CHƯƠNG III: TÍNH KIỂM TRA THÔNG GIÓ, HÚT KHÓI VÀ TẠO ÁP
3.1. Hệ thống cấp gió tươi
3.1.1. Vai trò của hệ thống cấp gió.
Khi ta ở trong một môi trường là không gian kín có lượng Oxy cố định, sự giảm lượng Oxy có thể làm cho cảm giác thiếu hụt và gây ra sự mệt mỏi. Việc không có sự lưu thông không khí tạo điều kiện cho chất lượng không khí giảm sút đáng kể. Do đó, việc cung cấp lượng không khí tươi vào không gian điều hòa là quan trọng để bổ sung oxy cần thiết và tạo ra một môi trường điều hòa tốt nhất để đảm bảo chất lượng và điều kiện không khí phù hợp với hoạt động của ta.
Đối với công trình, gió tươi được quạt cấp vào từng tầng ngoại trừ tầng giữ xe 3,4 thông thoáng với môi trường bên ngoài.
3.1.2. Xác định tốc độ không khí trong ống.
Khi tốc độ quá cao có thể dẫn đến công suất quạt chọn lớn hơn, điều này thì sẽ làm cho độ ồn phát ra to hơn. Tuy nhiên ưu điểm là đường ống gió sẽ nhỏ và ngược lại. Do đó, ta phải nên xác định vận tốc phù hợp để hệ thống có thể hoạt động ổn định và có độ ồn chấp nhận được cũng như đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
3.1.3. Xác định lưu lượng gió tươi cần cấp.
Hệ thống gió tươi được thiết kế cho toàn tòa nhà gồm 1 tầng hầm giữ xe và 30 tầng.
Lưu lượng gió tươi cấp vào FCU sẽ được điều chỉnh cố định qua VCD.
- Lưu lượng gió tươi cấp vào FCU sẽ được tính theo biểu thức (3.1).
Qgt = n . ln , (m3/h) (3.1) Gồm:
- Qgt: Là lưu lượng gió tươi gió tươi cấp vào (m3/h).
- n: Là số người trong phòng, không gian điều hòa (người).
- ln: Là lưu lượng gió tươi cần cấp cho một người trong vòng một giờ (m3/h.người).
Ví dụ: Tính toán lưu lượng gió tươi cho trung tâm thương mại tại tầng 1 của dự án có F = 1212 m2 với số người là n = 485 người.
59 Nhóm em tiến hành tra Bảng 6.1 của Tài liệu [12] ta có ln = 3,8 L/s.người.
Tính được lưu lượng gió tươi được cấp vào trung tâm thương mại tại tầng 1 theo biểu thức (3.1).
Qgt−TTTM−T1 = n . ln = 485 . 3,8 = 1842,2 (L/s)
Tương tự các phòng còn lại của tầng 1 được tính toán và liệt kê chi tiết phía bên dưới Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả lưu lượng gió tươi cần cấp cho tầng 1.
Tầng Khu vực Diện tích (m2) số người ln (L/s) Q (L/s) Tổng Q L/s)
1
Sảnh phụ 80 8 3,8 30,4
2253
Sảnh chính 443 66 3,8 250,8
TTTM 1 1212 485 3,8 1842,2
Sảnh TMDV 91 9 3,8 34,6
P. VHTN 44 7 7,5 55,0
P. Trực PCCC 32 5 7,5 40,0
➢ Tương tự các khu vực khác của những tầng khác được tính toán và thể hiện chi tiết ở Bảng 6.3.1.. Ngoại trừ tầng 3,4 là tầng giữ xe thông với không gian bên ngoài trời nên không có hệ thống cấp gió tươi, nhóm không thực hiện tính toán.
3.1.4. Xác định kích thước ống.
3.1.4.1. Xác định kích thước ống cấp gió tươi cứng.
Nhóm em sẽ dùng phương pháp ma sát đồng đều tính toán cho hệ thống thông gió.
Bằng cách chọn tổn thất áp suất Δpi bằng nhau trên mỗi mét ống của hệ thống. Nhóm em tiến hành chọn Δpi = 1 Pa/m theo Tài liệu [18] và giữ nguyên giá trị này cho toàn bộ hệ thống. Đồng thời nhóm cũng sử dụng phầm mềm Ductsizer được phát hành bởi McQuay nhằm phục vụ nhanh chóng khi tính.
60 Hình 3.1: Giao diện phần mềm DuctSize
Ví dụ: Kiểm tra kích thước ống gió tươi cho tầng 1.
- Kích cỡ theo công trình.
- Tầng 1: 800 x 450 (mm x mm)
Hình 3.2: Kích cỡ ống gió tươi thực tế của tầng 1 trên bản vẽ.
❖ Các bước thực hiện trên DuctSizer.
• Bước 1: Chọn hệ đơn vị tính toán là Metric tại mục Units.
61 Hình 3.3: Nhập các thông số vào phần mềm DuctSizer.
• Bước 2: Nhập các thông số tính toán cần thiết:
+ Chọn hoạt động ở điều kiện nhiệt độ 20oC Air STP.
+ Nhập các thông số liên quan gồm: Flow rate là 2253 (L/s), Head loss là 1 (Pa/m).
➢ Kích thước ống cấp gió ở tầng 1 và các tầng còn lại được tính toán và thống kê chi tiết bên dưới Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Bảng thống kê kích cỡ ống cấp gió.
Tầng/Khu vực
Lưu lượng gió tươi
(l/s)
Vận tốc (m/s)
Kích cỡ ống phần mềm (mm x mm)
Kích cỡ ống của công trình (mm x mm)
1 2253 7,664 800 x 400 800 x 450
2 3099 8,315 1050 x 400 1050 x 400
5 2620 7,948 1300 x 300 1300 x 400
62 P. Giám sát IOC 337 4,623 400 x 300 400 x 400
P. Hội nghị lớn 1732 7,072 550 x 475 550 x 400
6 1326 6,742 750 x 300 750 x 250
7 - 9 1836 7,295 900 x 325 900 x 300
10 - 15 1861 7,319 700 x 350 700 x 250
16 710 5,868 400 x 350 400 x 400
17 - 30 1011 6,312 700 x 250 700 x 200
➢ Nhận xét: Kích thước do nhóm em chọn theo phần lệch cao nhất là 100 mm 1 cạnh so với kích thước ống gió thực tế của dự án.
3.1.4.2. Kích thước ống gió mềm
Kích thước ống gió mềm tính theo biểu thức (3.2) bên dưới.
d = √4 . Q
. v
, (m) (3.2)
Trong đó:
- d: Là đường kính, (m).
- Q: Là lưu lượng không khí, (m3/s).
- : chọn vận tốc gió = 3 3,5 m/s.
Ví dụ: Tính toán kích cỡ của ống gió mềm nối vào FCU tầng 17 với lưu lượng gió tươi là 1011 (L/s) chia cho 27 dàn vậy Q gió tươi vào mỗi dàn là 135 (m3/h). Sử dụng biểu thức (3.2).
d = √4 . Q
.v = √π . 3 . 36004 . 135 = 0,126 (m)
Với kết quả d = 0,126 m ta chọn kích thước ống gió mềm là ∅ = 150 mm giống với đường kính ống mềm thực tế.
Tương tự ta xác định được các kích thước đường ống gió mềm.
63 Bảng 3.3: Kết quả kích thước ống gió mềm
Lưu lượng (m3/h)
Kích thước tính toán (m)
Kích thước chọn thực tế (mm)
135 0,126 150
312 0,18 200
414 0,22 250