Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.doc (Trang 39 - 45)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn số 1637/NHNN-CSTT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo triển khai một số giải pháp thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện một số giải pháp:

–Cho vay vốn ở mức hợp lý, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

–Nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

–Các Sở, ngành chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra kinh doanh ngoại tệ, vàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh vàng, ngoại tệ, niêm yết giá mua - bán bằng ngoại tệ trái pháp luật.

Ngoài ra, ban lãnh đạo cùng Ủy ban nhân tỉnh cần phối hợp hỗ trợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp; đảm bảo không kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

–Tích cực kêu gọi đầu tư, khuyến khích các Ngân hàng thương mại mở rộng phạm vi hoạt động: thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch,… Tạo thuận lợi cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận với các loại hình hoạt động của ngân hàng.

–Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các tổ chức trong nền kinh tế, giúp các dự án đầu tư thực thi đúng tiến độ.

–Kịp thời triển khai phương án quy hoạch tổng thể đô thị, quy hoạch phát triển vùng kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho Ngân hàng an tâm trong công tác cho vay.

Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bản thân các ngân hàng thương mại cũng cần phải:

–Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi cho vay đến khi thu được nợ; thường xuyên quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để kịp thời hỗ trợ và đề ra những giải pháp xử lí phù hợp nhất.

–Mở rộng tín dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào các ngành kinh tế trọng tâm (du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lúa gạo và thủy sản), chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển lĩnh vực công – thương nghiệp (mua bán, sữa chữa, kinh doanh) tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh, có những chính sách hỗ trợ nhằm thu hút những doanh nghiệp này (tài trợ thu mua hoặc dữ trữ lúa gạo, hỗ trợ lãi suất), cần thực hiện các dịch vụ kèm theo để duy trì lượng khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.

–Chủ động tìm kiếm khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, có năng lực tài chính tốt, có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn thông qua dữ liệu được thu nhập trước hoặc những khách hàng

được giới thiệu thông qua người thân đã và đang giao dịch tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra, cần nhận dạng những ngành nghề có tiềm năng phát triển lâu năm với ngân hàng.

–Xây dựng các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính của khách hàng: nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, đòn cân nợ, nhóm chỉ tiêu về hoạt động, nhóm chỉ tiêu về sinh lợi. Sau đó, đưa vào các mô hình xếp hạng để có cơ sở quyết định mức độ, hạn mức cho vay.

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN

Trong những năm qua kinh tế tỉnh An Giang vẫn giữ được nhịp độ phát triển nhanh và có xu hướng phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Đề góp phần tạo nên những thành tựu đó không thể bỏ qua sự đóng góp to lớn của các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Hệ thống ngân hàng ở An Giang đã phần nào giải quyết những khó khăn về tài chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, là nguồn cung ứng vốn kịp thời phục vụ các nhu cầu cần thiết cho các tổ chức, cá nhân. Qua nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh hoạt động có hiệu quả liên tục qua các năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy đây là kết quả đạt được từ sự phối hợp, nỗ lực rất lớn tứ phía ngân hàng, các cơ quan chức trách và lãnh đạo chính quyền địa phương. Thêm vào đó là sự thuận lợi của các yếu tố khách quan và sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban nhân dân Tỉnh góp phần vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng.

Hiện nay, có rất nhiều Ngân hàng thương mại có chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động, đặt các chi nhánh, phòng giao dịch khắp nơi, đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Do đó để tồn tại các ngân hàng lần lượt tung ra hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng cả nước, các ngân hàng ở An Giang cũng đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, từng bước nâng cao năng lực điều hành quản lý, tích cực triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương. Theo xu hướng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tài chính thì các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng; do vậy, trong những năm gần đây lợi nhuận cả các ngân hàng đạt được không chỉ từ hoạt động tín dụng mà còn từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển theo hướng bán lẻ đa năng, nhằm nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro, nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động với công nghệ tiên tiến, nguồn vốn dồi dào, mô hình quản lý hiện đại, nhiều sản phẩm đa dạng phong phú trên địa bàn Tỉnh như hiện nay.

PHỤ LỤC

Bảng 1. Hệ thống chi nhánh ngân hàng đang hoạt động trên đại bàn Tỉnh An Giang

1. Ngân hàng Chính sách - Phát triển (Nhà nước) chi nhánh An Giang

STT Tên ngân hàng Tên giao dịch tiếng Anh, tên

viết tắt Website

1 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam VietNam Bank for Social Policies – VBSP vbsp.org.vn

2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam Viet Nam Development Bank – VDB vdb.gov.vn

3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bank for Investment anh Development of Viet Nam –

BIDV

bidv.com.vn

4 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng

Sông Cửu Long

Mekong Delta Housing

Development Bank _MHB mhb.com.vn

5 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development -

Agribank

agribank.com.vn

2. Hệ thống chi nhánh ngân hàng Thương Mại cổ phần có trụ sở, chi nhánh ở An Giang

STT Tên ngân hàng Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt Website

1 Phương Tây Western Bank westernbank.vn

2 Đại Tín Trustbank trustbank.com.vn

3 Sài Gòn SCB scb.com.vn

4 An Bình ABBank abbank.vn

5 Đông Á DongA Bank, DAB dongabank.com.vn

6 Á Châu Asia Commercial Bank, ACB acb.com.vn

7 PetrolimexXăng dầu Petrolimex Group Bank, PG Bank pgbank.com.vn

9 Xuất nhập khẩu

Việt Nam Eximbank, EIB eximbank

10 Kỹ thương Techcombank techcombank.com.vn

11 Phương Đông Orient Commercial Bank, OCB ocb.com.vn

12 Ngoại thương Vietcombank vietcombank.com.vn

13 Sài Gòn-Hà Nội SHBank, SHB shb.com.vn

14 Kiên Long KienLongBank kienlongbank.com

15 Công Thương VietinBank vietinbank.vn

16 Việt Á VietABank, VAB vietabank.com

17 Sài Gòn Thương Tín Sacombank, STB sacombank.com

18 Nam Việt NaViBank navibank.com.vn

19 Phương Nam Southern Bank, PNB phuongnambank.com.v

n

20 Việt Nam Thịnh Vượng VPBank vpb.com.vn

21 Liên Việt LienVietBank lienviet.com.vn

22 Phát triển Mêkông MDB mdb.com.vn

23 Sài Gòn Công Thương Saigonbank saigonbank.com.vn

24 Phát triển nhà

TPHCM HDBank hdbank.com.vn

25 Đông Nam Á SeABank seabank.com.vn

Bảng 1: Một số chỉ tiêu so sánh kết quả hoạt động năm 2009 của một số ngân hàng trên địa bàn An Giang

Đơn vị tính: triệu đồng

Trong đó:

VCB – AG: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

ACB – AG: Ngân hàng TMCP Á Châu

STB – AG: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

ĐA – AG: Ngân hàng TMCP Đông Á

Chỉ tiêu VCB - AG ACB -AG STB - AG ĐA - AG Toàn

nghành

Doanh thu 143,959 68,148 130,582 59,570 -

Huy động vốn 2,864,000 423,950 928,266 254,760 14,198,000

Dư nợ cho vay 1,162,000 425,943 934,732 328,744 16,954,000

Nợ quá hạn 5,870 2,800 2,638 2,479 -

Số thẻ phát hành 6,580 3,000 5,430 15,000 -

Thị phần vốn huy động 20% 3% 6.5% 1.8% -

Thị phần cho vay 7.7% 4% 5.5% 1.9% -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

•Giáo trình Tiền tệ ngân hàng – Nguyễn Đăng Dờn

•Cục thống kê An Giang – niên giám thống kê

•Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang

•Báo cáo tổng kết tình hình nhiệm vụ năm 2009 và định hướng chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2010.

•Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011.

•BC số : 139/BC-UBND tỉnh An Giang

•Nghị quyết 11/NQ-CP

•Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

•Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2015

•Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang 2009.

•Website một số ngân hàng thương mại.

•Các trang báo trực tuyến: Báo An Giang Online, Thời báo kinh tế Việt Nam, VnEconomy, VnExpress,… Tạp chí kế toán, tạp chí ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.doc (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w