Phản ứng phân hủy

Một phần của tài liệu TAI LIEU PP BTNB HOA HOC THCS tập 2 (Trang 25 - 29)

1. Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi

 Phản ứng điều chế khí oxi từ KClO3 và phản ứng oxi kết hợp với Fe, S

…có điểm gì khác nhau? Tại sao?

− GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu một đoạn clip video về lò nung sản xuất vôi. Yêu cầu HS quan sát.

2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:

GV yêu cầu HS ghi những nhận xét và những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về sự so sánh số chất trước và sau phản ứng trong các ví dụ sau:

Phản ứng hóa học Số chất

phản ứng

Số chất Sản phẩm 1 S + O2 →to SO2

2 2KClO3 →to 2KCl + 3O2↑

3 →to ?

4 ? →to

 GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên (GV có thể cho HS làm việc theo nhóm)

 HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về cách so sánh số chất phản ứng và số chất sản phẩm…

3. Đề xuất các câu hỏi:

Từ những ý kiến ban đầu của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về những phản ứng tương tự với phản ứng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

 HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:

+ Phản ứng (1) và (2) có điểm gì khác nhau về số chất phản ứng và số chất sản phẩm?

+ Trong số các chất KMnO4, Fe3O4, P2O5, CaCO3 thì chất nào có phản ứng giống (1)? giống (2) v.v…

+ Các phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng gì?

+ Nếu các phản ứng giống (1) thuộc loại phản ứng hóa hợp, thì các phản ứng giống (2) thuộc loại phản ứng gọi là gì?...

 GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự phân loại phản ứng hóa học), ví dụ:

+ Phản ứng hóa hợp là gì? Lấy ví dụ minh họa?

+ Phản ứng nhiệt phân KClO3, KMnO4, CaCO3 thuộc loại phản ứng gì? + + Viết sơ đồ dạng tổng quát cho những phản ứng giống (1)? giống (2)?

4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

4.1. Đề xuất thí nghiệm

GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về phản ứng phân hủy, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:

GV phát cho các nhóm HS: Ống nghiệm và có nút đậy cắm ống vuốt thủy tinh, đèn cồn, kẹp gỗ, que đóm, ống dẫn khí, bông, thuốc tím, MnO2, KClO3, Cu(OH)2. GV đề nghị HS thảo luận theo nhóm, đề xuất các phương án thí nghiệm để điều chế oxi.

4.2. Tiến hành thí nghiệm

- GV lưu ý cung cấp đồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi. (GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo).

- GV yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm và đi đến nhận xét: phản ứng phân hủy có số chất phản ứng và số chất sản phẩm như thế nào? Có điểm gì khác với phản ứng hóa hợp? giải thích tại sao?

- GV lưu ý HS quan sát màu của Cu(OH)2, quan sát sản phẩm khí tạo ra và thử sản phẩm đó bằng que đóm.

- Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).

- GV nên nhắc nhở động viên HS làm thí nghiệm độc lập.

CHÚ Ý:

 Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, kết luận rút ra.

 HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.

5. Kết luận, kiến thức mới:

 GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.

 GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2 để khắc sâu kiến thức.

- Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu các nhóm thảo luận (GV nên chọn các nhóm có nhiều sai lầm nên trình bày trước để các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện).

- Khi thảo luận GV cố gắng hướng cho HS dẫn đến kiến thức trọng tâm của bài và đi tới kết luận về cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khí.

TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 8: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Kiến thức Biết được:

+ Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.

+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

+ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

+ Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

+ Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

Kĩ năng

+ Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí

+ Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

+ Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.

B. PHƯƠNG PHÁP

Sử dụng thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG

Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm: ống nghiệm, ống đong thủy tinh có vạch chia độ, chậu thủy tinh, đĩa thủy tinh, nến, diêm, nước vôi trong, ống dẫn thủy tinh gấp khúc.

D. NỘI DUNG

Một phần của tài liệu TAI LIEU PP BTNB HOA HOC THCS tập 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w