NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai môn tại xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Trang 29 - 36)

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu khái quát về cây Khoai Môn

a) Đặc điểm cây Khoai Môn

Cây Khoai Môn hay còn gọi là cây Khoai So có tên khoa học là Colocasia Esculenta, thuộc họ Môn hay họ Ráy (Araceae).

Cây Khoai Môn là loại cây ưa nước.

Thông thường thân cây Khoai Môn trưởng thành cao khoảng 1-1,5m, thân be, lá tròn

hình lá sen nên còn được gọi là Môn Sen. Cây Khoai Môn có bộ rễ ăn nông nên yêu

cầu đất phải tươi xốp, khô ráo là đạt, nhiều mùn thì năng suất mới cao. Làm đất trên

cạn chú ý phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Đất ruộng nước phải làm đất nhuyễn và đất phải được lên liếp cao.

Mỗi gốc Khoai Môn thu hoạch trung bình khoảng 1-1,5kg. Có 2 loại củ: củ Cái

và củ Giáo (củ Giáo dùng làm củ giống), mỗi 1 gốc có 1 củ Cái và nhiều củ Giáo.

Trung bình mỗi củ Cái có khối lượng khoảng 40-60g, củ Giáo khoảng 20-30g.

Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 25-30°C, là loại cây ua nước nên trồng vào mùa mưa là thích hợp nhất, nhưng không được dé ngập quá sẽ gây úng rễ, rám củ. Cây thích hợp và phát triển với nhiều loại đất nhưng tốt

nhất là đất đen và đất mùn. Phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ.

Cây Khoai Môn sinh trưởng bằng củ giống. Thời gian sinh trưởng của cây Khoai Môn từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch mỗi vụ trung bình từ 5-6 tháng.

b) Giá trị cây khoai môn

Giá trị kinh tế

Khoai Môn làm lương thực — thực phẩm cho con người: củ Khoai Môn có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được sử dụng rất phổ biến, dùng làm thức ăn, luộc,

xào,...cụ thể như: nấu canh, lau, cháo, sinh tố, chè Khoai Môn...bẹ môn được ngâm chua dùng rất ngon.

Khoai Môn làm thức ăn gia súc: các củ hư, rám nấu chín làm thức ăn gia súc.

Ngoài ra, thân, lá khoai môn được dùng làm thức ăn xanh cho đại gia súc.

Khoai Môn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất tinh bột, bánh kẹo, chau,...có giá trị kinh tế rất cao.

Giá trị dinh dưỡng

Bảng 3.1. Thành Phần Dinh Dưỡng của Các Hạt Ngũ Cốc Chính

Khoản Mục Tinh Bột(%) Protid(%) Lipid(%) Cenlulose(%) Lúa mì TÔ L5 2 3

Bap 68 10 Lộ 2

Thóc 68 7 2 10

Khoai môn 68 10 2 10

Dai mach 68 10 2 5

Yén mach 60 10 5 10 Hac mach 68 13 2 3 Lúa mién 71 12 3 3

Kê 61 11 4 8

Kiéu mach 59 ll 3 ll

Nguôn: Thế Cận và ctv.,1981 Qua bang 3.1 cho thay, Khoai Môn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng it chất xơ so với các loại ngũ cốc khác. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu ra nhiều món ăn bé dưỡng từ Khoai Môn, mùi vi rất lạ, ví dụ như: bột dinh dưỡng, Khoai Môn say, thạch Khoai Môn... Vì vậy, các loại bột hoặc sữa chế biến từ khoai môn là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người gầy kén ăn, làm cháo giàu dinh dưỡng

cho trẻ em và người cao tuôi.

19

3.1.2. Ban chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan được sử dụng ở mọi hình thái kinh tế xã hội, ở đó người ta so sánh kết quả đạt được với những chỉ phí sản xuất bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Có nghĩa là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế nói lên sự ràng buộc của những mối quan hệ kinh tế - xã hội nhất định: quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Nói lên sự tăng giảm chỉ phí và kết quả sản xuất đạt được.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù gắng liền với quá trình sản xuất vật chất _ một phạm trù tương đối phức tạp về nội dung lần hình thức.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong một vụ Khoai Môn. chúng tôi dùng hệ thống

chỉ tiêu hiệu quả như sau:

3.1.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế a) Các chi tiêu đo lường kết quả sản xuất

Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tỉnh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chỉ phí, giá trị sản lượng, cũng như lợi

nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Một số chỉ tiêu như sau:

- Tổng giá trị sản lượng hay còn gọi là doanh thu (DT): là tổng giá trị sản lượng làm ra trong một vụ, là kết quả tính bằng tiền, nó phản ánh kết quả thu được từ kết quả sản xuất.

DT = Tổng sắn lượng * Don giá sản phẩm

20

- Tổng chỉ phí sản xuất (TCP): là tất cả các khoản chỉ phí bỏ ra trong quá trình sản xuất.

TCP =CPVC +CPLĐ Trong đó:

- Chỉ phí vật chất (CPVC) trong sản xuất nông nghiệp thì chỉ phí vật chất bao gồm chỉ phí giống, thuốc trừ sâu, chỉ phi các dụng cụ lao động, chi phí may móc thiết bị hỗ trợ phục vụ sản xuắt.

- Chi phí lao động (CPLĐ) là chỉ phí mà người sản xuất bỏ ra để trả công cho người lao động. Chỉ phí lao động có 2 hình thức: chỉ phí lao động nhà và lao động thuê mướn. Lao động nhà được sử dụng chủ yếu trong sản xuất. Lao động thuê mướn thường mang tính thời vụ.

- Thu nhập (TN): để đánh giá kết quả một cách đầy đủ ta phải sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thể chính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép trong các nông hộ không chỉ tiết. Trong chừng mực nhất định chúng ta sử dụng thu nhập là khoản mà

nông hộ thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí không kế các khoản chi phí lao động nhà.

Thu nhập = DT — TCP + Chi phí lao động nhà

- Lợi nhuân (LN): là khoản chênh lệch giữa khoản thu và khoản chỉ phi đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất.

LN = DT - TCP

Hay LN=TN - Chi phí lao động nhà b) Chỉ tiêu đo lường hiện quả

Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng chi phí sản xuất (TSLN/TCP)

Chỉ tiêu này thể hiện khoản lợi nhuận có được sau khi đầu tư 1 đồng chỉ phí trong quá trình sản xuất.

TSLN/TCP = LN/TCP

Ty suất thu nhập/ Tổng chi phí san xuất (TSTN/TCP)

Chỉ tiêu này thể hiện khoản thu nhập có được sau khi đầu tư I đồng chỉ phí

trong quá trình sản xuất.

TSTN/TCP = TN/TCP

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, khóa luận thực hiện một số phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. Phương pháp thực hiện nghiên cứu có liên quan đến các chỉ tiêu để chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu

điều tra, thu thập, phân tích và xử lý số liệu được trình bày sau đây:

3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu tại địa bàn xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tay Ninh, được lựa chọn dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

Xã Gia Bình cách trung tâm huyện 4km, thế mạnh của xã là trồng lúa hai vụ và mô hình luân canh với một vụ lúa với một vụ Khoai Môn.

3.2.2. Thu thập số liệu cụ thể a) Thu thập số liệu thứ cấp

Các tài liệu, số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan vẻ tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế — xã hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu được chúng tôi thu thập tại Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Gia Bình và các Phòng Ban của huyện như: Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Phòng Nông nghiệp địa chính, Trạm khuyến nông huyện.

Dữ liệu thu thập được bao gồm các thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp

của những hộ nông dân trên địa bàn xã Gia Bình, đặc biệt là hoạt động trồng Khoai Môn và Lúa trong năm 2006.

Các tài liệu, số liệu của những nghiên cứu có liên quan đến nội dung dé tài

được thu thập tại các viện, trường, trung tâm nghiên cứu.

Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập từ những tạp chí, sách báo và hệ thống Internet.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp điều tra chọn mẫu.

Phỏng vẫn hộ trồng Khoai Môn với số lượng 30 mẫu và 20 hộ trồng lúa được chọn ngẫu nhiên.

Phỏng vấn các Thương Lái, các địa điểm bán thuốc BVTV, phân bón...

22

3.2.3. Phương pháp phân tích

Sử dụng phan mềm Word, Excel...

Thu thập và tính toán tổng hợp bằng những phương pháp thích hợp.

a) Phương pháp thống kê mô tả

Khóa luận có sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Đây là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập các thông tin số liệu để kiểm chứng những giả thiết

hoặc dé giải quyết những van đề có liên quan đến tình hình hiện tại của nông hộ.

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ phòng Thống Kê, phòng Kinh Tế huyện

Trang Bàng, UBND xã Gia Bình... Trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả để phân tích, đánh giá và nhận xét tình hình tổng quan của địa phương và một số đặc điểm kinh tế hộ.

Phương pháp thống kê mô tả phân tích, đánh giá, tình hình hoạt động sản xuất

Khoai Môn và Lúa của nông hộ ở xã Gia Bình. Thông qua mô tả nhằm làm rõ, trả lời

chính xác các mục đích cụ thể dưới đây:

- Mô tả nhằm xác định và báo cáo tổng kết về thực trạng diễn ra của những hộ trồng Khoai Môn ở xã Gia Bình.

- Nhằm đánh giá tình hình trồng Khoai Môn ở xã Gia Bình về nhiều mặt như:

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động...

- Trên cơ sở đó, có nhận xét về tình hình cá nhân, tổ chức trồng Khoai Môn của xã nhăm đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Khoai Môn tại xã Gia Binh.

b) Phương pháp lịch sử

Khóa luận có sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử. Đây là phương pháp thu

thập thông tin có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu của hiện tượng xãy ra trước đó, nhằm mục đích kiểm tra các giả thiết liên quan đến các nguyên nhân, có ảnh hưởng hay tác động đến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, làm co sở vững chắc cho việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của nông hộ và định hướng phát triển trong tương lai.

Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp được sử dụng để phân tích tình

hình sản xuât Khoai Môn qua các năm của các hộ nông dân tại xã Gia Bình.

23

c) Phương pháp phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất Khoai Môn, khóa luận có

sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ và so sánh hiệu qua

kinh tế giữa một vụ Khoai Môn với một vụ Lúa.

Trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được sử dụng để phân tích kết quả

~ hiệu quả sản xuất ở cấp hộ. Các khoản chi phí bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu,.... Tổng chỉ phí được tính gồm chi phí mua (thuê ngoài) và cả phần giá trị của lao động gia đình và các chỉ phí vật chất khác của nông hộ được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Chi phí lao động gia đình được tinh bằng giá lao động tại thị trường địa phương.

Phần nhập lượng của gia đình như phân bón, giống, công cụ sản xuất được tính

chi phí ngang gia với thị trường theo từng loại.

Mục đích của phương pháp này nhằm tính toán các chỉ tiêu sau:

- Thu nhập, lợi nhuận bình quân của Khoai Môn/ 1000m? và lúa/1000m°.

- So sánh hiệu quả giữa một vụ Khoai Môn với một vụ Lúa.

24

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai môn tại xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)