CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
3.13. Nghiên cứu nguyên nhân gây bị liệt 2 chi dưới
3.13.1.Bệnh lao cột sống:
- Lao cột sống là tình trạng cột sống hoặc đĩa đệm bị vi khuẩn xâm nhập tấn công. Các vi khuẩn liên tục sinh sản và ăn mòn thân đốt sống gây mục, gãy đốt sống (Hình 3.13). Biến chứng lao cột sống lưng có thể dẫn đến liệt hai chi dưới do bị chèn ép, máu lưu thông yếu. [19]
Hình 3.12: Bệnh nhân bị lao cột sống 3.13.2.Bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Nguyên nhân bị bệnh:
+ Do làm việc lao động quá sức hoặc khuân vác vật nặng sai tư thế
+ Do tuổi tác: Nguyên nhân da số các bệnh nhân thường gặp. Do đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thái hóa xơ cứng.
+ Do bị chấn thương vùng lưng.
+ Các bệnh lý cột sống như: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống,…
+ Do cân nặng cơ thể: Cân nặng càng lớn gánh nặng lên đĩa đệm và cột sống càng cao.
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. Đó là
tình trạng mất cảm giác hoặc có nguy cơ bị liệt hai chi dưới. Trường hợp này cần can thiệt y tế ngay lập tức tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn. [20,21]
Hình 3.13: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Hình 3.14: Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm 3.13.3.Bệnh viêm màng nhện tủy:
- Viêm màng nhện là sự viêm, dày lên sẹo hóa của viêm màn nhện. Người mắc viêm màn
nhện thường xuất hiện cơn đau, tê bì, cảm giác kiến bò. Hơn nữa bệnh có thể gây vẫn động yếu, co thắt cơ, dau lưng, đau lan xuống mông.
- Trong một số trường hợp bệnh nhân bị chèn ép tủy sống, các rễ thần kinh. Từ đó dẫn đến
bệnh lý tủy thắt lưng và hội chứng chùm đuôi ngựa
- Hội chứng đuôi ngựa hay hội chứng chùm đuôi ngựa CES (Cauda Equina Syndrome) là tình trạng gây ra do sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh chùm đuôi ngựa. Ảnh hưởng tới chức năng vận động và cảm giác của hai chi dưới bàng quang, trực tràng. Biến chứng nặng hơn của hội chứng này là tình trạng đại tiểu tiệt không tự chủ, tê liệt hai chân vĩnh viễn. [22]
Hình 3.15: Bệnh nhân mắc viêm màng nhiện tủy 3.13.4.Chấn thương cột sống:
- Chấn thương cột sống là tình trạng cột sống bị tổn thương, ảnh hưởng đến tủy sống hoặc
đốt sống.
- Nguyên ngân gây chấn thương cột sống:
+ Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông.
+ Tai nạn lao động, thể thao: Do ngã từ trên cao xuống lưng va đập mạnh vào những vật cứng có thể gây xẹp, cong, lún hoặc vỡ đốt sống
- Chấn thương cột sống sẽ gây: Rối loại mất khả năng vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật, gây liệt hai chi dưới nặng hơn là liệt tứ chi. [23]
Hình 3.16: Chấn thương cột sống 3.13.5.Bệnh xơ cứng teo cơ một bên
- ALS (Bệnh xơ cứng teo cơ một bên) là một bệnh thần kinh ảnh hưởng đền các dây thần
kinh trong thân não, tủy sống và vỏ não. Bệnh xơ cứng teo cơ một bên ảnh hưởng đến chức năng phổ biến là làm yếu hoặc tàn phá cơ chi trên và một số người cũng bị tác động như vậy nhưng ở cơ chi dưới. Ngoài ra còn khó kiểm soát lời nói và chứng khó nuốt nặng hơn có thể ảnh hưởng đến việc khó thở. ALS chỉ ảnh hưởng đến vận động cơ thể không ảnh hưởng tới trí tuệ, tính cách, thông minh, trí nhớ.
- Nguyên nhân bệnh xơ cứng teo cơ một bên:
+ Hiện nay, bệnh xơ cứng teo cơ một bên vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, nhưng một số bệnh nhân mắc bệnh này nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền. [24]
Hình 3.17: So sánh tế bào thần kinh của người bình thường với bệnh nhân ALS 3.14. Tác hại và lợi ích của việc tập đứng:
- Tác hại:
+ Mỗi bệnh nhân sau khi mắc bệnh lý về hạn chế vận động hoặc suy giảm các chức năng khác nhau. Nếu như bệnh nhân không vận động thường xuyên hoặc vận động không đúng cách thì tình trạng suy yếu ngày càng nặng hơn và có khả năng khiến bệnh nhân bị liệt.
- Lợi ích:
+ Phục hồi chức năng là quá trình tập luyện gồm nhiều bước giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động của các bộ phận cơ quan hoặc suy giảm các chức năng.
+ Việc tập luyện hồi phục giúp bệnh nhân có thể lấy lại được khả năng vận động, di chuyển.
+ Tập đứng cho bệnh nhân hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, dễ đào thải các chất cặn bã như nước tiểu và phân.