Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học Ảnh hưởng của việc làm thêm Đến kết quả học tập của sinh viên mới nhất (Trang 21 - 25)

Sử dụng công thức Yamane (1976) để làm cơ sở tham khảo tính cỡ mẫu và cũng để xác định mức độ tin cậy n = n/(1*e^2). Tổng thể mẫu của sinh viên trường . được xác định là 16.000 người. Nghiên cứu sai số e=1-95% làm mức sai số chuẩn tối đa.

n= 16.000

(1+16.000∗(1−95 %)2)=390(người)

Khảo sát này chính là sự lựa chọn khách quan theo phương pháp xác định ngẫu nhiên, tổng thể khi được khảo sát đều có khả năng trở thành mẫu được chọn.

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp nên số mẫu nghiên cứu bị hạn chế không đáp ứng được số mẫu ban đầu đề ra. Sau khi xem xét, đánh giá tình hình số mẫu được rút lại còn 209 (người).

2.2.2. Phương pháp định tính:

Phương pháp định tính: Dựa trên nền tảng phân tích các dữ liệu thu thập được từ các nguồn như:

Các thông tin, dữ liệu tìm kiếm được từ các trang web có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó chọn lọc những kết quả có thể sử dụng được.

Những thông tin, số liệu thực tế đến từ đối tượng nghiên cứu đồng thời nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng các câu hỏi mở để bổ sung và hoàn thiện nhằm phân tích và đánh giá chuyên sâu có tính tập trung cao.

Mục đích chính của phương pháp này là giải đáp được những câu hỏi nghiên cứu trong bộ dữ liệu liên quan đến giải thích hay mô tả, phương pháp này cần đòi hỏi người nghiên cứu phải thực sự đủ trình độ và năng lực xem xét, tư duy và lý luận tốt.

2.2.3. Phương pháp định lượng:

Phương pháp Định lượng: Dựa vào bảng câu hỏi đã thực hiện và khảo sát sinh viên đang học tập tại trường . để thu thập dữ liệu, số liệu thu nhận được sẽ xử lý bằng SPSS.

Ngoài ra, bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert nhằm thực hiện các khảo sát để có được những đánh giá chi tiết nhất, phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để có thể đưa ra một kết luận chính xác về vấn đề nghiên cứu. Các thông tin dữ liệu thu thập thường được khảo sát sử dụng bảng hỏi trên quy mô lớn. Sau khi các dữ liệu đã được thu thập, nghiên cứu tiến hành phân tích đo lường và đánh giá từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Môt.

2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu sử dụng chủ yếu 2 nguồn chính thông qua:

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu có thể lấy từ những bài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan hoặc nguồn dữ liệu đã có sẵn và được công bố.

Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được bằng cách khảo sát online bao gồm 209 bảng câu hỏi khảo sát sinh viên trường . từ ngày 12/09/2021

đến ngày 9/11/2021. Cụ thể phân chia chỉ tiêu mỗi cá nhân 30 đến 35 phiếu khảo sát. Sau khi rà soát, kiểm tra có 15 phiếu không hợp lệ (còn lại hợp lệ).

2.2.5. Phương pháp phân tích:

Đề tài nghiên cứu này sử dụng chủ yếu thống kê mô tả để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát đối với kết quả học tập của sinh viên trường . (mục tiêu 1), nhằm đánh giá các hành vi ảnh hưởng đến kết quả học tập (mục tiêu 2), đề tài sử dụng kiểm định T để so sánh kết quả học tập và các tiêu chí tử đó nhằm nâng cao kết quả điểm trung bình của sinh viên trường . (Nguyễn Văn Nên, 2019).

Ngoài ra, để đề tài nghiên cứu được phân tích sâu hơn thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh viên tại trường ., phân tích phương sai (ANOVA) đã được nhóm nghiên cứu sử dụng trong bài viết. Tất cả các dữ liệu sau khi được khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS để cho ra kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học Ảnh hưởng của việc làm thêm Đến kết quả học tập của sinh viên mới nhất (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w