PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 3.1. Tổng hợp các thông số tài chính:
2017 2018 2019 2020 2021 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện
thời 1,79 1,12 1,13 1,09 1,28
Bình quân ngành 1,28 1,01 1 1,06 1,283
Khả năng thanh toán nhanh 1,15 0,49 0,41 0,59 0,71 Bình quân ngành 0,603 0,42 0,39 0,5 0,52 Vòng quay phải thu khách
hàng 26,03 26,08 25,56 27,11 33,55
Bình quân ngành 25,33 22,98 21,64 19,56 23,43 Kỳ thu tiền bình quân 14,02 14 14,28 13,46 10,88 Bình quân ngành 15,13 16,28 17,16 20,79 17,1 Vòng quay tồn kho 3,23 3,42 3,13 3,12 3,17 Bình quân ngành 3,36 4,61 4,1 3,99 4,04 Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn
kho 113 106,73 116,61 116,99 115,14
Bình quân ngành 109,2 85,29 91,99 93,97 92,76 Vòng quay phải trả cho
người bán 9,31 7,2 7,13 8,48 7,18
Bình quân ngành 13,75 12,61 11,97 10,86 11,15 Thông số nợ
Thông số nợ trên vốn chủ 0,64 0,93 1,13 1,22 0,96 Bình quân ngành 2,08 1,93 1,65 1,45 1,37 Tỷ lệ nợ trên tài sản 0,39 0,48 0,53 0,55 0,49 Bình quân ngành 0,62 0,62 0,61 0,59 0,57 Thông số nợ dài hạn trên
vốn dài hạn 0,06 0,27 0,36 0,25 0,13
Bình quân ngành 0,26 0,32 0,3 0,21 0,08 Số lần đảm bảo lãi vay 16,65 13,04 7,64 5,39 9,92 Bình quân ngành 7,11 4,55 2,77 2,89 8,41
Khả năng sinh lợi Lợi nhuận gộp biên
23,02
% 20,9% 17,57
%
20,98
%
27,46
% Bình quân ngành
16,92
% 12,6% 10,6% 15,1% 20,28
% Lợi nhuận ròng biên
17,36
% 15,3% 11,9% 14,99
%
23,06
% Bình quân ngành 9,35% 5,66% 4,53% 7,24% 13,27
% Vòng quay tổng tài sản 0,87 0,71 0,63 0,69 0,84 Bình quân ngành 1,11 1,39 1,25 1,24 1,5 Lợi nhuận trên tài sản
(ROA)
15,12
%
10,99
% 7,45% 10,27
%
19,37
% Bình quân ngành 9,43% 4,54% 3,38% 6,86% 16,67
% Lợi nhuận trên vốn chủ
(ROE)
24,74
%
21,17
%
15,86
%
22,81
%
38,03
% Bình quân ngành
24,85
%
10,35
% 8,01% 16,53
%
38,91
% Thông số thị trường
EPS 5.901 4.050 2.745 4.076 7.718
Bình quân ngành 5.623 1.849 1.300 2.781 8.995 Thông số giá trên thu nhập
(P/E) 4,1 4,62 7,14 11,18 6,48
Bình quân ngành 3,93 8,97 12,36 8,91 4,87 Thông số giá thị trường trên
giá sổ sách 0,78 0,75 0,86 1,71 2,29
Bình quân ngành 0,97 0,49 0,57 1,25 1,81 Giá cổ phiếu trên ngân quỹ 1,51 1,96 2,72 1,81 1,1 Bình quân ngành 1,5 2,74 3,06 2,08 0,95 Kết luận:
Ưu điểm: Khả năng thanh toán của Hoà Phát cao và ổn định hơn so với ngành, khả năng thu hồi được nợ từ khách hàng đang cao và khả năng chiếm dụng vốn đang khá tốt. Việc quản trị chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng đang được làm rất tốt, bằng chứng là việc các chỉ số về lợi nhuận ròng biên, ROA, ROE đang cao hơn khá nhiều so với ngành.
Hạn chế: Vòng quay tổng tài sản của Hoà Phát đang thấp hơn khá nhiều so với bình quân ngành, nguyên nhân là do tốc độ tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu đang khá nhanh, nhanh hơn mức tăng về tổng tài sản và doanh thu trong giai đoạn 2017 – 2021.
Giải pháp: Thực hiện các chính sách để giảm tốc độ hàng gia tăng hàng tồn kho xuống mức tối thiểu là ngang bằng với bình quân ngành để kéo vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản của Hoà Phát tăng lên.
Các chính sách cụ thể: tích cực marketing, quảng cáo sản phẩm của công ty và các chính sách khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng. Từ đó, bán được doanh số cao và giảm đi lượng hàng tồn kho của mình.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm
Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, nó ảnh hưởng lớn tới việc thị trường có chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Để thực hiện được những vấn đề này Công ty cần chú trọng đến công tác đại tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, Công ty nên quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ Công ty cũng thường xuyên nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng
⁻ Thiết lập mối quan hệ với khách hàng
⁻ Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm
3.2.3. Đẩy mạnh tiêu thụ
Mở rộng thị trường bằng cách tổ chức mạng lưới tiêu thụ đa dạng như tự tiêu thụ, qua các đại lý, xuất khẩu.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với công ty
Tăng cường sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn vì trong quá trình phân tích ta thấy hạn chế của sự luân chuyển liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh Mà để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì cần phải nâng cao việc quản lý tiền mặt và đầu tư tài chính. Xây dựng phương án huy động vốn dài hạn. Theo việc phân tích các tỷ số sinh lời ta thấy công ty đang tập trung tài trợ vào nguồn tài sản dài hạn mà bỏ quên đi việc quản lí tài sản ngắn hạn nên làm cho khả năng thanh toán của công ty là kém hiệu quả. Vì vậy công ty nên
cân bằng trong việc sử dụng nguồn vốn dài hạn hay ngắn hạn vào các loại tài sản cho hợp lí bằng cách sử dụng các chính sách thận trọng, chính sách mạo hiểm, chính sách thỏa hiệp.
Kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ là những dự tính ngắn hạn (cho năm tiếp theo) cho một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân. Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trử và nợ ngắn hạn. Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng trước khi ra quyết định cho khách hàng nợ (bao gồm cả năng lực tài chính và năng lực pháp lý) tăng cường công tác theo dõi và thu hồi công nợ.
3.3.2. Đối với nhà nước
Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty.