CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
3.6. Kiểm tra hệ thống thông gió tầng hầm
Tầng hầm của công trình mở rộng Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm: khu vực bãi đậu xe, phòng bơm, Phòng điện, Kho.
Khu vực: bãi đậu xe và phòng bơm được thông gió nhờ hệ thống hút thải và
cấp gió tươi thông qua các đường ống gió và miệng gió được đặt trên trần.
3.6.1. Mục đích của hệ thống thông gió hầm xe
Hệ thống thông gió hầm xe được thiết kế nhằm các mục đích sau:
- Loại bỏ các khí độc như NO, NO2, SO2, CO2;
- Giúp không khí của tầng hầm nói riêng và của cả công trình nói chung luôn thoáng mát, sạch sẽ, trong lành;
- Góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người sống và làm việc tại công trình, khu vực tầng hầm;
- Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tại các công trình;
- Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư so với phương án lắp điều hòa.
3.6.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió hầm xe
Ở chế độ bình thường (không cháy), các đầu cảm biến CO kết nối với bộ điều khiển sẽ điều khiển hệ thống hoạt động theo các mức nồng độ CO như sau: Khi nồng độ CO < 9ppm thì tất các các quạt không chạy. Khi nồng độ 9ppm < CO < 25ppm thì
quạt EAF chạy ở tốc độ thấp để thông gió tầng hầm. Khi nồng độ CO > 25ppm thì
quạt EAF chạy ở tốc độ cao để thông thoáng không gian hầm. Vì trong không gian hầm được thiết kế kín nên có sự chênh lệch áp suất khi các chất độc hại, bụi bẩn, khói xe được hút ra. Do đó, bên cạnh quạt EAF thì quạt FAF cũng chạy giúp lấy không khí
bên ngoài môi trường, thông qua louver gió tươi và đưa vào bên trong hầm nhằm cân bằng lượng khí ổn định.
Ở chế độ khẩn cấp (khi xảy ra sự cố cháy), khi có tín hiệu cháy từ tủ báo cháy thì quạt cấp gió tươi FAF sẽ ngừng chạy mà chỉ có quạt EAF chạy ở tốc độ cao nhất để hút hết khói ra khỏi tầng hầm.
Trong hầm xe, hệ thống quạt hút và cấp được thiết kế bằng đường ống gió với các miệng gió là kiểu miệng gió 1 lớp kết hợp với OBD để điều chỉnh lưu lượng gió
giữa các miệng. Khoảng cách từ miệng cấp tới miệng hút đối diện nhau từ 8m đến 18m. Ở đây ta thấy các đường ống hút thải thường đi về phía vách trong hầm vì đây là các vị trí xe đậu nhả khói ra nên ưu tiên hút tại các vị trí này là chủ yếu. Quạt được đặt trong hộp tiêu âm và tại đầu vào, ra quạt có các đoạn ống tiêu âm nhằm giảm ồn cho quạt.
Hình 3.32: Sơ đồ nguyên lí hệ thống thông gió hầm xe 3.6.3. Kiểm tra lưu lượng quạt hệ thống thông gió hầm xe
* Tính lưu lượng gió thải thông gió hầm xe
Việc tính toán lưu lượng thông gió hầm xe dựa theo tiêu chuẩn Singapore SS_553_2009.
Theo tiêu chuẩn SS553_2009_Singapore, table 5, trang 25 khuyến cáo tính 6 ACH đối với bãi đỗ xe khi ở trạng thái bình thường không có sự cố.
Theo mục 6.1.9 trang 18 tiêu chuẩn Singapore Code of Practice 13 (CP13) nói rằng: đối với các khu vực đậu xe hay lưu thông xe, nếu diện tích nhỏ hơn 1900 m2 thì
chỉ cần quạt hút/ cấp chạy 1 tốc độ và không cần áp dụng thông gió sự cố quạt chạy tốc độ cao. Đối với các khu vực có diện tích lớn hơn 1900 m2 thì cần quạt cấp/ hút chạy 2 tốc độ, chế độ thông thường quạt chạy tốc độ thấp và chế độ khẩn cấp hoặc có
cháy quạt chạy tốc độ cao.
Ở đây, khu vực bãi đậu xe tầng hầm 1 Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn có diện tích 349 m2, theo QCVN 06_2022_BXD thì không khí có diện tích nhỏ hơn 3000 m2 thì chúng ta có 1 zone.
Ta có công thức tính lưu lượng hút thải hầm xe:
Q = S . h . ACH, (m3/h) Trong đó:
- Q – Lưu lượng hút thải hầm xe, (m3/h);
- S – Diện tích hầm xe, (m2);
- h – Chiều cao hầm xe, (m);
- ACH – Số lần thay đổi không khí trên giờ, (lần/giờ).
Lưu lượng hút:
• S = 349 (m2)
• h = 4 (m)
• ACH1 = 6 (lần/h).
=> Q = S . h . ACH1 = 349 . 4 . 6 = 8376 (m3/h) = 2326.6 (l/s)
Nhận xét: So với lưu lượng của công trình là 2500 (l/s) thì kết quả tính toán kiểm tra của nhóm không có sự chênh lệch quá lớn.
* Tính lưu lượng gió tươi thông gió hầm xe
Theo tiêu chuẩn của Úc thì lưu lượng gió tươi để thông gió hầm xe được tính bằng 75 – 90% so với lưu lượng gió thải.
Ở đây, nhóm chúng em lấy lưu lượng gió tươi bằng 90% lưu lượng gió thải. Khi đó ta có lưu lượng gió tươi để thông gió hầm xe là: 2049 l/s.
Như vậy so với công trình, lưu lượng gió tươi ở chế độ bình thường là 2250 l/s thì lưu lượng gió tươi nhóm em tính ra cũng không có sự chênh lệch quá lớn.
3.6.4. Kiểm tra kích thước đường ống gió hệ thống thông gió tầng hầm a. Kiểm tra kích thước đường ống gió thải
Vì đây là không gian hầm xe nên vấn đề về độ ồn có thể bỏ qua, do đó vận tốc gió chế độ thông thường cho ống chính tối đa khuyến cáo từ 12 – 15 m/s và tổn thất áp từ 1 – 1,5 Pa/m.
Việc thực hiện tính toán kiểm tra đường ống gió thải thông gió tầng hầm thực hiện tương tự như ở phần tính toán kích thước ống gió tươi bằng phần mềm Duct Checker Pro. Ở đây nhóm em set up phần mềm có vận tốc tối đa đi trong ống và tổn thất ma sát lớn nhất Pa/m:
- Max Air Velocity: 15 (m/s) - Max friction loss: 1,5 (Pa/m)
Hình 3.34: Setup Duct Checker Pro để tính kích thước ống gió thông gió tầng hầm
Hình 3.35: Đường ống gió hút thông gió tầng hầm
Khi đó, nhóm em được bảng sau về kích thước ống gió hút thông gió tầng hầm:
Bảng 3.14: Bảng kích thước ống gió hút thông gió tầng hầm Đoạn ống Lưu lượng
(m3/h)
Vận tốc (m/s)
Tổn thất áp suất má sát (Pa/m)
Kích thước tính toán (mm x mm)
Kích thước công trình (mm x mm)
1-2 8376 7.27 1.04 800x400 800x400
2-3 6700.8 7.16 1.1 650x400 600x400
3-4 3350.4 5.91 1.01 450x350 400x350
4-5 1675.2 5.32 1.2 350x250 350x350
b. Kiểm tra kích thước đường ống gió cấp
Hình 3.36: Đường ống gió cấp thông gió tầng hầm
Thực hiện tương tự như cách xác định kích thước ống gió thải ta có được bảng sau:
Bảng 3.15: Bảng kích thước ống gió cấp thông gió tầng hầm
Đoạn ống Lưu lượng (m3/h)
Vận tốc (m/s)
Tổn thất áp suất má sát (Pa/m)
Kích thước tính toán (mm x mm)
Kích thước công trình (mm x mm)
1-2 6700.8 7.16 1.1 650x400 700x400
2-3 3350.4 5.91 1.01 450x350 450x350
3.6.5. Kiểm tra cột áp quạt thông gió tầng hầm 3.6.5.1. Quạt hút thông gió tầng hầm
a. Tổn thất áp ma sát
Tính tương tự như phần cấp gió tươi, ta có:
∆pms = 1.∆p1 = 43 . 1 = 43 Pa b. Tổn thất áp cục bộ
Tương tự như cách xác định phần cấp gió tươi, ta có bảng sau:
Bảng 3.16: Bảng tổn thất áp suất cục bộ đường ống hút hệ thống thông gió tầng hầm
STT Tên chi tiết Lưu lượng
(l/s)
Tổn thất áp suất (Pa)
1 Miệng gió + OBD 1675.2 25
2 Gót giày 1675.2 16
3 Côn giảm 3350.4 13
4 Côn giảm 6700.8 13
5 Co 90 6700.8 17
6 Côn giảm 8376 13
7 Co 90 8376 17
8 Vuông chuyển tròn 8376 2
9 louver + lcct 8376 25
Tổng 141
Từ đó suy ra: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 43 + 141 = 184 Pa
Chọn hệ số dự phòng 10%, suy ra cột áp của quạt hút thông gió tầng hầm là: 202.4 Pa So với cột áp công trình là 230 Pa thì chênh lệch không quá lớn
3.6.5.2. Quạt cấp thông gió tầng hầm.
a. Tổn thất áp ma sát
Tính tương tự như phần gió thải, ta có:
∆pms = 1.∆p1 = 17.4 x 1 = 17.4 Pa b. Tổn thất áp cục bộ
Tương tự như cách xác định phần gió thải, ta có bảng sau:
Bảng 3.17: Bảng tổn thất áp suất cục bộ đường ống cấp hệ thống thông gió tầng hầm
STT Tên chi tiết Lưu lượng
(l/s)
Tổn thất áp suất (Pa)
1 louver + lcct 6700.8 25
2 Vuông chuyển tròn 6700.8 2
3 Côn giảm 3350.4 2
4 Miệng gió + OBD 3350.4 25
Tổng 54
Từ đó suy ra: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 54 + 17.4 = 71.4 Pa
Chọn hệ số dự phòng 10%, suy ra cột áp của quạt cấp thông gió tầng hầm là: 78.5 Pa So với cột áp công trình là 100 Pa thì chênh lệch không quá lớn
Việc tính toán thông gió cho tầng hầm ở các khu vực khác thực hiện tương tự như các bước ở trên.