Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch chữa lành

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận kinh tế quốc tế tên Đề tài evfta so sánh các hiệp Định (Trang 25 - 30)

Đề đánh giá phát triển của ngành du lịch chữa lành, các tiêu chí sau đây có thể được áp dụng theo phương pháp văn luận:

Phân tích các xu hướng và nhu cầu thị trường: Phân tích các xu hướng du

lịch chữa lành hiện tại và trong tương lai, bao gồm sự gia tăng nhu cầu từ phía

khách hàng và thị trường. Đánh giá sự phát triển của thị trường, bao gồm sự tăng trưởng số lượng du khách và doanh thu từ các dịch vụ chữa lành.

Đánh giá về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng: Phân tích chất lượng các dịch vụ chăm SÓC sức khỏe Và thư giãn được cung cấp tại các điểm đến du lịch chữa lành. Đánh giá mức độ hài lòng và trải nghiệm của khách hàng sau khi trải qua các liệu pháp và hoạt động chữa lành.

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng tại các khu du lịch chữa lành. Phân tích tác động của hoạt động du lịch chữa lành đến môi trường tự nhiên và đề xuất các biện pháp cải thiện.

Tôn trọng văn hóa và cộng đồng địa phương: Đánh giá mức độ tôn trọng và bảo tồn văn hóa, truyền thông của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du

24

lịch chữa lành. Phân tích lợi ích kinh tế và xã hội mà du lịch chữa lành mang lại cho cộng đồng địa phương, bao gồm cơ hội việc làm và thu nhập.

Giáo dục và nâng cao nhận thức: Đánh giá các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về lợi ích của du lịch chữa lành đối với sức khỏe và cách sống lành mạnh. Phân tích mức độ nhận thức của du khách về du lịch chữa lành và hiệu quả của các chiến dịch giáo dục.

Quản lý và phát triển: Đánh giá các chiến lược quản lý và phát triển của các địa phương và doanh nghiệp trong ngành du lịch chữa lành. Phân tích các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch chữa lành để đảm bảo sự phát triển bền vững và quản lý hiệu quả hoạt động. Các tiêu chí trên cung cấp một cách tiếp cận phân tích và đánh giá toàn diện về phát triển của ngành du lịch chữa lành, từ đó đưa

ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và bên vững cho ngành nay.

1.2.5.Những yếu tổ làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch chữa lành Năng lực Và hiệu quả quản lý nhà nước về du Tịch: Dựa theo Điều 10 Luật

Du lịch của Việt Nam năm 2017, quản lý Nhà nước (QLNN) về sự phát triển du lịch

nói chung bao gồm 9 nội dung cơ bản. Trên cơ sở -quy định chung về quản lý Nhà nước về phát triển du lịch, chính quyền các địa phương có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung nảy trên địa bản phù hợp với chức năng của bộ máy chính quyền và phân cấp. phân quyền của Chính phủ. Đối với mỗi địa phương, năng lực QLNN ở mức độ nào sẽ có tác động đến phát triển du lịch chữa lànhtương ứng ở mức độ đó.

Một bộ máy nhà nước của địa phương được Xác định là có năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chữa lànhđòi hỏi phải được tô chức hợp lý để có thé thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng QLNN nói chung nêu trên, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của phát triển du lịch chữa lànhtrong mọi khâu của quy trình quản lý, mọi nội dung của quản lý. Bộ máy đó phải có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thực sự có tầm nhìn dài hạn; có năng lực kiến tạo chính sách và năng lực động viên, tạo môi trường thu hút vả tô chức sử dụng hợp lý, cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững.

25

Ý thúc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương: Trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh (CSKD) Hoạt động của CSKD du lịch sẽ trực tiếp đóng góp tạo nên doanh thu cho ngành du lịch quốc gia, bên cạnh đó, cũng tác động trực tiếp đến tài nguyên du lịch địa phương, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa xã hội nơi có hoạt động du lịch, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đồng thời thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu các CSKD hoạt động CÓ trách nhiệm thì các cơ sở này sẽ sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch khác để góp phần thúc đây việc phát triển ngành du lịch bền vững, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, đóng góp cho giải quyết việc làm cho nhiều người dân bản địa, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường dU lịch. Ngược lại, nếu các CSKD du lịch thiếu ý thức trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng các tài nguồn lực sẽ bị lãng phí hoặc quá mức chỉ VÌ mục

tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ lợi ích cộng đồng từ đó việc phát triển du lịch sẽ không được bên vững dài lâu trong tương lai, đôi khi còn bị pháp luật phạt hành chính.

Đối với khách du lịch, họ là những người trực tiếp chỉ trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, góp phần tạo nên thu nhập cho toàn ngành du lịch. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng trực tiếp tác động đến tài nguyên du lịch và tương tác với cộng đồng dân cư tại điểm đến, yếu tố trách nhiệm của khách du lịch có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch bền vững. Vì thế, phát triển du lịch chữa lànhhay không phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của du khách với tài nguyên du lịch, với cộng đồng dân bản địa khi tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Cộng đồng địa phương vừa là những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh một số dịch vụ, hàng hóa phục vụ khách du lịch vừa là nguồn lao động tại các CSKD du lịch; hay góp phần tạo nên sản phẩm du lịch bằng bản sắc văn hóa và truyền thông sinh hoạt văn hóa của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với tài nguyên du lịch. Vì vậy, việc phát triển du lịch chữa lànhphụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.

26

Trinh d6 phat triển kinh tế- xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và môi trường an ninh, chính trị, xã hội của địa phương: Trình độ phát triển kinh tê xã hội của một quốc gia, một địa phương có tác động rất lớn đến việc phát triển du lịch chữa lànhcủa quốc gia, địa phương đó. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương ở trình độ nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, nền tảng và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của ngành ở mức độ đó. Bên cạnh đó, tùy theo trinh độ và mức độ phát triển kinh tế xã hội mà phát triển du lịch chữa lànhcũng có những mục tiêu, tiêu chí đánh giá khác nhau phù hợp với địa phương đó.

Chính sách về phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Một địa phương có môi trường an ninh, chính trị, trật tự xã hội ôn định sẽ tạo tạo điều kiện cho các hoạt động thu hút, đang dạng hóa nguồn lực đầu tư du lịch và tạo nên hình ảnh thân thiện, tin cậy vả yên tâm cho khách du lịch, tạo sự thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dụ lịch; từ đó tạo điều kiện thúc đây du lịch phát triển bền vững hơn.

Sự liên kết phát triển du lịch giữa các ngành kinh tế và giữa các địa phương với nhau: Du lịch là ngành kinh tế tông hợp, chính vì vậy, mức độ liên kết giữa các ngành liên quan với du lịch góp phần tác động trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Nếu mối liên kết này không chặt chẽ, hợp lý thì sẽ xảy ra những xung đột về quan điểm sử dụng tài nguyên, hạ tầng chung tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi ngành, lĩnh vực. Ngược lại, các ngành và du lịch có mỗi liên kết giữa tốt sẽ tác động tích cực, giảm chi phí phát triển, giảm nguy cơ xung đột về quan điểm phát triển, hỗ trợ nhau tăng trưởng, phát triển bền vững hơn, hướng đến mục tiêu phát triên bền vững chung của cả nền kinh té.

Mặt khác, các địa phương khi có sự liên kết để phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện, mở ra cơ hội cho việc trao đôi kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng tài nguyên hoặc xử lý phù hợp những xung đột trong quan điểm sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kết nỗi nguồn khách, mở rộng thị trường...

để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch của mỗi mỗi vùng và địa phương. Nếu không có sự liên kết, hợp tác thì hiệu quả và khả năng mở rộng phát

27

triển du lịch chữa lành sẽ bị hạn chế rất nhiều, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.

Các yếu tô khác cô sự tác động đến phát triển du lịch chữa lành như sự suy thoái và khả năng phục hồi kinh tế trên thế giới, vấn đề tôn giáo và sắc tộc, thiên tai, dịch bệnh, nguy cơ suy thoái môi trường... các yếu tô nảy có tác động theo hướng thuận lợi hay khó khăn đến phát triển du lịch chữa lànhcủa từng quốc gia, từng địa phương tùy thuộc vào sự biến đôi của từng yếu tô đó trong những thời kỳ nhất định.

1.2.6. Điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch chữa lành

Du lịch chữa lành (healing tourism) là một xu hướng đang phát triển mạnh

mẽ trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 khi nhu cầu về sức khỏe Và tỉnh thần của con người ngày càng được chú trọng. Để phát triển du lịch chữa lành, cần đảm bảo một số điều kiện cần va di sau:

1.2.6.1.Điều kiện cần

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Các điểm đến du lịch chữa lành cần có môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan đẹp và khí hậu ôn hòa. Những yếu tô này giúp du khách thư giãn và hồi phục sức khỏe. Ví dụ, các khu rừng nguyên sinh, suối nước nóng, bãi biển hoang sơ, và các khu vực có khí hậu mát mẻ thường là những điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch này.

Cơ sở hạ tầng va dich vu y té: Ha tang cơ sở và dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng, bao gồm các cơ sở điều trị, bệnh viện, trung tâm y tế chuyên sâu và các dịch vụ hỗ trợ y tế khác. Sự hiện diện của các chuyên gia y tế, như bác sĩ, y tá và các nhà trị liệu có chuyên môn cao, cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Chất lượng không khí và an toàn thực phâm: Chất lượng không khí sạch và thực phẩm an toàn là điều kiện thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho du khách. Các điểm đến cần kiêm soát chất lượng không khí, nước và thực phẩm nghiêm ngặt để tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho du khách.

1.2.6.2.Điễu kiện đủ

Chương trinh và dich vu chăm sóc sức khỏe đa dạng: Các dịch vụ và chương trình chăm sóc sức khỏe đa dạng, bao gồm ÿyOga, thiền, spa, xông hơi, liệu pháp tự

28

nhiên và các khóa học về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, giúp đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách.

Sự phối hợp giữa các ngành liên quan: Sự hợp tác giữa ngành du lịch, y tế, và các ngành khác như thực phẩm và dịch vụ, giúp tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh và hiệu quả cho du lịch chữa lành.

Chính sách hỗ trợ và quảng bá: Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và cơ quan quản lý, như giảm thuế, hỗ trợ đầu tư và các chương trình quảng bá du lịch chữa lành, giúp thúc đây sự phát triển bền vững của loại hình du lịch này.

Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng: Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của du lịch chữa lành và đào tạo nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực này cũng đóng vai trò quan trọng. Các chương trinh giáo dục và quảng bá kiến thức về du lịch chữa lành giúp cộng đồng địa phương hiểu và tham gia vào hoạt động này một cách tích cực.

Như vậy, để phát triển du lịch chữa lành thành công, cần có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu to thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, và sự hỗ trợ từ chính sách và cộng đồng. Các điểm đến cần đầu tư vào cả điều kiện cần và đủ đề tạo nên một môi trường hấp dẫn và an toàn cho du khách, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của loại hình du lịch này.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận kinh tế quốc tế tên Đề tài evfta so sánh các hiệp Định (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)