Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây làm thuốc tại khu vực nghiên cứu
Lợi ích từ tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng ở các xã trong khu BTTN Tây Yên Tử đã thể hiện tiềm năng to lớn và lâu dài của khu vực này. Vì vậy cần thiết phải tiến hành các giải pháp bảo tồn nhằm hạn chế những nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học và tài nguyên cây làm thuốc.
- Hiện tại, nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái còn nhiều hạn chế. Do vậy để phát triển bền vững tài nguyên rừng, thì sự tham gia của người dân là hết sức quan trọng, nhất là đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác giáo dục tuyên truyền để cộng đồng dân cư hiểu được giá trị tài nguyên môi trường là hết sức cần thiết.
- Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng: đa số người dân tại khu vực nghiên cứu đều có thu nhập thấp. Đời sống phụ thuộc rất lớn vào khai thác rừng, do vậy các hoạt động chính cần tiến hành là:
+ Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp thôn xã theo hướng quản lý bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng sự tham gia của người dân trong quá trình làm quy hoạch. Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư và khuyến khích người dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.
72
+ Lựa chọn các mô hình canh tác cho năng suất, hiệu quả cao và bền vững cho các hộ gia đình biết và học tập. Đồng thời nghiên cứu phát triển, gây trồng một số loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và trồng cây đặc sản của địa phương như cây dược liệu, cây ăn quả, các loại hoa… Những hoạt động này không được tiến hành trong khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Phổ cập hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới và bồi dưỡng kiến thức về thị trường và quản lý kinh tế hộ cho nông dân.
+ Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng như đun bếp cải tiến, thủy điện nhỏ, làm nhà tiết kiệm gỗ…
+ Khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái - Tăng cường công tác quản lý bảo vệ, ổn định dân số:
+ Tăng cường thêm nhân lực cho kiểm lâm để thành lập các trạm kiểm lâm ngay tại cửa rừng để ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng
+ Mở rộng việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn bản hoặc các dòng họ.
+ Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều tra giám sát và bảo tồn ĐDSH nói chung, đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng: Do phá rừng làm nương rẫy, do sức ép của hoạt động khai thác lâm sản và quản lý yếu kém nên nguồn tài nguyên rừng nói chung và nhiều loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc xây dựng vườn thực vật là rất cần thiết vì không những nó góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bản địa mà còn là địa điểm thực hiện giáo dục môi trường và tham quan du lịch.
+ Trước sự thất truyền của các bài thuốc dân tộc ngày càng phổ biến thì các cấp có thẩm quyền cần có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân biết các bài thuốc có thể truyền lại cho thế hệ sau.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Đa dạng về thành phần loài thực vật dùng làm thuốc tại khu BTTN Tây Yên Tử gồm: 293 loài thuộc 240 chi, 105 họ, trong 5 ngành thực vật.
Trong đó, có 11 loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
2. Đa dạng về họ và chi thực vật: khu vực điều tra được xác định có tính da dạng ở cấp độ họ và chi thực vật.
3. Về dạng sống của thực vật làm thuốc: Với 293 loài cây thuốc thuộc 9 dạng chủ yếu. Trong đó, cây thân thảo chiếm số lượng nhiều nhất với 114 loài (38,9%), 69 loài cây bụi (23,55%), 52 loài cây gỗ (17,75%), 39 loài dây leo (13,31%), 12 loài bụi leo (4,1%) ...còn lại là các dạng sống khác.
4. Đa dạng về sinh cảnh: Cây thuốc phân bố ở 9 dạng sinh cảnh chủ yếu. Trong đó, rừng là nơi phân bố chủ yếu của các loài cây thuốc với 164 loài (55,97%); ở vườn và bờ bãi 126 loài (43%); ở đồi, nương rẫy 64 loài (21,84%), các sinh cảnh khác có số lượng ít hơn.
5. Bộ phận cây thuốc được sử dụng rất đa dạng: đã thống kê được 10 bộ phận cây thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa bệnh. Lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 103 loài (35,15%), 74 loài sử dụng cả cây (25,26%), 68 loài sử dụng rễ (23,21%), 60 loài sử dụng thân (20,48%), 33 loài sử dụng quả (11,26%), 28 loài sử dụng củ (9,56%) . Còn lại là các bộ phận khác.
6. Công dụng trị bệnh của cây thuốc và kinh nghiệm của người dân trong việc sử dụng cây thuốc rất phong phú. Cụ thể, có 22 nhóm bệnh chính thường được chữa trị bằng thuốc nam. Trong đó, một số bệnh có số lượng lớn các loài cây thuốc như: nhóm bệnh ngoài da 89 loài (30,37%), nhóm bệnh liên
74
quan đến bài tiết 69 loài (23,54%), nhóm bệnh tiêu hóa 67 loài (22,86%), nhóm bệnh hô hấp 57 loài (19,45%), nhóm bệnh xương khớp 53 loài (18,08%)...
7. Hiện nay, thị trường cây thuốc nam tại khu vực đang phát triển rất mạnh đã làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Thống kê được 15 loài cây thuốc thường xuyên được khai thác với số lượng lớn. Rất nhiều loài không còn khả năng cho khai thác, nhất là các loài cây thuốc quý, nhiều loài đứng trước nguy cơ biến mất trong các trạng thái rừng nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời.
8.Một số loài cây thuốc điển hình tại khu vực có giá trị kinh tế rất lớn như: Linh chi, Ba kích, Lá khôi, Sâm nam, Hoàng đằng, Thổ phục linh...Điều này đã đem lại thu nhập cao cho những người dân đi thu hái cây thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng vô hình đẩy những loài này đứng trước các nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
9. Điều tra được kinh nghiệm thu hái, sơ chế, bảo quản, sử dụng, truyền nghề, bảo tồn cây thuốc...của người dân. Trong đó đã hệ thống được 14 bài thuốc tốt thường xuyên được sử dụng trong nhân dân địa phương.
10. Các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian tập trung vào công tác giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, hoạt động nghiên cứu, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, ổn định dân số.
Kiến nghị
1. Với quỹ thời gian ngắn nên những nghiên cứu trên đây của khóa luận chỉ mang tính chất thống kê và đánh giá sơ bộ về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như hiện trạng về số lượng, khai thác và sử dụng tại địa phương. Do đó trong thời gian tới cần có những nghiên cứu sâu hơn và có những phân khúc
75
trọng điểm về tài nguyên cây thuốc tại khu vực nhằm góp phần giúp khu BTTN Tây Yên Tử quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng tài nguyên thực vật nói chung.
2. Dân cư sống trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và lân cận cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào rừng. Do vậy, để công tác quản lý rừng có hiệu quả thì Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền cùng với Ban quản lý khu BTTN cần có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân khá lên thì những tác động của họ tới cây thuốc cũng như tài nguyên rừng sẽ giảm đi, công tác quản lý của khu BTTN nhờ đó sẽ hiệu quả hơn.
3. Việc sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, ngoài ra chúng còn mang những nét văn hóa truyền thống. Do vậy, việc phát huy truyền thống sử dụng cây thuốc và các bài thuốc nam trong việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng là hoạt động rất cần thiết.
4. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử cần nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam trong các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho Ban quản lý khu BTTN về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương vào công tác bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học một cách bền vững. Xây dựng các mô hình đồng quản lý, xây dựng những thỏa thuận sử dụng tài nguyên rừng một cánh bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh (1979), Phương pháp nghiên cứu thực vật, tập 1(tài liệu dịch từ tiếng Nga), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6. Đỗ Huy Bích & cộng sự (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, tập 2. NXB Khoa học
& Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược – Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (1983), Dược liệu Việt Nam (Thuốc dân tộc), tập 2, NXB Y học, Hà Nội.
12. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
13. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 32/ 2006/ NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
15. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội.
16. Lưu Đàm Cư (2004), Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng y dược học. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông, NXB Y học, Hà Nội.
18. Lê Trần Đức (1990), Lược sử thuốc Nam và dược học Tuệ Tĩnh, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.
19. Gary J. Martin (2002), Thực vật dân tộc học (sách dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Ty Thị Hoàn (2004), Khảo sát nguồn cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc bản địa trong phòng và chữa bệnh của người Cao Lan ở xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Luận án thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
22. Đỗ Tất Lợi (2000), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
23. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài có ích, NXB Thế giới, Hà Nội.
24. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002, 2003), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Bá Ngãi (1999), Phương pháp đánh giá nông thôn, Bài giảng chuyên đề Lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
26. Trần Văn Ơn (2003), Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì, Luận án tiến sỹ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
27. Trần Văn Ơn (2005), “Tài nguyên cây thuốc và xoá đói giảm nghèo ở các cộng đồng dân tộc vùng miền núi Việt Nam”, Tạp chí dân tộc học (số 2).
28. Richard B. Primarck, Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
29. Nguyễn Tập (2006), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, tập 11.
30. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Bước đầu điều tra một số loài cây thuốc dân tộc có khả năng chữa trị bệnh ung thư ở Việt Nam, Luận án thạc sỹ, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Hà nội.
31. Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2005), Nghiên cứu tác động kinh tế- dân sinh của cộng đồng dân tộc vào tài nguyên thực vật và ảnh hưởng của nó tới đa dạng sinh học. Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
32. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
33. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Lý Thời Trân (1963), Bản thảo cương mục, NXB Y học Hà Nội.
35. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (bản dịch, tái bản lần thứ 4), NXB Y học, Hà Nội.
* Tiếng Anh
36. Anon (1996), Recording and using indigenous knowledge: A manual.
IIRR,. Silang, Cravite, Philippines.
37. Brummit R. K. (1992), Vascular plant Families and Genera, Royal Botanic Gardens, Kew.
38. Crévost Ch. et A. Pétélot (1928), Catalogue des produits de L’Indochine, 5, Produits médicinaux, Paris.
39. Pétélot A. (1952-1954), Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Archives des Recherches Agronomiques et Pastorales du Vietnam, Paris.
40. PROSEA (1999), Plant Resources of South- East Asia 12: Medicinal and Poisonous plants 1, Borgo Indonesia.