Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý : 1. Giải thích
- “nhận thức được chính mình” : xác định được mình là ai, quan điểm sống như thế nào...
- Lý giải ngắn gọn về “tư duy” và “thực tiễn”; nhấn mạnh, khẳng định vai trò của thực tiễn đối với vấn đề nhận thức chính mình.
2. Chứng minh
“thực tiễn” giúp ta “nhận thức được chính mình”, và “hiểu được giá trị của mình”
3. Bàn luận về ý kiến
Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Bởi vì, chỉ có nhận thức đúng về bản thân thì mới lựa chọn được hướng đi đúng, hành động đúng trong hành trình của mỗi một con người. Chỉ khi nào người ta có ý thức dấn thân tích cực vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, mạnh dạn bù đắp những khiếm khuyết của chính mình, thì khi ấy mới có nhiều cơ hội để thành công.
---
Anh ( chị) hãy bình luận câu nói sau :
“Trong m t người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần; nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất” (Trích Lời cỏ cây – Bàn về thân phận con người trong cuộc đời, của nhà văn Márai Sádor người Hunggari)
+ Thất bại là khó tránh khỏi vì có nhiều trở ngại khách quan, chủ quan.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm, có nghị lực, ý chí vươn lên sau mỗi thất bại.
+ Sự thất bại với chính bản thân mình là thảm hại nhất vì nó thể hiện sự yếu mềm của những người thiếu ý chí: không chiến thắng được bản thân thì con người không thể thành công trong bất kỳ công việc nào.
---
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Anh B thì lại là một phiên b n của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho c hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?".
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu tr lời: "Có một người cha như thế nên tôi ph i như thế".
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
---
Phía sau lời nói dối...
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống.
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc, hối hận - hả hê,...
- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối
có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
---
Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành t những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38) 1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành t những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
---
Phải chăng : Im lặng là vàng ? Cần nêu được những ý chính sau :
- Mượn cách nói hình ảnh, ví von, nhiều người đã đề cao một thái độ, một cách ứng xử trong cuộc sống là : im lặng, không nói, không tỏ ra phản ứng gì.
- Trong đời sống, sự im lặng nhiều khi là vô giá. Đúng như đại ý của câu châm ngôn: con người cần 3 năm để học nói nhưng cần 60 năm để học im lặng. Im lặng để lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ . Im lặng để suy xét, nhìn nhận mọi việc kín kẽ, toàn diện. Im lặng là bản lĩnh, là biết nhường nhận, nhường nhịn, biết hi sinh…
- Nhưng cứ lấy im lặng làm nguyên tắc sống, cứ dùng im lặng làm lá chắn, làm vỏ bọc che thân để ứng xử với cuộc đời thì rất đáng sợ, đáng lên án và phê phán. Bởi vì, có lúc, im lặng đồng nghĩa và đồng loã với :
+ dốt nát, che đậy, dối trá.
+ thờ ơ, vô cảm, bàng quan, ích kỉ.
+ hèn nhát, nhu nhược, không giám đấu tranh.
+ thậm chí là cái chết.
- Im lặng chỉ thực sự là vàng khi chúng ta biết cách vận dụng nó hợp lí, hợp tình, đúng lúc, đúng nơi.
Muốn vậy, con người cần phải hoàn thiện mình hơn.
---
Phương ngôn Bungari có câu: "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương".
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu phương ngôn trên.
•a) Gi i thích ý nghĩa của câu nói (2,0 đ) "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương"
• Hoa hồng: biểu tượng của cái đẹp và những giá trị tinh thần của con ngươì (niềm vui, hạnh phúc...).
• Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến cho người đó niềm vui và hạnh phúc...
•- Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi mà còn đọng mãi trong ta...
+ Ý khái quát: Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc.
b) Bình luận (4,0 đ)
Khẳng định sự đúng đắn của nội dung câu nói :
-Thông thường, chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì trước hết, mình phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhưng thực ra, khi làm ngược lại, nghĩa là làm cho người khác được vui, thì mình cũng sẽ hạnh phúc. (1 điểm)
- Sự thật là, khi ta tìm cách mang lại niềm vui cho người khác, thì niềm vui mà ta cảm nhận được đã tự nhân đôi.
(Dẫn chứng thực tế : Không nhất thiết phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người già, hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật ....) (2 điểm)
-Sự chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người chính là biểu hiện của một ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng. (1 điểm)
c) Liên hệ và bài học rút ra cho bản thân: (2 điểm)
2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái nhìn "mở". Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm khác nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết, văn phong khác nhau... Không nên câu nệ trong đánh giá.
---
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. (Danh ngôn) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
---
Thất bại không ph i là vấp ngã, mà là cứ nằm lì sau khi ngã ( Ghenin) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
- Giải thích ý kến:
Ghenin bày tỏ quan điểm về sự thất bại của con người. í kiến của Ghenin gồm hai vế:
+ Thất bại không phải là vấp ngã + Thất bại là cứ nằm lì sau khi ngã
=> con người thực sự thất bại khi không biết vượt lên những thử thách để theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình.Thất bại là khi ta đầu hàng trước khó khăn.
- Khẳng định ý kiến:
+ Trong cuộc sống, con người thật không dễ dàng gì tránh được sự vấp ngã. Sự vấp ngã đó không phải là thất bại, hay nói chính xác là sự thất bại tạm thời, bởi nếu sau khi vấp ngã ta tiếp tục đứng lên, tiếp tục hành trình tới đích... thì cuối cùng ta sẽ thành công
+ Vậy sự thất bại thật sự là khi ta nằm lì sau khi ngã. Những vấp váp, những sai lầm nhất thời, những khó khăn thử thách...đã thủ tiêu ý chí của ta.Nằm lì sau khi ngã nghĩa là không bao giờ ta tới đích.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ ý kiến trên thể hiện một cái nhìn tích cực, lạc quan, có tác dụng cổ vũ, động viên con người biết vươn lên, vượt qua thử thách, rèn luyện ý chí, quyết tâm.
+ Giúp ta có cái nhìn đúng đắn hơn, nhân văn hơn trước sự vấp ngx của mọi người xung quanh, phải biết nâng đỡ họ đứng lên sau vấp ngã để họ không trở thành kẻ thất bại.
---
Trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng nơi trường con trai mình đang theo học, tổng thống A-bra-ham- lin-côn viết: Xin thầy hãy dạy cháu m m cười khi buồn bã và dạy cháu không ph i xấu hổ trong những giọt nước mắt
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nguyện vọng trên của tổng thống?
1.Giải thích
ý kiến đề cập đến cách giáo dục con trẻ:
- Biết mỉm cười khi buồn bã: có nghị lực, tinh thần lạc quan trước gian khó, đau buồn...
- Không phải xấu hổ trước những giọt nước mắt: không kìm nén cảm xúc buồn bã, hạnh phúc 2. ý kiến sâu sắc là một goịư ý về bản lĩnh sống, thái ffộ cần thiết của mỗi con người, nhất là tuổi trẻ.
3. Liên hệ cuộc sống và nền giáo dục hiện nay 4. Rút ra bài học bản thân.
---
V.Xukhômlinski nói: Những tình cảm nhân hậu- đó là người lính gác đâu tiên của lương tâm.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Tình cảm nhân hậu của con người: nhân hậu là giàu có tình yêu thương, lòng cảm thông chia sẻ,lòng trắc ẩn.
- Lương tâm của con người: bản tính lương thiện là gía trị cao đẹp của tinh thần…
- Những tình cảm nhân hậu- đó là người lính gác đâu tiên của lương tâm: có tình cảm nhân hậu thường trực, luôn luôn sẵn tình yêu thương, nhạy cảm với nỗi đau của người khác, sẵn sàng giúp đỡ những người bất hạnh... thì lương tâm luôn được giữ gìn cao đẹp.
2. Lương tâm con người luôn bị ảnh hưởng của chính cuộc sống bant thân con người và csống xh.
Vì vậy, lương tâm có thể tốt lên hoặc xấu đi. Cho nên, nó cần được bảo vệ
- Người lính gác quan trọng nhất có đủ sức bảo vệ cho lương tâm trong sạch chính là những tình cảm nhân hậu. Vì vậy, phải trau dồi, tu dưỡng tình cảm để ngày càng một nhân hậu. Thực tế?
3. Nếu thiếu tình cảm đẹp thì cuộc đời sẽ ra sao? ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Tuổi trẻ cần sống như thế nào để có tình cảm nhân hậu?
---
Nhân vật Giăng Van Giăng trong tác phẩm NNKKhổ của đại văn hào V.Huy-go trước giây phút lâm chung đã trăng trối lại với đôi bạn trẻ Ma ri uýt và Cô dét:
Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
(Theo NV11,t2,NXB GD,tr76)
Hãy cho biết ý kiến của anh, chị về tư tưởng trên của V.
---
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đ p.(…)
(Theo Bùi Xuân Lộc - Lớn lên trong trái tim của m ,
NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên.
1. Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
2. Nêu tóm tắt nội dung chính của câu chuyện (0,5 điểm) 3. Suy nghĩ: (4,0 điểm)
- Khó khăn và những điều bất thường… có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Con người phải biết cách khắc phục, ứng phó, vượt qua; nếu không sẽ bất lực, đầu hàng, gục ngã. Giống như con trai đã tiết ra chất dẻo để tự khắc phục đau đớn cho mình. (1,0 điểm)
- Điều quan trọng là trong c/s con người khó có thể gặp mọi sự đều thuận buồm xuôi gió, bình yên, tốt lành. Nếu thế thì chưa hẳn đã có cơ hội khám phá, thể hiện, phát huy hết chính mình (1,0 đ)
- Chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó thì c/s mới thực sự có ý nghĩa. (1,0 điểm)
- Liên hệ bản thân (1,0 điểm)
---
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi ch sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi, chiến thắng b n thân là chiến thắng vẻ vang nhất.
1. Giới thiệu vấn đề: (0,5 điểm)
2. Giải thích: (1,0 điểm)
- Không sợ khó, khổ là dám vượt lên những thách thức trong cuộc sống đối với mỗi con người.
- Sợ phút yếu mềm muốn chỉ người thiếu nghị lực, thiếu bản lĩnh… Đây là điều con người sợ nhất. Chính vì vậy, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.
3. Suy nghĩ: (3,5 điểm)
- Ý kiến đã đặt con người trong tình huống phải ứng xử trước nhiều sự khó khăn, biết tìm cách ứng phó chấp nhận, vượt lên để khắc phục và chiến thắng.
- Con người biết vượt lên chính mình là điều hạnh phúc nhất. Ý kiến trên là bài học bổ ích, thiết thực cho mỗi người, đặc biệt là tuổi trẻ…
- Liên hệ bản thân ---
Có ý kiến cho rằng: Bạn là người đến với ta khi mọi người bỏ ta đi.
Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về tình bạn.
---
“ Sự cẩu th trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
(Nam Cao) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
Ý1: Gi i thích ý kiến của Nam Cao:
Cẩu th : làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm.
Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.
Ý 2: Bàn luận:
Đây là một ý kiến đúng đắn. Bởi trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, chắc chắn hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường.
Thực chất Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính.
Ý3: Gắn vấn đề với thực tiễn:
Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người.
---
“ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
1. Giải thích
- Tình bạn : là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại.
=> ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tác giả so sánh để thấy: tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên.
2.Chứng minh vấn đề:
- Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, sùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao ( Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Các Mác – Lê Nin. Bá Nha – Tử kì…)
- Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
+ Khi vui:
+ Khi buồn
( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng minh).
+ Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy sinh vì nhau.
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.
3. Bình luận:
Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người.
Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình bạn.
4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
- Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.
---
Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện sau:
- Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:
- Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
- Người mù liền mỉm cười trả lời:
- Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản than mình.
( Trích: Bài học lớn t những câu chuyện nhỏ ) HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện : 2.1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Để tồn tại trong cuộc đời, mỗi người luôn phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng. Và một trong số những kĩ năng ấy chính là sự chủ động