1.2. Tổng quan về trà xanh
1.2.3 Tổng quan về các vùng trồng trà xanh và các giống trà xanh tiêu biểu
1.2.3.3 Đặc điểm các giống trà xanh được khảo sát
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 14 mẫu trà xanh. Trong đó Thái Nguyên có 3 giống, Tuyên Quang 3 giống, Phú Thọ 3 giống mà 5 mẫu trà xanh thị trường có thương hiệu là trà xanh Thái Nguyên. Các giống trà xanh được lấy mẫu đánh giá cảm quan là Trà khô thành phẩm và còn được đánh giá trên nước pha.
Hình 2.11: Bộ 14 mẫu Trà khô nghiên cứu
Hình 2.12: Bộ 14 mẫu nước pha của 14 mẫu trà xanh nghiên cứu (2(g) – 6 phút) a. Giống trà xanh LDP1 (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ)[4]
Hình 2.13: Trà khô và nước pha giống LDP Tuyên Quang
Hình 2.14: Trà khô và nước pha của giống LDP Thái Nguyên
Hình 2.15: Trà khô và nước pha giống LDP Phú Thọ
Nguồn gốc: Được tạo từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà xanh (Trung Quốc) và cây bố PH1 (Ấn Độ) có năng suất cao, chọn lọc theo phương pháp chọn dòng. Công nhận giống quốc gia năm 2003.
Đặc điểm : Sinh trưởng khoẻ, tán rộng, phân cành sớm là đặc trưng của giống. Búp màu xanh, trọng lượng búp (1 tôm +2 lá) 0,35- 0,50g. Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt. Năng suất búp khá cao, cây 10 tuổi đạt 15 tấn/ha.
Chế biến trà xanh có ngoại hình đẹp, nước pha màu xanh vàng sáng, hương thơm đặc trưng. Chế biến trà xanh đen đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Thành phần các hợp chất:
Tanin 32,8 - 35,7%; chất hoà tan 41,6- 42,9%; Catechin tổng số (mg/100g) 139,23.
Kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất: Đây là giống dễ giâm cành và có hệ số nhân giống vô tính rất cao, cây con sinh trưởng khoẻ cả ở vườn ươm và sau trồng, tỷ lệ sống cao. Khả năng thích ứng rộng, chống chịu hạn hán và sâu bệnh tốt. Là giống có khả năng áp dụng việc đốn hái bằng máy, thích hợp trồng ở những vùng đồi núi thấp dưới 500 mét so mặt nước biển.
b. Giống trà xanh Tri777 (Thái Nguyên, Tuyên Quang) [26]
Hình 2.16: Trà khô Tri777 Thái Nguyên
Hình 2.17: Trà khô và nước pha giống Tri777 Tuyên Quang
Nguồn gốc: Giống có nguồn gốc Shan Mộc Châu, được Srilanka nhập nội, chọn lọc và đưa vào sản xuất. Năm 1977 nước ta nhập về trồng.
Đặc điểm: TRI 777 có lá màu xanh đậm, thuôn dài. Diện tích lá 25 – 35cm2, khối lượng búp ,7 – 0,8 g, tán rộng 1 – 1,4 m, búp có màu trắng, thích hợp ở độ cao trên 600 m so với mặt biển. Giống có đặc tính nhân cành thấp, tán rộng trung bình nên có khả năng trồng dày, hương vị thơm đặc trưng, chất lượng cao, thích hợp cho chế biến trà xanh. Năng suất trà xanh trung bình đạt 15 – 17 tấn/ha. Chịu nóng, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Kháng rầy xanh và bọ xít muỗi khá, ít bị nhện đỏ hại.
Yêu cầu kỹ thuật và hướng sử dụng: Giống trà xanh TRI 777 thích hợp với các loại đất đồi dốc chua (pHkcl = 4,5 – 5,5) thuộcnhóm đỏ vàng ở trung du, đồi núi Bắc bộ, có thể mở rộng ở Khu IV và Tây Nguyên. Thời vụ trồng tháng 8 – 9. Trồng dầy khoảng 17 – 18 nghìn cây/ha, khoảng cách 1,4 x 0,4 m. Phân bón cho 1 ha trà xanh: Phân hữu cơ 25 – 30 tấn + 500 – 600 kg lân supe trước khi trồng và 3 năm 1 lần vào cuối năm. Cách bón: cày rạch sâu 15 – 20 cm, bón phân, sau đó lấp kín, bón thúc theo năng suất trà xanh 20 N + 10 K2O/1 tấn búp tươi, bón 3 – 4 lần/năm, ka li bón sớm vào 1 – 2 lần đầu, lấp sâu 8 cm.
c. Giống trà xanh PH (Phú Thọ) [4]
Nguồn gốc: Được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa giống trà xanh TRI-777 và giống trà xanh Kim Tiên năm 1998. Năm 2009 được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thông qua giống tạm thời cho sản xuất thử nghiệm tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Sơn La.
Hình 2.18: Trà khô và nước pha giống PH Phú Thọ
Đặc điểm: Đặc điểm sinh vật học: Thân gỗ nhỡ, phân cành thấp, số cành nhiều. Lá dày màu xanh đậm, bóng, mép lượn sóng, răng cưa nông đều, thế lá nằm ngang, lá hình trứng, dài lá 8,56cm, rộng 4,0cm, có 7-9 đôi gân lá. Cây sinh trưởng khoẻ, bật mầm sớm, búp nhiều tuyết, trọng lượng búp 1 tôm 3 lá 0,95g/búp.
Năng suất: sớm cho năng suất cao (tuổi 2 đã cho năng suất 3,68 tấn/ha đến tuổi 8 đạt tới 17,24 tấn/ha), chịu thâm canh.
Chất lượng: nội chất tốt, hàm lượng tanin 31,36%, đường khử 2,00%, Catechin T/S 161,15 mg/g CK, chất hoà tan 43,60%, axítamin 2,40%. Nguyên liệu búp có chất lượng tốt chế biến trà xanh đạt loại khá, tốt điểm thử nếm đạt 16,27- 18,78 điểm, có hương thơm đặc trưng lộ rõ vị hoàn hảo, màu nước xanh vàng sánh và bã màu xanh sáng. Có thể sử dụng chế biến trà xanh cao cấp như trà xanh olong.
Khả năng nhân giống: phù hợp nhân giống vô tính, dễ giâm cành và có hệ số nhân giống khá cao, cây con sinh trưởng khoẻ cả ở vườn ươm và sau trồng, tỷ lệ sống cao
Kỹ thuật và khuyến cáo trong sản xuất: Giống PH8 có yêu cầu kỹ thuật.cần trồng dày, có thể trồng hàng kép, mật độ 2,0-2,2 vạn/ha và tiến hành đốn tạo hình sớm, sau 1 năm tuổi nên tiến hành đốn tạo hình lần 1 và tiếp tục đốn tạo hình vào tuổi 2- 3. Cần phải hái nhẹ và tăng cường tỷ lệ lá chừa lại trên tán. Hướng sử dụng sản phẩm chính là chế biến trà xanh chất lượng cao và trà xanh ôlong. Có thể áp dụng sửa tán và hái búp bằng máy hái Nhật Bản.
Khả năng thích ứng trồng ở các vùng trồng trà xanh phía Bắc nước ta, Khả năng thích ứng rộng chịu hạn và giá lạnh. Khả năng chống chịu sâu bệnh khá (bị hại bởi rầy xanh, bọ
xít muỗi, cánh tơ ít, bị hại bởi nhện đỏ ở mức độ trung bình), đặc biệt giống bố Kim Tiên và mẹ TRI777 bị rệp phảy phá hại nặng song giống PH8 hiện nay hầu như chưa xuất hiện.
Đang hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng mới tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Sơn La.
d. Giống Trà xanh Trung Du (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ) [27]
Nguồn gốc: Giống trà xanh Trung Du (hay còn gọi là Trà xanh ta) đây thực chất là giống trà xanh Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, ở vùng trung du Bắc bộ.
Hình 2.19: Trà khô và nước pha giống Trung Du Phú Thọ
Hình 2.20: Trà khô và nước pha giống Trung Du Thái Nguyên
Hình 2.21: Trà khô và nước pha giống Trung Du Tuyên Quang
Đặc điểm: Giống có khả năng thích ứng với đất khô cằn, khả năng chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay, giống trà xanh này chiếm khoảng 60% tổng diện tích trà xanh của cả nước. Cây bụi thấp phân cành nhiều. Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm. Có 6 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. Khả năng chịu rét ở độ nhiệt 120C đến 150C. Phân bố chủ yếu ở miền Đông, Đông Nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác. Trà xanh Trung du là giống trà xanh cho búp nhiều, chính búp xanh tươi non như ngọc này giúp các hộ nông dân của tỉnh có thể bán được giá cao hơn , trà xanh Trung du có tuổi thọ rất lâu, có khi hàng trăm năm, hiện nay trên xã Tân Cương có cây trà xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi, khả năng chịu rét mùa đông vẫn cho ra sản lượng rất tốt, cũng như cái nóng bức mùa hè cây không bị héo úa, cây trà xanh Trung du khi trồng trên các đồi trà xanh rễ bám rất sâu có thể chống sói mòn đất .Cây trà xanh Trung du có khả năng chống chịu bệnh cũng tốt hơn hẳn trà xanh cành, năng suất cao, tuy nhiên diện tích trồng trà xanh Trung du đang giảm dần do người dân bỏ những cây trà xanh Trung du đã già cỗi thay bằng các giống trà xanh mới.
e. Giống trà xanh Kim Tiên [35]
Nguồn gốc: Trà xanh Kim Tiên là giống trà xanh được nhập nội từ Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống địa phương là trà xanh ÔLong lá to và trà xanh của Ấn độ. Sau đó được nhập khẩu về Việt Nam và trồng thử nghiệm ở một số vùng.