CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC
3.3. Liên hệ thực tiễn
- Tổ chức quân sự: Trong các tổ chức quân sự, các quyết định thường được đưa ra bởi một cơ cấu chỉ huy trung tâm. Mệnh
lệnh do người chỉ huy đưa ra phải được mọi thành viên trong tổ chức tuân theo.
- Tổ chức doanh nghiệp: Trong các tổ chức doanh nghiệp, quản lý cấp cao chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến phương hướng và hoạt động của công ty. Các ví dụ về việc ra quyết định tốt nhất là các quyết định liên quan đến sáp nhập và mua lại, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường thường được đưa ra bởi các giám đốc điều hành cấp cao.
- Tổ chức chính phủ: Trong các tổ chức chính phủ, các quyết định liên quan đến chính sách và pháp luật được đưa ra bởi các quan chức được bầu và các quan chức được bổ nhiệm.
Các quyết định này có giá trị ràng buộc và phải được tất cả các thành viên của chính phủ cũng như công chúng tuân theo.
- Cơ sở giáo dục: Trong các tổ chức giáo dục, các quyết định liên quan đến chương trình giảng dạy, các khóa học và tiêu chuẩn học tập được thực hiện bởi một ban quản lý trung tâm.
Các giảng viên phải tuân thủ các quyết định này để duy trì sự công nhận và đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
- Các tổ chức phi lợi nhuận: Trong các tổ chức phi lợi nhuận, chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về việc ra quyết định tốt, chẳng hạn như các quyết định liên quan đến gây quỹ, phát triển chương trình và quản lý tình nguyện viên thường do ban giám đốc trung ương đưa ra. Các nhân viên và tình nguyện viên phải tuân thủ các quyết định này để hoàn thành sứ mệnh của tổ chức.
rên thực tiễn yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý trong hoạt động quản lý:
+Khả năng định lượng:
Đây là yếu tố rất quan trọng đối với trong quản lý khi ra quyết định, việc định lượng đòi hỏi trong quản lý phải có nhiều phương pháp tính toán bởi mỗi quyết định liên quan nhiều vấn đề, và có cách tính toán khác nhau. Bên cạnh đó có sự việc không có công thức tính toán buộc nhà quản lý với tố chất của mình buộc phải ước lượng để đưa ra con số phù hợp.
+ Kiến thức:
Yếu tố này được coi là nền tảng cơ bản nhất đối với trong quản lý.
Kiến thức nhân loại là vô tận nhà quản lý càng học rộng hiểu nhiều thì ra quyết định sẽ có rất tốt, hiệu quả. Kiến thức của nhà quản trị là sự tổng hợp từ nhiều lĩnh vực của đời sống được trau dồi từ nhiều hình thức: học nhà trường, học ngoài xã hội, học từ thực tế, những kiến thức này được kết tinh tạo ra kiến thức rất riêng biệt.Trong thực tế chúng ta đã chứng kiến nhiều nhà quản trị rất thành đạt khi trình độ học vấn thấp, nhưng cũng có nhiều nhà quản lý bằng cấp rất cao nhưng khả năng quản lý yếu (chúng ta loại trừ yếu tố mua bằng cấp, học rởm.v.v). Nhà quản lý có kiến thức đã tốt nhưng biết huy động, sử dụng kiến thức là quan trọng hơn, bên cạnh đó luôn học hỏi, tìm hiểu từ thực tiễn để nâng cao trình độ của mình.
• Kinh nghiệm thực tế:
Trong quản lý cũng đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm, từng trải thì khi ban hành quyết định sẽ hiệu quả, phù hợp, hay lường trước rủi ro và có biện pháp đề phòng. Ngược lại với nhà quản trị chưa có kinh nghiệm nhưng có kiến thức thì cần rèn luyện nhiều trong môi trường công việc để va chạm những tình huống trong kinh doanh để không bị bỡ ngỡ.
•Ngoài ra còn có - Sức khoẻ:
Trong quản lý thường lao động trí óc rất nhiều, do đó,tiêu hao nhiều năng lượng và có thể ảnh hưởng đến vấn đề tinh thần. Muốn có tinh thần tốt thì điều cốt lõi phải có sức khoẻ tốt, hai yếu tố này bổ trợ cho nhau và rất cần thiết đối với trong quản lý.
. - Triết lý kinh doanh và chiến lược công ty.
Vấn đề đặt ra của trong quản lý là làm sao đạt mục tiêu, muốn vậy thì huy động tổng hợp sức lực trí tuệ của tập thể công nhân viên trong đơn vị cùng thực hiện. Nhưng làm thế nào để có được sức lực tổng lực đó thì những nhà quản lý phải thiết lập cho doanh nghiệp của mình một triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo nhất, thông thường nó cần phải chỉ rõ cho mọi người thấy được, công ty làm cái gì, làm vì cái gì, làm như thế nào và làm cho ai? Nó chính là cơ sở định hướng cho người ra quyết định khi ra quyết định đúng đắn, hiệu quả phù hợp lợi ích ngắn hạn và chiến lược lâu dài của công ty. Ngoài ra, trong thời đại mới nhu cầu hội nhập, phát triển với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đi liền với nó là khả năng đào thải rất lớn thì triết lý kinh doanh còn giúp doanh nghiệp xây
dựng thương hiệu, uy tín của mình. Khi doanh nghiệp có được uy tín thì khả năng cạnh tranh sẽ mạnh hơn. Triêt lý kinh doanh có thể thay đổi trong mỗi giai đoạn khác nhau để phù hợp thực tiễn, môi trường kinh doanh.
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ
chấm thi Điểm thống nhất của bài thi
Chữ kí xác nhận của cán bộ