2.1.1 Chính trị pháp luật
Môi trường chính trị, luật pháp cũng là một yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và tới hoạt động hoach định chiến lươc nói riêng. Nói đến môi trường chính trị, luật pháp là nói đến các quy định bởi các luật lệ, quy định của nhà nước và chính quyền các cấp.
Môi trường chính trị luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hoạch định chiến lược của công ty như khi quyết định hoăc ra một hoach định nào đó cần phải dựa trên sự quy định của luật pháp, những cái mà luật pháp cho phép bán, công bố ra thị trường thì doanh nghiệp với đươc phép lên hoach định chiến lược hay là như việc nhà nước đưa ra một mức thuế suất cao có ảnh hưởng đến giá của sản phẩm thì công ty cũng phải có những chiến lươc phù hợp để điều chỉnh mưc giá sao cho người tiêu dùng không quá ngỡ ngàng trươc sự thay đổi đột ngột của giá sản phẩm. Hay là Luật về chống độc quyền, luật Thuế, Chính sách kinh tế
- giáo dục, Chính sách lao động - tiền lương, luật lao động, Môi trường này gồm có
luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng, mang tính chất điều chỉnh, định hướng quy định về hoạt động phải theo hiến pháp và pháp luật. Sự thay đổi của yếu tố chính trị - luật pháp ảnh hưởng mạnh mẽ tới các pháp nhân kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Chính trị - Luật pháp ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi. Nếu công ty muốn hoạt động mạnh và tốt trong lĩnh vực của mình thì cần quan tâm đến môi trường chính trị, luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ mọi quy định luật pháp để hoạt động của công ty mình lành mạnh và hiệu quả cao.
Hạn chế của nhân tố này đến doanh nghiệp là: Luật thuế chưa ổn định, hàng rào thuế quan lớn, thuế cao làm cho giá cả tăng cao so với các quốc gia khác – làm cho khách hàng phải cân nhắc khi mua sản phẩm.
2.1.2 Nhân tố kinh tế
Yếu tố kinh tế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty. Hoạt động phụ thuộc vào tình hình kinh tế ổn định, phụ thuộc vào thu nhập, giá cả, số tiền tiết kiệm, lãi suất… nó phụ thuộc vào sức mua của người dân. Hoạt động hoạch định chiến lược cần nắm vững về mặt kinh tế của từng khu vực thị trường để từ đó có thể đưa ra các chiến lươc phù hợp với người tiêu dùng, kích thích khách hàng dùng sản phẩm của mình. Cho đến nay, môi trường kinh tế Việt Nam hết sức thuận lợi, với sự tăng trưởng kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền Việt Nam đang tương đối ổn định, mức thu nhập của người dân ngày càng cao chứng tỏ sức mua của người dân ngày càng lớn. Người lãnh đạo của công ty cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.
Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền.
Tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất.
Cán cân thanh toán.
Thu – chi ngân sách.
Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm, thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao, tăng khả năng thanh toán của khách hàng, tăng sức mua của xã hội.
Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua hàng năm giai đoạn 2005 – 2010 là 16,7%; dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng,
Đối với sản phẩm thiết bị điện tử của công ty thì sản phẩm chú trọng vào đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và mức thu nhập khá. Vì vậy hoạt động hoạch định chiến lược của công ty càng chú ý nhiều đến môi trường kinh tế nói chung, môi trường kinh tế Việt Nam và ngoài ra còn xem xét đến từng khu vực cụ thể để từ đó có chiến lược marketing phù hợp để phát triển.
Hạn chế của nhân tố kinh tế đối với doanh nghiệp là Việt Nam mở của nền kinh tế thị trường (gia nhập WTO) tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh - nhiều tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới và khu vực ra nhập thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát cao làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Năm 2010 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 11,75% tăng 2,75% so với năm 2009, quý I năm 2011 là 12,79% tăng 2,75%; tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%, giá cả hàng hóa tăng vọt, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng của khách hàng, sức mua trên thị trường giảm sút.
2.1.3 Yếu tố công nghệ
Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim khí điện máy không chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hoá, mà đối với các Trung tâm điện máy thì ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới, làm cho một số sản phẩm cũ trở nên lỗi
thời. Sự phát triển của công nghệ thậm chí đã làm cho một số nhà sản xuất phải bỏ một số mẫu mã cũ và thay thế bằng mẫu mã khác (chẳng hạn đối với ngành điện máy: tivi Panasonic plasma thay thế bằng full HD, …)
Công nghệ đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt trong tình hình hiện nay những công nghệ vừa ra đời hôm nay thì ngày mai đã có thể trở thành lạc hậu. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, những biến đổi của công nghệ trên thế giới đều nhanh chóng tác động đến môi trường bên trong của thế giới di động. Hoạt động bán hàng và quản lý kênh nói chung cũng chịu nhiều tác động sự thay đổi về khoa học công nghệ. Lịch sử của ngành bán hàng đã trải qua các giai đoạn từ trao đổi hiện vật đến bán hàng trực tiếp, từ bán lẻ đến các cửa hàng tự chọn, rồi đến siêu thị hay trung tâm thương mại, các cuộc đàm phán trước đây là trực tiếp
“mặt đối mặt”, đến khi thư tín ra đời thì nó đã góp phần làm cho các cuộc giao dịch dễ dàng hơn. Và ngày nay, mọi cuộc giao dịch trao đổi mua bán đều có thể được thực hiện thông qua các phương tiện như điện thoại, máy tính, fax… tiếp
cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng theo nhận định của công ty thì việc áp dụng các thành tựu công nghệ này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nâng cao hoạt động bán hàng, đem lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối nhất.
Hạn chế của công nghệ đối với sự phát triển của thế giới di động: sự phát triển chóng mặt của công nghệ cũng là một thach thức lớn đối với doanh nghiệp, sự chậm trễ trong việc update tình hình phát triển công nghệ là nguyên nhân chính trọng sự sụp đổ của nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực với Thế Giới Di Động, bởi thế Thế Giới Di Động phải luôn nhạy cảm, nhanh chóng trong vấn đề nắm bắt xu thế công nghệ, vấn đề này thật sự tốn kém và khó khăn nhưng cũng là chìa khóa thành công để một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như Thế Giới Di Động phát triển.
2.1.4 Yếu tố văn hóa, xã hội
Văn hóa, xã hội ảnh hưởng sâu sắc tới việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện dụng sản phẩm, tính năng sản phẩm họ cần, mẫu mã… để đáp ứng được điều đó công ty đã cho ra nhiều dòng sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những sở thích đa dạng của nhiều người. Văn hóa của công ty còn được thể hiện ở chính trong nội bộ doanh nghiệp, cách giao tiếp ứng xử của nhân viên với khách hàng
như thế nào, thái độ phục vụ của nhân viên với khách hàng là một biểu hiện cụ thể của văn hóa doanh nghiệp. Hơn thế nữa các sản phẩm của công ty khi tung ra thị trường cũng phải phù hợp với văn hóa xã hội Việt Nam, từ thiết kế đến cách PR quảng cáo cũng cần phải đúng mực, điều này cũng gây tác động không nhỏ đến quá trình hoạch định chiến lược của Thế Giới Di Động. Bởi thế bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tìm hiểu sâu sắc văn hóa xã hội, từ đó thiết lập một tổ chức công ty hoạt động trong môi trường có nền văn hóa vững chắc và từ đó với có nền tảng để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đúng chuẩn mực xã hội.
Hạn chế của yếu tố văn hóa đến hoạch định chiến lược của công ty: đối với Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, những lứa tuổi khác nhau lại có sự tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau, nên đây là một điều bất lợi trong viêc hoạch định chiến lược, sự đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự linh hoạt trong cung cách ra quyết định tiếp cận thị trường.
hướng thu hút các
nguồn lực bên ngoài vào, đẩy mạnh nền kinh tế tư nhân, tháo gỡ những nút thắt về chính sách, cơ chế để hướng tới một nền kinh tế mang tính thị trường. Thị trường bán lẻ Việt Nam có thể được xếp vào dạng thị trường đang phát triển với đặc điểm cung – cầu không rõ ràng, khó thống kê, dự đoán và thị trường rất phân mảnh trên nhiều mặt hàng như trang sức, đồng hồ, hàng tiêu dùng, dịch vụ bán lẻ khác… Cơ hội vẫn còn trải đều cho các doanh nghiệp có định hướng đúng, vận hành và thích nghi tốt với sự thay đổi của thị trường trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2 Môi trường vi mô 2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Chiến trường bán lẻ hàng điện tử tại Việt Nam: Thời điểm hiện tại, các chuỗi bán lẻ đồ điện tử vừa phải “so tài” lẫn nhau, vừa phải cạnh tranh với các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ, kinh doanh kiểu gia đình. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhà bán lẻ đã phải “mạnh tay” đưa ra các đợt khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng. Cũng với mục đích để tăng thị phần, một số
hàng như chính sách đổi trả hàng, giao hàng và lắp đặt tại nhà ngày càng được các chuỗi bán lẻ trong nước cải thiện nhằm giữ chân khách hàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay, tăng trưởng của hai hệ thống bán lẻ điện thoại và điện máy của TGDĐ đang đến chủ yếu từ việc mở rộng hệ thống cửa hàng, song hệ thống này đang đến ngưỡng bão hòa về tăng trưởng. Như vậy, việc mở rộng ngành nghề kinh doanh chính là bước chuẩn bị cho thời kì tăng trưởng không còn thần kỳ như trước. Theo số liệu tại báo cáo thường niên 2016 của CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã: MWG), công ty này đang chiếm 30% thị phần điện thoại di động chính hãng bỏ xa một tên tuổi khác là FPT Shop với thị phần 8%. Các chuỗi khác (bao gồm các chuỗi nhỏ ở tỉnh và nhóm các siêu thị điện máy) chiếm 20%. Còn lại, thị phần lớn nhất với 40% đang thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ. Trong kế hoạch cho năm tới, công ty cho rằng cơ hội mở rộng thị trường vẫn còn khi 50% thị phần đang nằm trong tay cửa hàng nhỏ lẻ. Bằng việc tăng trưởng doanh thu các siêu thị cũ, mở rộng thêm siêu thị mới, Thế giới di động đặt mục tiêu thị phần điện thoại di động tăng lên con số 35%.
2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Khó khăn trong tương lai đối với thế giới di động: Không khó để nhìn những lợi thế giúp Thế giới di động hấp dẫn khách hàng đó là hệ thống cửa hàng có mặt bằng lớn, vị trí đẹp dày đặc ở khắp mọi nơi, bán hàng chính hãng và chất lượng dịch vụ hậu mãi tuyệt vời. Tuy nhiên khi các thương hiệu Nokia, HTC, Sony Ericsson, Black Berry lần lượt biến mất, chủng loại điện thoại không còn đa dạng như trước, việc cài đặt không khó khăn thì một cửa hàng lớn như TGDĐ hiện tại sẽ trở nên thừa thãi. Vai trò tư vấn cũng không quá quan trọng nữa. Thay vào đó, những cửa hàng di động nhỏ lẻ sẽ có lợi hơn khi có thể dễ dàng đi sâu vào khu dân cư. Khó khăn tiếp theo là sự xuất hiện của các cửa hàng chính hãng từ phía nhà sản xuất như Apple, Samsung. Việc các nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình thông qua bán hàng online thay vì đưa hàng tới đại lý đang trở thành xu thế rất mạnh trên thế giới. Và đương nhiên nhà sản xuất dễ dàng đánh bật các đại lý khi hoàn toàn đáp ứng tốt việc bảo hành chính hãng, các dịch vụ tư vấn sản phẩm cũng như độ tin cậy. Và một số ưu thế trước đây như mặt bằng lớn, vị trí đẹp giờ trở nên thừa thãi, trở thành gánh nặng chi phí và
này nhất khi chính mô hình Best Buy cũng đã nhận "trái đắng" tương tự. Những năm gần đây, TGDĐ đã bắt đầu đổ tiền đầu tư rất mạnh vào các mô hình mới khác như bán lẻ điện máy hay bán lẻ thực phẩm, mục tiêu trở thành Bách hóa Xanh. Thế nhưng, cả hai thị trường trên đều không dễ ăn khi tồn tại rất nhiều những đối thủ khó nhằn.
Chiến trường bán lẻ hàng điện tử tại Việt Nam: Thời điểm hiện tại, các chuỗi bán lẻ đồ điện tử vừa phải “so tài” lẫn nhau, vừa phải cạnh tranh với các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ, kinh doanh kiểu gia đình. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhà bán lẻ đã phải “mạnh tay” đưa ra các đợt khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng. Cũng với mục đích để tăng thị phần, một số nhà bán lẻ khác chọn cách mở rộng mạng lưới tại các địa điểm trung tâm, dù chi phí thuê khá cao.
2.2.3 Khách hàng
Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh để hoạch định các chiến lược, thông tin về khách hàng được các nhà quản trị thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên.
TGDĐ tập trung vào
khách hàng mục tiêu, phát triển các chính sách và chương trình hành động nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong từng thời kỳ. Cụ thể:
- Vì mặt hàng chủ yếu của TGDĐ là laptop, điện thoại, TV… nên khách hàng chủ lực của họ sẽ được phân làm nhiều loại: Khách hàng có thu nhập thấp (Sinh viên mua trả góp, khuyến mãi đặt biệt, …), khách hàng có thu nhập cao hoặc trung (Các sản phẩm đang là hot trend: iPhone, Samsung,
…)
- TGDĐ có hệ thống phân phối trên khắp cả nước tiếp cận đến nhiều loại khách hàng. Bên cạnh đó, trang Web mua bán trực tuyến www.thegioididong.com và tổng đài 1900.561.292 hoạt động rất tốt (trung bình 5.000 - 6.000 đơn hàng mỗi tháng). Bên cạnh đó, TGDĐ còn rất chú trọng đến hoạt động chăm sóc khách hàng như:
- Các chương trình khuyến mãi, giảm giá ưu đãi lớn cho khách hàng vào các dịp lễ Tết
giải thưởng do người tiêu dùng cũng như các đối tác bình chọn trong nhiều năm liền. Một số giải thưởng tiêu biểu: Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2010, Top 5 nhà bán phát triển nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2010, Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4), Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010 (Vietnam Mobile Awards)
2.2.4 Nhà cung ứng
Nhà cung cấp của Thế Giới Di Động là những tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
Điện thoại di động Tablet: Apple, ipad, Samsung, Asus Samsung, HTC, Asus, Sony, Lenovo, Nokia, Huawei, LG, Acer, Xiaomi, Mobell, Mobiistar
Laptop: Macbook, (Apple), Dell, Asus, HP-Compaq, Lenovo, Acer, MSI Sim, thẻ cào: Vinaphone, Viettel, Mobiphone.