CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Giáo Dục Về Tài Nguyên Và Môi Trường Biển, Đảo Cấp Trung Học Cơ Sở (Trang 42 - 51)

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

1.Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta.

Theo Luật bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có đường bờ biển dài 3260km tiếp giáp với Biển Đông, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2 gấp hơn 3 lần diện tích trên đất liền.

Vì thế cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng, môi trường biển Việt Nam là những yếu tố vật chất rất quan trọng, là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên như nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển; và các yếu tố vật chất nhân tạo như các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, dàn khoan dầu khí...

Môi trường biển ở nước ta trực tiếp có liên quan tới 28/63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, với hàng chục triệu người dân, trực tiếp có liên quan tới các ngành kinh tế quan trọng là khai thác khoáng sản, thủy hải sản, giao thông vận tải và du lịch. Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là

điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

2.Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, hải

* đảo Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên

Có nhiều các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên song có thể nêu lên một số nguy cơ chính:

a. Hiện tượng biển tiến, biển lùi

Hiện tượng biển tiến, biển lùi có quy mô toàn cầu đã có tác động mạnh đến các quá trình tự nhiên diễn ra trên Trái Đất như các quá trình địa mạo, quá trình hình thành đất, quá trình tuần hoàn của nước..., đặc biệt có tác động trực tiếp tới sự sống của sinh vật và các hệ sinh thái ven biển.

b. Bão biển, nước dâng

Ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới thường xuyên hàng năm đều bị

những cơn bão tàn phá. Bão gây mưa to, gió lớn, sóng biển và nước biển dâng cao có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển vùng ven biển gây sự lở bờ biển, phá hủy các công trình xây dựng, tàu thuyền, các cơ sở sản xuất và uy hiếp đến đời sống của người dân.

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

c. Tràn dầu tự nhiên

Hiện tượng tràn dầu tự nhiên thường xảy ra ở những nơi có hoạt động kiến tạo địa chất ở đáy biển có liên quan tới các đứt gãy, sự tách dãn, động đất hoặc phun trào núi lửa tại các khu vực có các bể chứa dầu khí trong lòng đất dưới đáy biển. Vì thế sự cố tràn dầu tự nhiên cũng chỉ diễn ra ở các vùng và các khu vực biển nhất định. Khi có sự cố tràn dầu xảy ra đã uy hiếp trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật; làm chết và ảnh hưởng nghiêm

trọng tới một số loài sinh vật, đặc biệt ở các khu vực ven bờ biển do sóng biển đánh dạt vào.

d. Sóng thần

Sóng thần hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển ở những vùng bị ảnh hưởng, gây nên những thiệt hại to lớn về người, tài sản và phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được.

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

.Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc do con người gây ra

a. Các chất thải đổ thẳng ra biển

b.Các chất thải từ tàu thuyền, từ các công trình xây dựng trên biển

c. Ô nhiễm không khí.

d.Sự triệt phá rừng ngập mặn

Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách)

Tình trạng dễ nhận thấy nhất là thói quen vứt, xả rác bừa bãi tại các bãi biển, các điểm tham quan khiến điểm du lịch nào thu hút đông du khách thì nơi đó ô nhiễm môi trường tăng nhanh.

Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận

Gia tăng nguy cơ “thủy triều đỏ”

Tại Nha Trang, dọc theo bãi biển dễ dàng bắt gặp nhiều cống xả nước bẩn trực tiếp ra biển như thế này 

(Ảnh: Mễ Thuận Thành, Châu Tường

Bãi biển “chết” vì chất thải

Theo nhóm nghiên cứu trên, điểm chung nhất dọc ven bờ biển hiện nay là đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... đều được thải trực tiếp ra biển. Trong đó, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền.

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

3. Bảo vệ môi trường biển

- Bảo vệ môi trường nước biển

- Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển

- Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển - Bảo vệ đa dạng sinh học biển

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và thiên tai

Phòng chống ô nhiễm môi trường biển và các thiên tai là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên ở các vùng biển đảo ở nước ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, có quy mô và phạm vi rộng lớn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, cả giải pháp phi công trình và giải pháp công trình, cùng nhiều biện pháp cụ thể thích ứng và phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng địa

phương.

Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển

Biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng biển đảo

Một phần của tài liệu Bài Giảng: Giáo Dục Về Tài Nguyên Và Môi Trường Biển, Đảo Cấp Trung Học Cơ Sở (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(54 trang)