lại cho đều, hoặc xử lý lại bề mặt và thực hiện sơn lại toàn bộ.

Lỗi về máy móc, thiết bị: Lỗi do súng phun sơn: Súng phun sơn bị lỗi do nhà sản xuất hoặc trong quá trình sử dụng không được bảo quản và vệ sinh lau rửa thường xuyên sẽ làm cho súng phun bị hư, nghẹt sơn, phun sơn không đều. Lỗi này cần phải khắc phục súng phun sơn.

Các lỗi về phương pháp: Thời gian giữa các lớp lót trong và lớp phủ thực thiện quá gần nhau do việc thử nghiệm canh chỉnh thử nghiệm thời gian chưa chính xác, trường hợp này nếu xảy ra lỗi sẽ phải thực hiện xử lý lại bề mặt và thực hiện sơn lại.

Xử lý nhám và vệ sinh bề mặt phôi không kỹ: các chi tiết nhỏ khó, cần phải có phương pháp xử lý thủ công đặc biệt, ngoài ra phương pháp bả bột phôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp gây ra lỗi bề mặt sơn bị nổi hột. Trường hợp này xuất hiện do khâu kiểm tra sau khi xử lý bề mặt không chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng Áp dụng công cụ thống kê nhằm cắt giảm lỗi cho sản phẩm gỗ tại công ty tnhh sx tm và dv kjk (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w