CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái Niệm Phát Triển Bền Vững
Nông thôn có những đặc trưng riêng và hầu như đó là những vấn để khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển. Thực tiễn kinh tế ở nông thôn rất đơn giản về loại hình và ngành nghề cũng chậm phát triển. Thành phần kinh tế chỉ tập trung ở kinh tế nông hộ, hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, các ngành phi nông nghiệp như: công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng chưa phát triển hoặc chậm phát triển. Vì vậy muốn phát triển nông thôn phải chú ý đến nhiều thành phần kinh tế, chú ý đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất, đồng thời cải tiến sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, léng ghép quá trình
sản xuất với bảo tổn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường
phát triển bén vững phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Để đạt được phát triển bền vững cần kết hợp 3 mục tiêu.
Sơ D61: Sơ Đồ Phát Triển Bên Ving
Phát triển kinh tế
PTBV
Phát triển xã hội Phát triển môi trường
Phát triển kinh tế có nghĩa là phải bảo dam có lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng thích hợp, ổn định trong thời gian đài. Ngoài ra, phải phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia và địa phương.
Phát triển xã hội sao cho ổn định được việc làm, ổn định thu nhập giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội khác. Đây là vấn dé thiết thực liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân và cộng đồng. Nếu sự phát triển chỉ chú trọng đến khía cạnh kinh tế mà bỏ quên về mặt xã hội hay không thể đáp ứng nhu cầu xã hội thì không thể chấp nhận được, ngược lại nó cũng không thể tổn tai.
Sơ đồ 2: Sơ Đồ Phát triển nông thôn về mặt xã hội
Giải quyết công Tăng thu thập Quy hoạch dân Tăng cường Các phúc lợi ăn việc làm cho nông dan cư nông thôn giáo dục, y tế xã hội khác
Phát triển môi trường: cho dù có phát triển gì đi chăng nữa cũng phải chú trọng đến môi trường. Môi trường nông thôn hiện nay đang chịu nhiễu áp lực của sự phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi trường, nhất là vấn để khai thác rừng quá mức, sử dụng quá nhiều chất hoá học trong sản xuất, nguồn nước ô nhiễm từ các nhà máy, đô thị gây tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi làm mất cân đôi sinh học và sự đa dạng các loài ở nông thôn.^ ^
như vậy làm thé nào để cải thiện được môi trường nhưng vẫn đáp ứng nhu cầux
phát triển cho nhu cầu của người dân ở nông thôn? Đây là bài toán khó đối với
những quốc gia đã và đang phát triển hiện nay. Song cũng thừa nhận thành tựu của khoa học công nghệ mới đã phần nào góp phần tháo gỡ những khó khăn đó.
Ngoài ra còn phải xem xét góc độ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế nhằm giảm thiểu sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên. Cần áp dung
những phương pháp canh tác mới, quy trình kỹ thuật mới nhưng vẫn đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế, giải quyết nhu cầu xã hội và cải thiện môi trường.
2.1.2 Vị Trí, Vai Trò Của Ngành Nuôi Tôm
Tôm là loại thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này được lý giải bằng kết luận của nhiều công trình
nghiên cứu khoa học ở Mỹ, Nhật, và EU: “ Dùng thuỷ sản thường xuyên (3 — 4
lần/tuần) có lợi cho sức khoẻ. Bằng chứng: một trong những nguyên nhân tuổi
thọ bình quân của người nhật vượt quá con số 80 năm là do sử dụng nhiều thuỷ san”,
Mức tiêu thụ tôm trên thế giới ngày càng cao và đã vượt quá khả năng cung cấp hiện tại, sự mất cân bằng trong quan hệ cung cầu đã đẩy giá tôm lên cao. Một biện pháp được nhiều quốc gia sử dụng là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
khai thie tôm biển bằng cách trang bị thêm những đội tàu đánh bắt hiện đại.
Biện pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lại bị hạn chế về khả năng tăng sản lượng tôm khai thác tự nhiên, khó đáp ứng theo ý muốn của con người. Mặt khác, với các trang thiết bị quá hiện đại thì nguy cơ đánh bắt quá mức sẽ xẩy ra, nguồn lợi tôm tự nhiên bị cạn kiệt khó phục hồi. Bởi vậy biện pháp thứ hai được
người ta nghiên cứu và đã được áp dụng là nuôi tôm. Biện pháp này không những cung cấp được các loại tôm ưa chuộng trên thị trường mà còn có thể chủ động trong việc cung cấp tôm, có thể điều chỉnh được thời gian thu hoạch, có thu
hoạch, lượng thu hoạch cho phù hợp với tình hình tiêu thụ và giá cả thị trường.
Ngoài ra còn góp phần vào việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi tôm tự
nhiên.
Tôm có thể nuôi ở khắp nơi trên thế giới, nhưng thích hợp nhất là ở vùng ven biển nhiệt đới và xích đạo, các quốc gia nuôi nhiéu tôm là: Trung Quốc,
Indônexia, Thai Lan, Ấn Độ, Philippin, Dai Loan và Băngladet. Việt Nam là
nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có bờ biển đài 3.200 km với hàng nghìn con sông lớn nhỏ, cùng nhiều quần đảo, eo, vịnh, đầm phá tạo cho bờ biển nước ta có vùng bãi triều và đầm phá rộng lớn, rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhiều loại tôm có giá trị.
2.1.3 Ma Trận SWOT 2.1.3.1 Định Nghĩa
Ma trận SWOT là một trong những công cụ thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho mô tả điểm nghiên cứu. Ma trận SWOT mô tả những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities), và trở ngại (Threats) của các điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian xác định.
2.1.3.2 Các Yếu Tố Trong Ma Trận SWOT
Điểm mạnh: các diéu kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy sản xuất phát triển.
Điểm yếu: các yếu tố bất lợi cần trở các điều kiện sản xuất.
Cơ hội: những phương hướng cần thực hiện nhằm tốt wu hóa các điều kiện phát triển những biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu để ra.
Trở ngại: yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
2.1.4 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Và Hiệu Quả Kinh Tế
- Tổng chi phí: Trong nuôi tôm gồm có: chi phí vật tư, chỉ phí khấu hao,
chi phí công lao động.
- Tổng doanh thu: giá trị sản lượng tôm = đơn giá 1 kg tôm * năng suất
tôm.
Tổng doanh thu = giá trị sản phẩm chính(tôm) + giá trị sản phẩm phụ(cá, tôm
đất....).
- Lợi nhuận: là số tiền có được sau khi trừ các khoản chi phi.
Lợi nhuận = tổng doanh thu — chi phí
- Thu nhập
Thu nhập (gia đình) = lợi nhuận + công lao động nhà.
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chỉ phí = lợi nhuận / chỉ phí sản xuất.
-Ty suất thu nhập theo chi phí
Tỷ suất thu nhập theo chỉ phí = thu nhập / chỉ phí sản xuất.
2.1.5 Định Hướng Kinh Tế Nông Hộ 6 Nông Thôn
Trong thời kinh tế thị trường để kích thích tăng nhanh sản xuất hàng hoá nông lâm — thủy sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhà nước, trung ương, địa phương và các cơ quan hữu quan cần có những định hướng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, sử dụng cho mọi nguồn lực từ nông thôn, những định hướng mang tính chiến lược và các giải pháp cho phát triển nông thôn.
Nhà nước cần tạo điều kiện đầu ra, đầu vào cho quá trình sẩn xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. Người nông dân mong muốn có được đầu vào của sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định. Muốn như vậy cân phải định hướng rõ sản phẩm, hàng hoá và thị trường tiêu thụ của nó. Đặc biệt là thị trường nước
ngoài, cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ giá vật tư, kỹ thuật, giá thu mua nông sản giúp nông dân sản xuất có lời.
Đưa mạnh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất của nông hộ nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, gidm chỉ phí và nâng cao năng xuất lao động. Trong điều kiện ngày nay của nước ta, quá trình liên kết, hợp tác giữa nghiên cứu và ứng dụng có ý nghĩa khá quan trọng cho tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn.
Hoàn thiện và mở rộng quy trình nuôi trồng, chế biến nông ~ lâm — thuỷ sản, bởi định hướng này rất quan trọng. Một mặt góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giá trị sản phẩm, hàng hoá, mặt khác kéo đài khả năng dự trữ, bảo quản nông sản đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng là nhân tố tích cực để tăng thu nhập và tích luỹ vốn cho tái sản xuất mở rộng, thu hút và
phân công lao động ở nông thôn.
2.1.6 Các Mô Hình Nuôi Tôm
Hiện nay tôm là đối tượng nuôi phổ biến của ngành nuôi trồng thuỷ sắn trong nước và trên thế giới. Trước đây tôm được nuôi theo phương pháp đơn giản
và cho năng xuất thấp, hiện nay những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã được áp
dụng đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao năng xuất tôm nuôi lên rất nhiều. Nhưng những thành tựu đã đạt được còn một số hạn chế như
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước... Ở nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên
Huế nói riêng có các mô hình nuôi sau:
2.1.6.1 Nuôi Quảng Canh
Nuôi tôm quảng canh còn được gọi là nuôi tôm tự nhiên, đây là hình thức nuôi tôm sơ khai nhất, hoàn toàn dựa vào nguồn tôm tự nhiên, không thả thêm giống nhân tạo và không cho ăn thêm. Người nuôi tôm chỉ đắp đê khoanh khu
dụng nước thuỷ triéu để lấy giống và thức ăn vào ao. Hình thức nuôi này thì kỹ thuật chăm sóc, quản lý rất đơn giản, gần như là phó mặc cho tự nhiên. Ngoài
chi phí xây dựng ao đầm, tu sủa dé bao và thu hoạch thì người nuôi không phải
tốn thêm gì.
Với nuôi quảng canh chi phí bỏ ra ít, trang thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, nuôi tôm theo hình thức này năng xuất thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng nó lại thích hợp với những người ít vốn sản xuất.
2.1.6.2 nuôi quảng canh cải tiến
Hình thức nuôi vẫn dựa vào tôm giống và thức ăn tự nhiên là chủ yếu,
nhưng có thả thêm tôm giống với mật độ 2 — 5 con/m” (hiện nay theo những người có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật nuôi thì thả với mật độ 3 — 7 con/m?)
và có bổ sung thức ăn thêm cho tôm. Với phương thức nuôi này mật độ tôm còn thấp nên chi phí thức ăn ít, vấn dé oxy va ô nhiễm nguồn nước không trở thành vấn dé lớn, người nuôi tôm chỉ cần thay nước theo thuỷ triều, không phải bơm và
việc chăm sóc, quản lý còn đơn giản.
2.1.6.3 Nuôi Tôm Bán Thâm Canh
Hình thức nuôi này thì tôm giống được thả thêm với mật độ thả từ 4 —12
con/mŸ tuỳ theo đặc điểm của từng vùng mà có số lượng con thả thích hợp, và bắt buộc phải xử lý ao hồ trước khi nuôi, người nuôi tôm phải cho ăn một cách thường xuyên và có kế hoạch. Ngoài ra công tác xây dựng ao hồ, đê đập phải đảm bảo các yêu cau kỹ thuật để chủ động điều hoà, xử lý môi trường nước nuôi tôm, nuôi tôm bán thâm canh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, người nuôi tôm phẩi am hiểu kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý.
2.1.6.4. Nuôi tôm thâm canh
Chúng ta biết rằng diện tích bể mặt nước thuận lợi cho việc nuôi tôm là có hạn, trong khi đó nhu cầu về tôm của xã hội ngày càng tăng, cho nên vấn dé
10
đặt ra là phải tăng sản lượng tôm thu được trên một đơn vị diện tích mặt nước.
Để giải quyết vấn để này thì hình thức nuôi tôm thâm canh ra đời.
Nuôi tôm thâm canh còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp, cách nuôi này
đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn giống tôm nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ con giống rất cao (trên 20 con/m’), các yêu cầu về kỹ thuật môi trường nước nuôi tôm gần như được đảm bảo tuyệt đối, tối ưu. Người nuôi tôm phai có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và vốn đầu tư nhiều.
Trên đây là bốn hình thức nuôi tôm chuyên canh đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ngành nuôi tôm cũng như các ngành khác trong quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng có người lãi, người lỗ. Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có kinh nghiệm, có di vốn và đầu tư đúng đối tượng thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao, nhờ đó mà họ có điều kiện tích luỹ để đầu tư mở rộng sản xuất.
Ngược lại với những hộ nuôi tôm bị thua lỗ họ sẽ bị mất dần vốn. Với những hộ này theo quy luật chung của quá trình phân công lao động xã hội họ:
* Thứ nhất: Họ sẽ học hỏi kỹ thuật, rút kinh nghiệm, tiếp tục đầu tư vốn
để nuôi tôm với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận.
* Thứ hai: Họ sẽ bỏ nghề nuôi tôm, chuyển sang hoạt động kinh doanh ở ngành nghề khác mà họ có khả năng hơn.
22 Phương Pháp Nghiên Cứu