CHO PHÂN XƯỞNG MỞ RỘNG
5. Rơ le kiểm tra tốc độ
a) Công dụng và cách chọn
-Rơ le tốc độ được dùng trong các sơ đồ hãm nhanh tự động các động cơ
-Khi tốc độ quay đạt tới 500 - 700vg/phu rơ le tác động. Khi tốc độc quay giảm dưới 50 - 700vg/phút rơ le không tác động.
-Thông thường trên mỗi rơ le có hai cặp tiếp điểm thường đóng tương ứng với hai chiều quang của động cơ. Cũng có những rơ le bố trí bốn cặp tiếp điểm.
- Khi chọn cần lưu ý tốc độ quay của rơ le kiểm tra tốc độ phải phù hợp với tốc độ quay của động cơ và số lượng tiếp điểm cần dùng.
6.Rơ le thời gian a.Công dụng
Tạo ra khoảng thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ một rơ le (thiết bị) đến một rơ le (thiết bị ) khác. Trên rơ le thời gian thường ghi các thông số kỹ thuật như:
-Thời gian chỉ định cực đại : TImax
-Điện áp định mức nguồn vào ĐC, AC
-Dòng điện định mức qua tiếp điểm, số lượng tiếp điểm -Sơ đồ bố trí các chân tiếp điểm của rơ le.
b. Cấu tạo
Các cặp tiếp điểm của rơ le thời gian điện tử (KCK - 8 chân) - Chân (8-6): tiếp điểm thường mở đóng chậm
- Chân (8-5): tiếp điểm thường đóng mở chậm - Chân (1-3): tiếp điểm thường mở
- Chân (1-4): tiếp điểm thường đóng - Chân (2-7): đấu với nguồn.
- Rơ le thời gian ondelay: có cuộn dây và hệ thống các tiếp điểm. Các hệ thống tiếp điểm không tính thời gian là các tiếp điểm thường đóng hoặc thường
mở. Các tiếp điểm có tính thời gian là các tiếp điểm thường mở, đóng chậm, mở nhanh hoặc các tiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh.
-Rơ le thời gian off delay: có cuộn dây và hệ thống các tiếp điểm. Các hệ thống tiếp điểm không tính thời gian là các tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở. Các tiếp điểm tính thời gian là các tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm hoặc các tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm.
c. Nguyên lý làm việc và tính chọn.
-Rơ le thời gian on delay: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơ le thời gian on delay các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường đóng mở ra, thường mở đóng lại), các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này. Khi ngừng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
-Rơ le thời gian off delay: Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơ le thời gian off delay các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này. Khi ngừng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính về thời gian về trạng thái ban đầu. Tiếp theo đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.
-Khi chọn rơ le thời gian chủ yếu căn cứ vào các thông số chính là điện áp nguồn vào, dòng điện qua các tiếp điểm và thời gian chỉ định cực đại.
-Do mạch này rơ le thời gian được dùng trong mạch điều khiển nên ta có thông số kỹ thuật là: Uđm = 220 (V)
Iđm = 5 (A)
Thời gian chỉ định cực đại 60 giây d. Một số hình vẽ mô tả rơ le thời gian.
BẢNG TỔNG KẾT
STT Thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật
1 Aptomat 1 Uđm=380 V
Iđm=225 A
2 Công tắc tơ
3
Uđm= 380 V Ucd = 220 V Idm= 125 A
6
Uđm= 380 V Ucd = 220 V Iđm= 30A
3 Rơ le nhiệt
1 Uđm=380 V
Itđ= 125A
3 Uđm = 380 v
Itd = 30 A
4 Nút bấm 3 Uđm = 380 v
Iđm = 5 A 5 Rơ le kiểm tra tốc độ 4
6 Rơ le thời gian 4
Uđm = 220 (V) Iđm = 5 (A) Thời gian chỉ định cực đại
60 giây
LỜI KẾT LUẬN
Trong quá trình làm đồ án em thấy mình đã biết học thêm được rất nhiều kiến thức. Từ những kiến thức lý thuyết trên lớp đã học chúng em đã biết cách có thể vận dụng những kiến thức đó vào bản đồ án trang bị điện. Chúng em đã có thể thiết kế mạch, biết các truyền động của nhóm máy và hơn nữa đã biết tính toán và sử dụng các khí cụ điện sao cho hợp lý nhất về truyền động điện và kinh tế tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu đề bài.
Khi làm đồ án chúng em thấy những kiến thức của chúng em chưa đủ để làm hoàn thiện về trang bị điện cho loại máy. Khi những loại máy công cụ hiện nay được đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm ra. Những kiến thức chúng em đã học chỉ một phần giải thích nguyên lí hoạt động và cách vận hành một cách cơ bản nhất. Chúng em tự thấy mình chưa thể hiểu được thấu đáo vê kiến thức môn trang bị điện. Chúng em mong rằng trong thời gian tiếp theo sẽ cố gắng học hỏi trao đổi để hiểu biết hơn về môn học, để có thể giải quyết tốt những vấn đề đòi hỏi của thực tế.
Trong quá trình thực hiện đồ án chúng em được giúp đỡ từ các thầy cô giáo trong Khoa Điện. Đặc biệt có sự hướng dẫn của thầy giáo: VŨ NGỌC VƯỢNG đã giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các thầy cô giáo khác.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện Nguyễn Danh Hậu