CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ BỘ KHUÔN HAI TẤM
3.1. Thiết kế sản phẩm
3.1.3 Thiết kế mẫu thử
Mẫu thử được thiết kế dựa trên những kích thước tiêu chuẩn của mẫu thử ASTM. Sản phẩm gồm 5 mẫu thử:
- Mẫu thử độ bền kéo theo tiêu chuẩn ASTM D638, loại IV.
- Mẫu thử độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM D790.
- Mẫu thử độ bền dai va đập (có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
- Mẫu thử độ bền dai va đập (không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
- Mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94.
Việc thiết kế cụ thể sẽ được diễn ra theo các bước dưới đây. Các bước thiết kế mẫu thử dựa trên phần mềm Creo Parametric 8.0.
36
• Bước 1: Khởi động phần mềm Creo Parametric 8.0 → Tạo file thiết kế (New→Part→Solid)→ Chọn môi trường làm việc (mmns_part_solid).
Hình 3.1: Các bước thực hiện tạo thư mục thiết kế.
• Bước 2: Vẽ lần lượt các sketch theo kích thước trong các hình ở dưới ứng với các mẫu thử:
- Mẫu thử độ bền kéo theo tiêu chuẩn ASTM D638, loại IV.
- Mẫu thử đo độ bền uốn dày theo tiêu chuẩn ASTM D790.
- Mẫu thử độ bền dai va đập (có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
- Mẫu thử độ bền dai va đập (không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
- Mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94.
Hình 3.2: Biên dạng của mẫu thử đo độ bền kéo loại IV theo tiêu chuẩn ASTM D638.
37
Hình 3.3: Biên dạng của mẫu thử đo độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM D790.
Hình 3.4: Biên dạng của mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94.
Hình 3.5: Biên dạng của mẫu thử đo độ bền dai va đập (có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
Hình 3.6: Biên dạng của mẫu thử đo độ bền dai va đập (không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256
38
Tại các góc của mẫu thử bo cung R1 nhằm giảm sự tập trung ứng suất, giảm khả năng gây khuyết tật sản phẩm (rỗ khí), giảm giá thành gia công lòng khuôn.
• Bước 3: Extrude các chi tiết với bề dày tương ứng với từng loại mẫu thử.
Extrude chi tiết mẫu thử đo độ bền kéo loại IV theo tiêu chuẩn ASTM D638 cùng với chi tiết mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94 có cùng bề dày là 3,2mm. Mẫu thử đo độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM D790 có bề dày 4mm. Còn lại hai chi tiết là mẫu thử đo độ bền dai va đập (có rãnh V và không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256 có cùng bề dày là 6mm sau khi extrude. Hoàn thiện mẫu thiết kế.
Hình 3.7: Chi tiết mẫu thử đo độ bền kéo loại IV theo tiêu chuẩn ASTM D638
sau khi extrude 3.2mm.
Hình 3.8: Chi tiết mẫu thử đo độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM D790 sau khi extrude 4mm.
39
Hình 3.9: Chi tiết Mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94
sau khi extrude 3.2mm
Hình 3.10: Chi tiết mẫu thử đo độ bền dai va đập (có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256 sau khi extrude 6mm
Hình 3.11: Chi tiết mẫu thử đo độ bền dai va đập (không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256 sau khi extrude 6mm
40
• Khối lượng mẫu thử:
Thực hiện kiểm tra khối lượng (vật liệu nhựa ABS) và thể tích trên phần mềm Creo Parametric 8.0 cho ra các kết quả như sau:
- Khối lượng mẫu thử đo độ bền kéo loại IV theo tiêu chuẩn ASTM D638 là 8.5g.
- Khối lượng mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn ASTM UL94 là 5.4g.
- Khối lượng mẫu thử đo độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM D790 là 6.4g.
- Khổi lượng mẫu thử đo độ bền dai va đập (có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256 là 5.2g.
- Khổi lượng mẫu thử đo độ bền dai va đập (không có rãnh V) theo tiêu chuẩn ASTM D256 là 5.2g.
Hình 3.12: Trị số khối lượng chi tiết mẫu thử đo độ bền kéo loại IV theo tiêu chuẩn
ASTM D638.
41
Hình 3.13: Trị số khối lượng chi tiết mẫu thử đo độ bền uốn theo tiêu chuẩn ASTM
D790.
Hình 3.14: Chỉ số khối lượng chi tiết mẫu thử đo khả năng chống cháy theo tiêu
chuẩn ASTM UL94.
42
Hình 3.15: Trị số khối lượng chi tiết mẫu thử đo độ bền dai va đập (có rãnh V) theo
tiêu chuẩn ASTM D256.
Hình 3.16: Trị số khối lượng chi tiết mẫu thử đo độ bền dai va đập (không có rãnh
V) theo tiêu chuẩn ASTM D256.
43