THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bù COS tự động cho trạm trung gian quỳnh côi 35 - 10KV huyện quỳnh phụ thái bình (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BÙ TỰ ĐỘNG 3.1 GIẢI PHÁP BÙ BẰNG TỤ

4.1. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

Để có thể tự động đóng/cắt các tụ bù ta sử dụng mô hình tổng thể của hệ thống như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ khối của mạch

Mô hình mạch phần cứng thiết kế gồm các phần tử: –Máy biến áp,

–Mạch chỉnh lưu, –ADC0804,

–Vi xử lý trung tâm AT89C51

–Các cổng điều khiển đóng/cắt các tụ bù . Chức năng của các phần tử trong mạch:

Máy biến áp và mạch chỉnh lưu: Lưới điện có điện áp cao để có thể dùng vi điều khiển đo được điện áp phải tiến hành biến đổi điện áp xoay chiều về điện áp 1 chiều 0-5V. Để thực hiện việc này ta sử dụng máy biến áp và mạch chỉnh lưu. Trong thực tế mức điện áp cần đo là 11kV, trong các mạch thử nghiệm ta sẽ sử dụng điện áp dân dụng 220V.

ADC0804: Điện áp sau mạch chỉnh lưu là điện áp tương tự. Để có thể đưa điện áp này vào vi xử lý để tính toán thì phải chuyển đổi thành tín hiệu số. Thực hiện việc này ta dùng bộ chuyển đổi tương tự số ADC0804.

Vi xử lý trung tâm AT89C51: Lưu trữ, xử lý thông tin và tiến hành điều khiển hoạt động của cơ cấu chấp hành.

Nguyên lý hoạt động: Điện áp lưới qua máy biến áp và bộ chỉnh lưu được chỉnh lưu thành điện áp 1 chiều từ 0-5V. Điện áp tương tự này được chuyển đổi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 31 thành tín hiệu số thông qua bộ chuyển đổi ADC0804. Sự thay đổi điện áp đầu vào sẽ được mô phỏng bởi một mạch chia điện áp sử dụng biến trở. Vi điều khiển AT89C51 sau khi đọc dữ liệu đo từ ADC0804 sẽ xử lý thông tin, tính toán điện áp vào để có được mức điện áp suy giảm. Từ đó ta sẽ tính toán dung lượng cần bù, dung lượng thực tế có thể đáp ứng gần nhất và điều khiển cơ cấu chấp hành (đóng/cắt các tụ bù).

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bù COS tự động cho trạm trung gian quỳnh côi 35 - 10KV huyện quỳnh phụ thái bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)