Chương này sẽ trình bày trình bày về quy trình chăm sóc của giống hoa lan vũ nữ. Gồm các phần giới thiệu về giống lan vũ nữ oncidium, đặc điểm sinh trường như cầu tới nước bón phân và cách chăm sóc sâu bệnh cho cây. Trong chương này tôi cũng trình bày yêu cầu thiết kế cho hệ thống giám sát vườn ươm hoa lan từ các điều kiện thực tế trên.
3.1 GỚI THIỆU VỀ LAN VŨ NỮ.
Cây lan vũ nữ (Oncidium) [12], hay là Dancing lady là một loài hoa lan có khoảng 700 loài phân bố rất rộng ở bắc bán cầu từ Mexico đến Tây Ấn độ và Nam bán cầu tới tận Balivia, Paraguay. Đa số các loài hoa Oncidium đều có giả hành dẹp hay hình trụ hoa, hoa thường nhỏ nhưng đặc biệt có cánh môi rất lớn, hoa thường có màu vàng và có điểm đốm nâu trên cánh hoa, ngoài ra còn có một số loài hoa mang màu đỏ hoặc màu trắng …, chúng có thể mọc thành chùm và đôi khi có phân nhánh, ngồng bông hoa rất dài nó có thể dài khoảng 80-120cm. Ở rừng Việt Nam không tìm thấy loài hoa này các giống đang được nuôi trồng hiện nay ở Việt Nam đều là giống nhập nội. Đặc điểm của cánh hoa này là có thể lưu giữ được khoảng 35- 45 ngày, đặc biệt hoa này là có thể nở vào tất cả các mùa trong năm, cánh hoa có màu vàng tươi trông rất sáng và đẹp.
3.2 TRÌNH CHĂM SÓC HOA LAN VŨ NỮ.
3.2.1 Nhiệt độ ẩm độ và tưới nước.
Oncidium là giống lan thích nghi được với biên độ sinh thái khá rộng, chúng có thể trồng được ở khắp nơi: các tỉnh phía Nam, phía Bắc và trên vùng cao nguyên.
Nhiệt độ thích hợp là từ 18 – 350C. Oncidium là cây cần ẩm độ cao, đặc biệt trong thời kỳ tăng vì vậy trong suốt mùa sinh trưởng cây cần được tưới 3lần/ngày vào mùa khô, 2lần/ngày trong mùa mưa. Mùa nghỉ (sau khi trổ hoa) chỉ cần tưới nước cho cây 1lần/ngày để duy trì sự sống.
3.2.2 Ánh sáng, nhu cầu phân bón và giá thể.
Oncidium là loài ưa ánh sáng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp, để cây ra hoa tốt cần 70% ánh sáng.Về nhu cầu phân bón, Oncidium là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, có thể dùng phân bón dưới nhiều dạng khác nhau. Phân bò khô vò thành từng viên đặt trên bề mặt giá thể rất hữu hiệu cho việc hấp thu của cây qua quá trình tưới nước hàng ngày. Các loại phân vô cơ thường được dùng có công thức 30-10-10 tưới 5 ngày/lần với nồng độ một muỗng cà phê /4lít nước trong suốt mùa sinh trưởng, nếu cây có nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng 20-20-20 để đảm bảo cành hoa dài với số lượng hoa nhiều. Một tháng trước khi vào mùa nghỉ có thể bón phân 6-30-30, 15-30-15, 10-20-20 2lần/tuần để nâng cao sức chịu đựng của cây.
Giá thể của Oncidium tương tự như trồng Dendrobium nhưng không nên trồng chậu lớn, chất trồng có thể là dớn, xơ dừa, than nhưng nếu là than thì kích thước phải nhỏ hơn so với trồng Dendrobium.
3.2.3 Cách nhân giống.
Oncidium có thể nhân giống một cách dễ dàng nhờ cách cấu tạo giả hành kiểu “nâng bụi” nghĩa là giả hành sau mọc cao hơn giả hành trước. Có thể nhân giống bằng cách tách mỗi đơn vị 2-3 giả hành, đôi khi với một giả hành đã có chồi mới cây vẫn phát triển bình thường. Điều lưu ý là không nên trồng cây mới vào chậu quá sâu làm trở ngại đến sự phát triển của cây sau này.
3.2.4 Cách phòng trừ sâu bệnh.
Oncidium thường mắc 2 bệnh phổ biến là thối đen giả hành và bệnh đốm lá, có thể phòng bệnh này bằng các loại thuốc nấm như Dithane M45, Topsil, Zineb, Cocman, Brdo cop 25wp, Hidro cop 77wp hoặc Coc 85 … nửa tháng một lần, liều lượng một muỗng canh/4lít nước. [12]
Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan như thế nào:
• Lá xanh đậm và quặt quẹo: Dấu hiệu thiếu ánh sáng.
• Lá vàng úa cây còi cọc: Quá nhiều ánh sáng, quá nóng.
• Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: Vừa đủ ánh sáng.
• Lá bị đốm thối và loang dần: Bị bệnh thối lá thối đọt.
• Lá bị chấm, có sọc, có quầng: Triệu chứng bị vi rút.
• Lá bị đốm nhưng không loang: Đọng nước và bị lạnh.
• Đầu lá bị cháy: Muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già.
• Lá nhăn nheo: Thiếu độ ẩm hay thối rễ.
Khi thấy lá lan nhăn nheo, đó là dấu hiệu của tình trạng: Thiếu độ ẩm hay thối rễ. Nên nhớ rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra nữa. Ngay cả những giống lan cần phải tưới nhiều như Vanda chẳng hạn, cũng đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi hãy tưới hay phun nước. Nhưng nếu tình trang sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối, không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại.
Khi chăm sóc cũng cần phân biệt rõ giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức chứ không bị nhăn nheo, ngoại trừ trường hợp bỏ quên không tưới cả tháng. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum... khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Nếu tưới thấy lá lan vàng ra, mềm nhũn và rụng đó là dấu hiệu của việc tưới quá thường xuyên và hậu quả là thối rễ, lá nhăn nheo và rụng (ngoại trừ trường hợp của những loài lan rụng lá vào cuối mùa thu).
3.2.5 Lan không ra hoa.
Cây lan không ra hoa có nhiều nguyên do sau đây là nhưng nguyên nhân khiến cho cây không ra hoa:
• Không đủ ánh sáng.
• Cây chứa đủ lớn để ra hoa.
• Chưa đến mùa ra hoa.
• Nuôi trồng không đúng cách.
Không đủ ánh sáng: 90% nguyên nhân lan không ra hoa là thiếu ánh sáng hay ánh nắng. Mỗi loại lan cần nhiều ánh nắng hay ít, lâu hay mau. Những loài lan như Vanda, Mokara cần nhiều ánh nắng gần như ở ngoài nắng. Các loài như Cattleya, Oncidium cần ít nắng hơn Vanda và các loài như Paphiopedilum chẳng hạn cần ở trong bóng rợp. Thông thường thấy lá xanh đậm là thiếu nắng, lá vàng vọt hay có mầu tím hay cây còi cọc là nhiều nắng, bị cháy lá là quá nhiều nắng. Lá mầu xanh hơi vàng là đủ ánh sáng. Có những loài lan chỉ cần ánh nắng khoảng 4-5 giờ là đủ như Hồ điêp (Phalaenopsis) lan Hài (Paphiopedilum) nhưng cũng có loài cần phải 8-10 tiếng như Vanda nhưng không quá 12 giờ một ngày. Những cây non cần từ 12- 16 giờ mới đủ để tăng trưởng. Ngược lại khi ban đêm đèn sáng quá, lan sẽ lẫn lộn ngày đêm và không ra hoa.
Cây chứa đủ lớn để ra: Hoa lan cũng như người, phải tới tuổi trưởng thành mới có thể đơm hoa kết trái. Lan gieo từ hạt trung bình những giống lan Hồ điệp mọc ra từ hạt và trồng trong điều kiện tốt nhất cũng phải 2-3 năm mới có hoa.
Những giống như Cattleya, Dendrobium Oncidium từ 4-6 năm, riêng giống Dendrobium speciosum và nhiều giống khác phải từ 9-10 năm mới ra hoa. Lan tách nhánh thông thường những cây lan nếu tách nhánh đúng cách, nghĩa là phải đủ tối thiểu 3 củ hay 3 nhánh, vào đúng mùa và nuôi trồng đúng cách có thể ra hoa ngay trong năm đó. Nếu cây non bị èo uột chậm lớn không đủ trưởng thành, quá nhỏ so với kích thước của cây mẹ không thể ra hoa. Lại có những giống lan không ưa bị quấy nhiễu hay đụng chạm đến như Coelogyne, Dendrobium … do đó nếu thay chậu phải đợi đến năm sau mới có hoa.
Chưa đến mùa ra hoa: Tuy cùng một loài, nhưng mỗi giống lan nở hoa vào một thời gian khác nhau. Một số lòa hoa như Cymbidium phần lớn nở vào Đông- Xuân, nhưng Cym. ensifolium và môt số khác lại ra hoa vào hè - thu. Tuy nhiên cũng có khá nhiều giống lan như Cattleya và Phalaenopsis khi đủ trưởng thành là sẽ
ra hoa bất kỳ mùa nào, nhất là các cây đã lai giống nhiều lần. Cũng có những giống Oncidium chỉ ra hoa ở thân cây đã mọc từ năm trước.
Nuôi trồng không đúng cách: Mỗi giống lan đòi hỏi một nhiệt độ nuôi trồng khác nhau. Cần nhiệt độ cao mà lại trồng nơi quá lạnh, cây yếu đuối không thể ra hoa. Không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm tối thiểu từ 10°F hay 6°C, lan sẽ không ra hoa. Bón quá nhiều phân có chỉ số Nitrogen cao (30-10-10) mà lại không đủ nắng, cây lan quá xanh tốt cũng khó lòng ra hoa. Ngược lại nếu bón quá nhiều phân 0-50-0 làm cho cây còi cọc, dù có ra hoa nhưng cũng yếu ớt, nhất là lại bỏ vào chậu quá nhiều những loại phân viên, phân hột hay là dùng phân bón cho cỏ như hình bao phân ở bên. Trong trường hợp hoa lan không ra hoa, nên hiểu nguyên nhân và tìm cách sửa đổi lại cho thích hợp.
3.2.6 Giúp hoa lan ra rễ.
Rễ lan có 2 nhiệm vụ:
• Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
• Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.
Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn. Nếu phân tích kỹ rễ chia ra làm 5 phần: Lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ. Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới. Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Cẩn phân biệt rõ tránh nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay
Odontoglossum.. khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có mầu trắng, cứng và đầu rễ có mầu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu. Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly) không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh. Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ rợp mát. Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phân đông trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con rồi rễ sẽ mọc từ cây con mà ra.
3.3 QUY TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG.
Trong đồ án này tôi sẽ thiết kế quy trình chăm sóc cho giống hoa lan Oncidium (còn được gọi tên dân gian là hoa lan vũ nữ). Từ các yếu tố sinh trưởng của giống hoa lan Oncidium Tôi xin đưa ra chương trình điều khiển hệ thống gồm các yếu tố. tưới, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm theo bản tóm tắt sau:
Nhiệt độ : 20OC- 32OC
Độ ẩm: 60 %
Nước:
- Tháng 3 – 4: 3 lần ngày vào lúc 6h, 10h và 17h.
- Tháng 5 – 11: 2 lần ngày vào lúc 7h và 16h.
- Tháng 12 – 2: 1 lần ngày vào lúc 16h.