Nội dung thực hiện của đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chăm sóc mắt tại cộng đồng tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 20 - 41)

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

2. Nội dung thực hiện của đề án

Điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội: Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Hưng Yên tiếp giáp phía bắc với Bắc Ninh, phía tây với Hà Nội, phía đông với Hải Dương, phía nam với Hà Nam và Thái Bình. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ số 5A và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra còn có quốc lộ số 39A và quốc lộ số 38 nối từ quốc lộ số 5A qua Thành phố Hưng Yên đến quốc lộ số 1A. Về giao thông thuỷ có sông Hồng và sông Luộc là 2 sông lớn và quan trọng chảy qua. Hệ thống giao thông nội tỉnh tương đối tốt. Tất cả các tuyến đường liên huyện, liên xã đều đã nhựa hoá. Đường liên thôn và các ngõ xóm đều bê tông hoá. Do đó đi lại rất thuận tiện. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện đề án.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên khoảng 923 km2. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hằng năm có 2 mùa nóng lạnh rõ rệt.

Số giờ nắng trung bình là 1519 giờ/năm. Số ngày nắng trung bình trong tháng là 24. Nhiệt độ trung bình của mùa hè là 23,20C. Nhiệt độ trung bình của mùa đông là 160C. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 8500-86000C. Lượng mưa trung bình từ 1450-1650mm/năm. Mưa nhiều là từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm không khí trung bình là 86%. Tháng cao nhất là 92%. Tháng thấp nhất là 79%. Hưng Yên là tỉnh ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ, lụt thiên tai. Điều kiện tự nhiên được đánh giá là tốt. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện đề án

Dân số của Hưng Yên là 1151600 (thống kê năm 2013). Mật độ dân số là 1244. Lực lượng lao động là 570000. Người trong độ tuổi từ 40-70 là 332510.

Với cơ cấu dân số như vậy, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thực hiện đề án.

Hưng Yên là một tỉnh nghèo, được tách ra từ Hải Hưng vào năm 1997.

Trong nhiều năm gần đây Hưng Yên là tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 7%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 15,8 triệu VNĐ.

Tổng thu ngân sách năm 2009 gần 2400 tỷ VNĐ. Toàn tỉnh đã có 176 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 1,27 tỷ USD. Tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn tới 5%, một số nơi chiếm tới 6%. Những người nghèo và cận nghèo khó có khả năng tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc mắt. Đây sẽ là khó khăn cho việc thực hiện đề án.

Về hành chính Hưng Yên có 9 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Cụ thể là các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và Thành phố Hưng Yên.Tổng số xã/phường/thị trấn là 161.Trong đó có 145 xã, 7 phường, 9 thị trấn. Địa bàn không rộng. Các xã, phường, thị trấn lại tương đối tập trung. Đây cũng là điều kiện tuận lợi cho việc thực hiên đề án.

Mạng lưới y tế của Hưng Yên tương đối phát triển và không ngừng được củng cố. 100% số trạm y tế xã /phường đã có bác sỹ. 100% số thôn/đội đã có cán bộ y tế. 85% số xã /phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Dịch vụ khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai tại 70% số trạm y tế. Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện tại 100% số trạm y tế. Hưng Yên đã thực hiện mở rộng xã hội hoá để tăng cường các nguồn lực đầu tư cho y tế. Y tế ngoài công lập đã từng bước phát triển và được quản lý theo đúng quy định. Tính đến hết năm 2014 Hưng Yên có 185 cơ sở y tế. Trong đó có 17 bệnh viện công lập và 2 bệnh viện tư nhân với tổng số 2500 giường bệnh. Ngoài ra còn có các trung tâm Y tế dự phòng, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phòng chống HIV/AIDS, Kiểm nghiệm. Đây là một thuận lợi cho việc thực hiện đề án.

- Điều kiện về nước sạch và vệ sinh môi trường: Các bệnh về mắt có liên quan nhiều đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Chưa có số liệu chính thức nhưng cả tỉnh hiện nay mới chỉ có 5 nhà máy nước công suất nhỏ (khoảng 200-

300 nghìn m3/ngày đêm) chủ yếu cung cấp nước cho Thành phố Hưng Yên và khu công ngiệp phía bắc tỉnh. Đại bộ phận dân vùng nông thôn sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi để sinh hoạt. Vẫn còn một số (khoảng 20-30%) sử dụng nước ao, sông, hồ trong sinh hoạt. 100% dân ở khu vực thành phố, thị trấn đã sử dụng hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Dân ở khu vực nông thôn chỉ một số ít là có hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại còn hầu hết là hố xí 2 ngăn. Tuy nhiên cũng chỉ 60-70% trong số đó là hợp vệ sinh (theo báo cáo năm 2007).Vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn chưa được tốt.Còn tình trạng sử dụng phân tươi để bón cho hoa màu, cây cối. Vấn đề phân, nước, rác ở nông thôn còn chưa được giải quyết tốt. Đây là khó khăn cho việc thực hiện đề án.

- Các chương trình, dự án của chính phủ hoặc phi chính phủ: Hiên đang triển khai Chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các Trung tâm y tế huyện bằng trái phiếu chính phủ (cơ bản đã hoàn thành).

Về vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và xử lý phân, nước, rác ở nông thôn hiện không có chương trình, dự án nào.

Các chương trình của tổ chức ITI, FHF, FHI, USAID triển khai các hoạt động về chăm sóc mắt tại cộng đồng.

- Hệ thống và năng lực chăm sóc mắt: Hưng Yên có hệ thống chăm sóc mắt nhưng còn hạn chế. Cả tỉnh mới chỉ có một bệnh viện mắt tuyến tỉnh quy mô 50 giường bệnh với 57 cán bộ, trong đó có 8 bác sỹ và 26 điều dưỡng. Ngoài ra còn có 5 bác sỹ chuyên khoa mắt làm việc tại 2 bệnh viện đa khoa của tỉnh và 2 Trung tâm y tế huyện. Cụ thể là:

Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 2 bác sỹ.

Bệnh viện Đa khoa Phố Nối có 1 bác sỹ Trung tâm y tế huyện Văn Giang có 1 bác sỹ.

Trung tâm y tế huyện Kim Động có 1 bác sỹ.

Các Trung tâm y tế huyện còn lại đều chỉ có y sỹ phụ trách công tác chăm sóc mắt tại cộng đồng, trong đó có 2 nơi còn chưa được đào tạo chuyên khoa là

huyện Ân Thi và thành phố Hưng Yên. Hệ thống chăm sóc mắt như vậy là mỏng.

Đây là khó khăn cho việc thực hiện đề án.

- Các chương trình mổ đục thể thủy tinh giải phóng mù lòa: Từ 2005 đến 2015 Bệnh viện mắt tỉnh đã thực hiện các chương trình sau:

Chương trình do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ 1700 ca trong 2 năm (2005, 2006).

Chương trình do tổ chức Sightfist tài trợ 200 ca (năm 2006).

Chương trình do Hội Việt kiều tại Mỹ tài trợ 244 ca (năm 2006).

Chương trình do Mặt trận Tổ quốc tỉnh tài trợ 100 ca (năm 2006).

Chương trình do Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tài trợ:

950 ca trong 5 năm (2006, 2007, 2008, 2009, 2010) và 200 ca cho năm 2014.

Chương trình do Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội tài trợ phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện 50 ca (năm 2009).

Chương trình do Hội từ thiện Việt-Úc tài trợ phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Nội thực hiện 67 ca (năm 2009)

Chương trình do Hội Phật giáo tỉnh tài trợ phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện 102 ca (Năm 2010)

Chương trình do Nhà thờ thành phố Hưng Yên tài trợ 200 ca (năm 2012) Chương trình do tổ chức CBM tài trợ 100 (năm 2010)

Ngoài ra Bệnh viện Mắt tỉnh thường xuyên tiến hành mổ đục T3 cho các bệnh nhân có thẻ BHYT trung bình mỗi năm từ 1200-1400 ca.

Số lượng mổ đục thể thủy tinh để giải phóng mù lòa cho nhân dân của Hưng Yên còn thấp hơn nhiều so với các tỉnh lân cận. Cụ thể là Hà Nam trung bình 2500 ca/năm, Nam Định trung bình 3000 ca/năm, Ninh Bình trung bình 2500 ca/năm. Hải Phòng trung bình 3500 ca/năm, Bắc Ninh trung bình 3000 ca/năm. Thái Bình trung bình 4000 ca/năm. Như vậy, đây là một khó khăn cho việc thực hiện đề án.

2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án.

Thực trạng công tác chăm sóc mắt tại cộng đồng của tỉnh Hưng Yên còn nhiều hạn chế. Đây là một yêu cầu bức thiết để xây dựng đề án.. Hiện tại thấy nổi lên mấy điểm hạn chế cơ bản sau:

- Hệ thống mạng lưới chuyên khoa vừa yếu lại vừa thiếu.

- Các dịch vụ chăm sóc mắt triển khai tại cộng đồng còn ít lại không được thường xuyên.

- Người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc mắt tại cộng đồng còn nhiều hạn chế.

- Nhận thức của người dân về các bệnh mắt và các dịch vụ chăm sóc mắt tại cộng đồng còn thấp.

- Chế độ chi trả BHYT cho người dân có thẻ BHYT khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc mắt tại cộng đồng còn nhiều khó khăn.

2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện.

Để thực hiện được đề án, chúng ta phải triển khai được các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc mắt tốt ngay tại cộng đồng. Để thực hiện điều đó, chúng ta cần phải ưu tiên đầu tư cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại y tế tuyến cơ sở, đa dạng hóa loại hình chăm sóc sức khỏe, củng cố và hoàn thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ tuyến tỉnh cho tới tuyến cơ sở theo chuyên ngành và đảm bảo cân đối giữa các chuyên ngành. Nội dung “Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010” đã nêu rõ là chúng ta phải phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

Đối với chuyên ngành mắt thì chăm sóc sức khỏe ban đầu chính là nhiệm vụ chăm sóc mắt ban đầu. Đó cũng chính là công tác chăm sóc mắt tại cộng đồng.

Ngày 22 tháng 01 năm 2002 Ban Bí thư (khóa IX) đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Tại Chỉ thị này Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt những việc sau đây:

Một là, nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền.

Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các cấp uỷ đảng và chính quyền cần quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở; có kế hoạch thiết thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tại địa phương.

Hai là, Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở.

Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ .

Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện rõ rệt chất lượng chăm sóc sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng.

Ngành Y tế có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của các cán bộ y tế; coi trọng phát huy và phát triển y - dược học cổ truyền; tăng cường các hoạt động giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên; phát huy khả năng của y tế các lực lượng vũ

trang trong việc kết hợp quân - dân y để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức tốt việc quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập.

Ba là, tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật cho mạng lưới y tế cơ sở Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền. Phấn đấu đến năm 2010, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ sở.

Bốn là, có chính sách đầu tư thích hợp để củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Cần có kế hoạch điều chỉnh phân bổ ngân sách và huy động viện trợ quốc tế để tăng đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường. Ưu tiên dành ngân sách để nâng cấp y tế cơ sở ở các vùng khó khăn, nhất là các vùng trước đây là căn cứ cách mạng. Tiến hành tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đề ra các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm phát triển bảo hiểm y tế ở nông thôn, đặc biệt là bảo hiểm y tế cho người nghèo, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp xã hội và nông dân.

Năm là, nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc củng cố

và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện kế hoạch củng cố mạng lưới y tế cơ sở trong toàn quốc; xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách liên quan trình các cấp có thẩm quyền quyết định; có chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và giải quyết kịp

thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Theo tinh thần Chỉ thị đó, chúng ta phải đầu tư cho y tế tuyến cơ sở gồm y tế quận/huyện, xã/phường, thôn/bản xây dựng cơ sở hạ tầng, con người và trang thiết bị để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Chúng ta phải xây dựng một mạng lưới y tế hoàn chỉnh và đủ mạnh ở cả 3 tuyến quận/huyện, xã/phường, thôn/bản. Như vậy, đối với chuyên ngành mắt cũng phải có đủ cán bộ chuyên khoa cho cả 3 tuyến.

Ngày 23 tháng 02 năm 2005 Bộ chính trị (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 46-NQ/TW về “công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Đây là bước phát triển, là yêu cầu cao hơn so với Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg về vệc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 và Chỉ thị số 06-CT/TW về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Theo đó ngành y tế phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, từng bước phát triển mạng lưới chuyên khoa, quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư, đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đây là một sự định hướng phát triển của Y tế Việt Nam nói chung, trong đó có các chuyên khoa. Nội dung của quy hoạch này là phát triển hệ thống Y tế Việt Nam một cách tổng thể giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn năm 2020.

Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chăm sóc mắt tại cộng đồng tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 20 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w