Kết quả hình thái bề mặt của than sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu qui trình thí nghiệm tạo biochar từ bã cà phê, Áp dụng khảo sát khả năng xử lý Độ cứng trong nước giếng Ở khu vực Đồng nai (Trang 60 - 65)

Hình 4.5.1. Ảnh SEM của bề mặt vật liệu hấp phụ ở độ phóng đại X 1000

Hình 4.5.2. Ảnh SEM của bề mặt vật liệu hấp phụ ở độ phóng đại X 2000

Hình 4.5.1. Ảnh SEM của bề mặt vật liệu hấp phụ ở độ phóng đại X 3000 Cấu trúc vi mô, hình thái bề mặt than sinh học được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét(SEM). Hình ảnh SEM thu được cho thấy quá trình nhiệt phân tạo ra sự gồ ghề trên bề mặt TSH, xuất hiện nhiều kẻ hở, lỗ rỗng xốp có nhiều mao quản trên bề mặt than sinh học được sản xuất từ bã cà phê. Sự hình thành và phân bố các lỗ xốp, gồ ghề trên toàn bộ bề mặt kỳ vọng sẽ là yếu tố giúp TSH tạo ra có khả năng hấp phụ tốt các chất ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt hay ứng dụng vào các lĩnh vực khác mà TSH có thể đáp ứng.

Trang 42 4.6 Kết quả phân tích chỉ số Pecmanganat của nước giếng

Chỉ số Permanganate là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng nước, được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật trong nước. Theo QCVN 01-1:2018/BYT, chỉ số permanganate cho phép về chất lượng nước dùng trong sinh hoạt là 2 mg/L.

Bảng 4. 6. Kết quả kiểm nghiệm chỉ số Permanganate

Tên mẫu Ký hiệu

Giá trị chỉ số Permanganate

(mg/L) Nước giếng nguyên bản (G0) G0 4.2 Nước giếng lọc qua TSH cà phê

(GTSHCP) G1 1

Nước giếng lọc qua TSH cà phê

(GTSHGD) G2 1

Hình 4.6. Biểu đồ kết quả chỉ số Permanganate

Qua kết quả cho thấy, chỉ số Permangat của nước giếng ban đầu lấy trực tiếp lên không đáp ứng tốt cho sinh hoạt, chỉ số cao hơn mức cho phép là 4.2 mg/L. Chỉ số này cho thấy nước cần phải được xử lý trước khi được dùng trong sinh hoạt hàng ngày và khi dùng TSH kết hợp với bộ lọc thô tự chế nhóm đang nghiên cứu thì cho

4.2

1 1

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Giá trị chỉ số Permanganate (mg/L)

G0 G1 G2

Trang 43 kết quả rất khả thi. Chỉ số permanganate thấp, chỉ 1 mg/l ở cả khi dùng TSH cà phê nhóm đang nghiên cứu và TSH đang được cung cấp trên thị trường. Qua kết quả cho thấy khả năng hấp phụ của TSH nhóm đang nghiên cứu rất tốt, đáp ứng xử lý tốt chỉ số Permanganate theo QCVN 01-1:2018/BYT và so với TSH thị trường ở hấp phụ chỉ số này không có cách biệt.

4.7 Kết quả phân tích chỉ số TSS của nước giếng

Theo QCVN 40:2011/BTNMT về chỉ số TSS của nước dùng trong sinh hoạt được quy định là từ 50 mg/L đổ xuống.

Chỉ số TSS cao sẽ làm cho nước trở nên đục, không trong suốt. Điều này làm giảm chất lượng sử dụng trong các mục đích sinh hoạt, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa và các bệnh nhiễm trùng.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích chỉ số TSS

Tên mẫu Ký hiệu Giá trị chỉ số TSS (mg/L) Nước giếng nguyên bản

(G0) G0 45.1

Nước giếng lọc qua TSH cà phê

(GTSHCP) G1 5

Nước giếng lọc qua TSH cà phê

(GTSHGD) G2 5

Hình 4.7. Biểu đồ kết quả chỉ số TSS

Với kết quả 45.1 mg/L cho thấy nước nguyên bản lấy trực tiếp từ giếng đã được cho phép sử dụng trong mục đích sinh hoạt, nhưng chỉ số này còn khá cao, chỉ số càng cao, càng ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe con người

0 10 20 30 40 50

Giá trị chỉ số TSS (mg/L)

G0 G1 G2

Trang 44 trong đời sống. Việc sử dụng TSH kèm bộ lọc thô 6 lớp cho kết quả khá tốt về giảm chỉ số TSS khi lọc qua. Kết quả là 5 mg/L với nước lọc qua TSH cà phê kèm bộ lọc và thấp hơn 5 mg/L khi lọc qua TSH thị trường. Cả 2 kết quả về chỉ số TSS đều là tiểu số, việc sử dụng nước sau xử lý này sẽ an toàn hơn trong sinh hoạt hàng ngày, giảm rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và kết quả cũng cho thấy ở chỉ số này, khả năng hấp phụ của TSH thị trường nhỉnh hơn so với TSH nhóm đang nghiên cứu, tuy nhiên chênh lệch không đáng kể.

4.8 Kết quả phân tích độ cứng của nước giếng

Độ cứng của nước sinh hoạt ảnh hưởng khá nhiều trong đời sống. Theo QCVN 01-1:2018/BYT độ cứng nước dùng trong sinh hoạt tính theo CaCO3 là 300 mg/L

Bảng kết quả độ cứng nước giếng (mg/L) tính theo tổng hàm lượng CaCO3.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích độ cứng của nước giếng

Tên Mẫu Ký hiệu Giá trị độ cứng

mg/L

Nước giếng nguyên bản G0 102

Nước giếng lọc qua TSH cà phê kèm bộ lọc 6 lớp G3 5.8 Nước giếng lọc qua TSH gáo dừa kèm bộ lọc 6 lớp G4 1.6

Hình 4.8. Biểu đồ kết quả độ cứng của nước giếng (mg/L) tính theo tổng hàm lượng CaCO3 qua qui trình xử lý độ cứng

Trang 45 Qua kết quả phân tích ban đầu cho thấy, Nước giếng nguyên bản có độ cứng nằm trong cho phép theo QCVN 01-1:2018/BYT, giá trị độ cứng này được xếp vào dạng nước hơi cứng, tuy nhiên nếu có thể hạ xuống độ cứng thì việc sử dụng trong mục đích sinh hoạt sẽ trở nên an toàn và tốt hơn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, được dẫn chứng ở đầu chương 1 cho thấy TSH có khả năng xử lý các kim loại nặng, độc hại nhờ khả năng hấp phụ, xử lý nước trong sinh hoạt. Nhưng về việc xử lý độ cứng, chính xác là khả năng hấp phụ Ca2+, là 1 đề tài mới, chưa được nghiên cứu trước đây nên việc nhóm đang nghiên cứu khả năng hổ trợ xử lý nước giếng nhờ khả năng hấp phụ của TSH là đáng kỳ vọng.

Kết quả của nước giếng nguyên bản sau khi lọc qua qui trình xử lý độ cứng có sự hổ trợ của TSH cà phê nhóm đang nghiên cứu và TSH gáo dừa đang được cung cấp trên thị trường thì kết quả nhận được vô cùng khả thi. Chỉ số độ cứng của nước sau khi xử lý thấp, được phân loại là nước mềm, việc xử dụng nước này cho mục đích sinh hoạt là ổn, sẽ không ảnh hưởng sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu qui trình thí nghiệm tạo biochar từ bã cà phê, Áp dụng khảo sát khả năng xử lý Độ cứng trong nước giếng Ở khu vực Đồng nai (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)