Phương pháp tổng hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn làng nghề chế biến, sản xuất gỗ tại thường tín, hà nội – nghiên cứu chế biến thành than sạch (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.7. Phương pháp tổng hợp

Từ các kết quả thu được đưa ra kết luận về phương pháp có phù hợp với tình hình làng nghề tại Thường Tín Hà Nội.

% 100 .

r T

A m

xm

) 9 (

1 , 25 ) (

108 1256

339 d d d d d d

d C H O S W H

Q      

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề chế biến, sản xuất gỗ tại Thường Tín, Hà Nội

Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất và chế biến gỗ bao gồm: vỏ cây, mùn cƣa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn...

Hình 3.1: Quy trình sản xuất và nguồn phát sinh chất thải trong hoạt động sản xuất và chế biến gỗ cơ bản tại Thường Tín, Hà Nội.

Tùy theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lƣợng khác nhau. Đối với các cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi, dăm mảnh thì chất thải rắn chủ yếu là vỏ cây, bụi gỗ dạng mịn. Đối với các cơ sở sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, đồ mộc chất thải rắn bao gồm vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cƣa, phoi bào, bụi gỗ mịn…

Mùn cưa được phát sinh chủ yếu trong các bước xẻ gỗ, dọc gỗ. Ngoài ra các bước chà nhám cũng là các bước tạo ra mùn cưa đồng thời phát tán mạnh mùn cưa vào môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.

Trong giai đoạn thu gom bao giờ mùn cƣa cũng sẽ lẫn dăm bào và các mẩu gỗ nhỏ, có thể lẫn cả giẻ trong quá trình lau chùi, đánh vecni.

Hình 3.2: Hoạt động gỗ, đục, chạm, khảm

Hình 3.3: Hoạt động làm mộng, chà nhám

Chất thải rắn của làng nghề chế biến gỗ bao gồm: gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cƣa, dăm bào... Các chất thải này tại làng nghề thường được để chung với nhau, không phân loại.

Hình 3.4: Chất thải rắn làng nghề chế biến, sản xuất gỗ

Xã Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội) có nghề mộc đang lớn mạnh từng ngày.

Hiện cả xã có khoảng 75% số hộ tham gia sản xuất nghề mộc. Doanh thu từ sản xuất kinh doanh nghề mộc chiếm tỷ trọng khoảng 53% doanh thu toàn xã, ƣớc tính thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Làng nghề chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, thị trường chủ yếu là trong nước và xuất khẩu thô sang Đài Loan, Trung Quốc cùng một số nước khác. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm, xã đều phối hợp với huyện Thường Tín mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động;

đến nay toàn xã có khoảng 1.000 thợ có tay nghề cao [30]. Toàn xã Vạn Điểm có 3 thôn tham gia hoạt động chế biến, sản xuất gỗ là thôn Vạn Điểm, thôn Đặng Xá và thôn Đỗ Xã. Thôn Vạn Điểm có 95% số hộ, thôn Đặng Xá chiếm 91% số hộ và thôn Đỗ Xá chiếm 40% số hộ tham gian sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, lƣợng mùn cƣa, bào trung bình 3 - 4 bao tải/ ngày (30-40kg/hộ/ngày). Số công nhân tham gia vào làng nghề là 1.500 người, chưa kể hàng nghìn lao động vệ tinh và thời vụ ở các địa phương lân cận.

Hình 3.5: Chất thải rắn ở làng nghề mộc Vạn Điểm

Làng mộc Phụng Công có lịch sử gần 100 năm. Nơi đây chuyên sản xuất những sản phẩm mộc gia dụng như: Bàn ghế học sinh, ban thờ thần tài, giường, tủ… Sản phẩm của làng nổi tiếng bởi chất lƣợng bền đẹp, độ tinh xảo và giá trị thẩm mỹ cao. Hiện nay 80% số hộ trong làng tham gia vào làm nghề, mỗi ngày làng nghề sản xuất ra hàng ngàn sản phẩm các loại [28]. Lƣợng mùn cƣa, gỗ bào trung bình 1- 2 bao/ ngày/hộ (tương đương khoảng 12kg đến 20kg/ngày/hộ)

Hình 3.6: Chất thải rắn làng nghề mộc Phụng Công

Nguyên Hanh thuộc xã Vân Tự, huyện Thường Tín là làng ven đô, có đường sắt dài 1,8km chạy qua với gần 4000 nhân khẩu. Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền xã nghề tiểu thủ công nghiệp cơ khí, mộc đã rất phát triển trong thôn, thu hút ngày càng nhiều lao động trong thôn tham gia, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân trong thôn. Do nghề phát triển, nên cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng nâng cao, tình hình kinh tế xã hội phát triển, trật tự an ninh trong thôn được giữ vững, tỷ lệ hộ nghèo đã từng bước giảm đi. Hiện trong thôn có 1576 lao động tham gia làm nghề chiếm 75% số lao động của toàn thôn với 780 hộ làm nghề trong tổng số 1001 hộ trong thôn. Lƣợng mùn cƣa trung bình 4 - 5 bao/ ngày (khoảng 48kg đến 60kg/ngày/hộ)

Hình 3.7: Chất thải rắn ở làng nghề mộc Nguyên Hanh

Làng Nhị Khê, xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, cách Hà Nội hơn 30 km, là một làng cổ có truyền thống văn hóa, nơi sinh ra danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và cũng là nơi có nghề tiện gỗ với lịch sử hàng trăm năm [29]. Tại làng nghề Nhị Khê lƣợng chất thải rắn nhƣ mùn cƣa, dăm bào khoảng 3-4 bao/ngày/hộ (khoảng 36kg đến 50kg/ngày/hộ). Lƣợng chất thải này một phần đƣợc bà con thu gom lại (chủ yếu đầu là gỗ thừa), một phần thì đổ ra kênh mương xung quanh nơi sản xuất, có hộ thì đốt (chủ yếu là mùn cưa) gây ô nhiễm môi trường.

Hình 3.8: Chất thải rắn ở làng nghề thôn Nhị Khê

Nghề sản xuất và chế biến gỗ, đồ mỹ nghệ cao cấp là nghề có thâm niên và uy tín của thôn Định Quán. Thuộc vào một xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, người dân Định Quán dựa chủ yếu vào thu nhập từ nghề mộc. Với mẫu mã đa dạng như: sập gụ, tủ chè, tủ tường, đồ giả cổ, đồ trang trí, lưu niêm… đường nét chạm khắc tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao đã giúp cho nghề mộc Định Quán ngày càng phát triển.

Hình 3.9: Chất thải rắn ở làng nghề thôn Định Quán.

Nhƣ vậy, với 5 làng Vạn Điểm, Nguyên Hanh, Phụng Công, Nhị Khê và Định Quán 1 ngày trung bình phát thải khoảng 15-20 tấn chất thải rắn từ gỗ bao gồm mùn cƣa, gỗ vụn, dăm bào có lẫn giẻ, giấy…

Tuy nhiên lƣợng phát thải này không ổn định phụ thuộc vào các giai đoạn chế biến gỗ, thời vụ và các loại công nghệ, máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất.

Tiến hành quan trắc môi trường không khí một số cơ sở sản xuất, chế biến gỗ tại các làng nghề thuộc xã Vạn Điểm, Nguyên Hanh, Định Quán, Nhị Khê và Phụng Công; kết quả cho thấy môi trường không khí không ô nhiễm.

Bảng 3.1: Chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất gỗ tại Thường Tín

TT Địa điểm Kết quả

CO (àg/m3)

SO2 (àg/m3)

NOx (àg/m3)

Bụi (àg/m3)

1 Cơ sở Chung Uyên Vạn Điểm 540 91 18 135

2 Cơ sở xẻ gỗ Nguyên Hanh 410 126 62 85

3 Cơ sở sản xuất con giống Định Quán 400 109 29 120

4 Cơ sở tiện lọ hoa Nhị Khê 990 95 26 75

5 Cở sở sản xuất giá gỗ, bàn học sinh Phụng Công

350 87 10 145

6 QCVN 05:2013/BTNMT 30000 350 200 300

7 TC3733/2002/QĐ/BYT 20000 5000 - 8000

Trong quá trình thu gom tại các làng nghề gỗ tại Thường Tín - Hà Nội, chủ yếu người dân thu gom không cẩn thận, chỉ thu gom những chỗ dễ nhìn thấy, trong ngóc ngách hoặc các chỗ để máy đều không đƣợc thu gom.

Hình 3.10: Hiện trạng thu gom tại làng nghề

So với mức trung bình của các làng nghề gỗ trên cả nước như Vân Hà (Đông Anh) là 44,8 kg/ngày/hộ (tính cả mùn cƣa và gỗ vụn) thì lƣợng chất thải rắn của các làng nghề chế biến, sản xuất gỗ ở Thường Tín Hà Nội là tương đối cao. Đặc biệt, tại làng nghề Vạn Điểm vừa có lƣợng mùn cƣa phát sinh lớn lại gần sông Hồng nên các hộ sản xuất thường đổ thẳng chất thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nhiều lần đã bị các cơ quan chức năng xuống xử lý vi phạm. Nhƣ vậy, việc cần có một biện pháp xử lý môi trường triệt để chất thải rắn làng nghề chế biến, sản xuất gỗ ở nơi đây là vô cùng cấp thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn làng nghề chế biến, sản xuất gỗ tại thường tín, hà nội – nghiên cứu chế biến thành than sạch (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)